Tháp cổ nghìn năm tại Bạc Liêu – minh chứng một thời vàng son của nền văn hóa Óc Eo
(NSMT) - Tháp cổ Vĩnh Hưng là di tích kiến trúc cổ của người Khmer Nam bộ có niên đại từ thế kỷ thứ 9 và cũng là điểm đến thu hút nhiều du khách khi đến với mảnh đất Bạc Liêu.
Tháp cổ Vĩnh Hưng nằm trên địa bàn ấp Trung Hưng 1 thuộc xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi cách thị xã Bạc Liêu khoảng 20km về phía Tây Bắc.
Năm 1911, tháp cổ Vĩnh Hưng được phát hiện bởi các nhà khảo cổ người Pháp đến đây khai quật và nghiên cứu. Sau khi họ khai quật đã phát hiện rất nhiều hiện vật mà chủ yếu là vật thờ cúng. Bên cạnh đó, một trong những tấm bia tìm thấy ở trong chùa cạnh tháp có khắc chữ Phạn, có ghi rõ tháng Karhita năm 814 (tức năm 892 sau Công nguyên) và tên vua Yacovar - Man (thế kỷ 9). Nhờ đó, các nhà khảo cổ Pháp đã xác định tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ 9 sau công nguyên để thờ Yacovar - Man, một vị vua người Khmer.
Đến tháng 5 năm 1990, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Viện phát triển bền vững vùng Nam bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh Minh Hải đã đến khảo sát và tìm thấy một số bàn nghiền, tượng đồng, tượng đá sa thạch...
Vào các năm 2002 và 2011, để phục vụ công tác trùng tu tháp, Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ (thuộc Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu khai quật khu di tích này. Việc khai quật có mục đích là làm lộ diện chân móng tháp, giải quyết những vết tích chìm trong lòng đất để có những giải pháp trùng tu tôn tạo ngôi tháp và đưa vào phát huy giá trị.
Trải qua nhiều đợt khảo sát trong khu vực của tháp, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều mảnh gốm có nguồn góc từ nền văn hóa Óc Eo như “Tượng nữ thần” được tạc theo phòng cách truyền thống tượng tròn Óc Eo – Phù Nam; bàn tay phải của “Tượng thần” và nhiều tượng đồng có giá trị được các nhà khảo cổ học đánh giá là bộ sưu tập tượng độc đáo, là Bảo vật quốc gia, trong đó có một số tượng độc bản có giá trị rất cao.
Nhìn vào từ cửa chính của tháp cổ là bộ Linga - Yoni tượng trưng cho âm dương hòa hợp được phục chế lại. Bộ Linga - Yoni nguyên gốc đang được gìn giữ tại bảo tàng. Từ chính diện, chân tháp hình chữ nhật, toàn tháp cao hơn 8m tính từ nền tháp, đỉnh tháp đã sập. Tháp được xây bằng hai loại gạch có màu sắc khác nhau. Từ chân tháp đến độ cao 4m là gạch đỏ và từ 4m trở lên trên được dùng gạch trắng. Tháp có một gian hình chữ nhật, tường khá dày và nóc cao uốn thành vòm với một cửa chính.
Tháp cổ Vĩnh Hưng không phải là di tích đơn lập hay đơn độc mà cùng với nó còn có các di tích thuộc dạng cư trú, sinh hoạt phân bổ ở nhiều nơi trong vùng Vĩnh Hưng. Tuy nhiên, các di tích ấy đã trở thành phế tích, ghi lại dấu vết của một khu cư dân khá lớn đã tồn tại từ cách nay nhiều thế kỷ, chỉ có tháp Vĩnh Hưng còn bảo tồn được khá nguyên vẹn.
Mỗi ngày nhà sư trong chùa tháp tụng kinh hai lần bằng tiếng Việt vào lúc 4 giờ sáng và 4 giờ chiều. Hàng năm nhân dân địa phương tổ chức giỗ lớn tại tháp vào ngày 15 tháng giêng âm lịch. Đây là dịp có đông Phật tử trong và ngoài tỉnh đến cúng bái.
Năm 1992, tháp cổ Vĩnh Hưng được Bộ trưởng bộ văn hóa thông tin và thể thao quyết định xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật.
Tháp cổ Vĩnh Hưng là minh chứng về một thời vàng son của một nền văn hoá Óc Eo nổi tiếng. Hiện nay, Tháp Vĩnh Hưng đã và đang được bảo tồn cũng như việc tỉnh Bạc Liêu cho xây dựng những phòng trưng bày các hiện vật đã khai quật được và các tư liệu có liên quan đến tháp cổ này nhằm phục vụ cho nhu cầu của du khách đến tham quan và tìm hiểu thêm về văn hóa đặc sắc này.
Cần Thơ tưng bừng khai mạc Ngày hội du lịch Văn hoá Chợ nổi Cái Răng lần VIII năm 2024
(NSMT) - Ngày 30/11, UBND quận Cái Răng phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Khai mạc Ngày hội Du lịch "Văn hóa Chợ nổi Cái Răng", TP Cần Thơ lần thứ VIII năm 2024 tại điểm dừng chân Chợ nổi Cái Răng. Được biết, ngày Hội sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ 30/11 đến ngày 02/12/2024).
Trưng bày hơn 150 ảnh du lịch Quy Nhơn – Bình Định tại TP Cần Thơ
(NSMT) – Ngày 29/11, Sở Du lịch tỉnh Bình Định đã tổ chức khai mạc Trưng bày ảnh du lịch Quy Nhơn – Bình Định tại TP. Cần Thơ năm 2024. Hơn 150 ảnh được trưng bày tại Công viên Sông Hậu, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Đảo Ngọc bội thu giải thưởng tại World Travel Awards lần thứ 31
Tại lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới - World Travel Awards lần thứ 31 vừa diễn ra tối 24/11 tại Bồ Đào Nha, Phú Quốc của Việt Nam thắng lớn với 04 giải thưởng danh giá. Đặc biệt, lần thứ 3 liên tiếp đảo Ngọc được vinh danh là Điểm đến biển đảo thiên nhiên hàng đầu thế giới 2024.
Đua vỏ lãi composite tại thị trấn biển lớn nhất miền Tây
(NSMT) – Ngày 21/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi composite mở rộng năm 2024.
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP HCM và ĐBSCL tại TP Cần Thơ năm 2024
(NSMT) - Tuần lễ Du lịch - Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng Sông Cửu Long tại TP Cần Thơ năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29/11 đến ngày 02/12/2024. Các hoạt động diễn ra tập trung tại quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và các địa phương lân cận TP Cần Thơ.
Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group
UBND tỉnh Vĩnh Long đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ thành phố Vĩnh Long tại dự án Khu dân cư Phước Thọ (do Công ty T&T Land Phước Thọ, thành viên của Tập đoàn T&T Group phát triển) để phục vụ Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần 1 năm 2024.
Nhọc nhằn nghề ủi hà, thôn ở quần đảo Nam Du
Dẫu biết “Một lần là tởn tới già/Ðừng đi nước mặn mà hà ăn chân”, nhưng những người làm nghề ủi hà, thôn ở hai xã Nam Du và xã An Sơn (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) không thể không đi, vì đây là nghề mưu sinh giúp họ có thu nhập hằng ngày để lo cho gia đình.