Văn hóa

Thầy ơi! Thầy còn nhớ con không?

Thứ bảy, 20/11/2021, 12:34 PM

(NSMT) - Từng ấy năm phong rêu hồi ức mà khoảnh khắc về thầy vẫn còn đọng nguyên vẹn trong lòng con. Nhiều lúc con định mang hết vào những trang viết nhưng sao giấy mực không kham nổi hồi ức xinh đẹp của năm tháng niên thời. Tuổi con nhìn lại... thì ra một chặng đường thật xa, con đã không gặp Thầy, ôm lại như cái ôm chia tay thầy của hơn 10 năm trước?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhưng mà... Thầy còn nhớ con là ai không? Con bé da ngăm, ốm nhom ngồi cuối lớp, dãy giữa, số thứ tự 11/31 trong danh sách lớp 9/2... Là con, đứa học trò rụt rè ít nói, ngoài vẻ lạnh lùng hiếm hoi nụ cười, nó còn là đứa cực kỳ nguyên tắc với bản thân, “khắc nghiệt” với mấy chiêu trò “bùa ngải” của lũ bạn trong những giờ kiểm tra. Chắc có lẽ thế, mà con ít bạn và bị ghét đến chả cần giải thích thêm lý do nào nữa. Con sẽ rất vui nếu thầy còn nhớ chút gì đó về con hay dành ít thời gian đọc bức thư này - của đứa học trò năm ấy viết gửi Thầy, được không?

Thầy khỏe chứ ạ? Tối qua, con thức rất khuya, màn hình laptop vẫn còn trang word viết vài dòng dang dở... chăm chăm nhìn màn hình mà mi mắt cay xè. Con muốn dọn balo và về nhà ngay, để sáng mai kịp ghé thăm thầy nơi ngôi trường trung học cũ... nơi mà tuổi niên thiếu của con hằn biết bao kỷ niệm vui buồn. Và, thầy ơi con muốn tìm lại con bé của những ngày xưa cũ, hay viết mộng mơ lên bảng đen và đứng trơ trọi phía cuối hành lang nghĩ về thứ hạnh phúc xa xôi nào đó.

Con nhìn thấy ảnh thầy trên facebook, vẫn nụ cười sảng khoái như năm nào... chỉ là, thầy ơi! Thầy đã già đi nhiều. Khi thời gian cho con cơ hội để lớn lên, thì chính nó cũng điểm lên tóc thầy màu sương tuyết, trán có nhiều nếp gấp và đôi mắt đong những vết tích thăng trầm của đời người. Bây giờ, con thèm ngồi trong lớp nghe thầy giảng văn, thót tim khi thầy đảo mắt nhìn rồi gọi chính xác cả họ tên con một cách “thân ái” khi cả lớp im lặng, không cánh tay nào giơ lên, không ai nhúc nhích và thi nhau “núp” câu hỏi khó của thầy.

Từ trước khi được học thầy, con rất kiêu ngạo về khả năng văn chương của mình, chẳng giáo viên nào như thầy “chụp mũ” văn của con bay bổng, cảm xúc lang man... không biết sao thi đậu nổi học sinh giỏi văn. Nhưng thầy biết không, thầy là người truyền cảm hứng cho con lúc đó và mãi sau này khi con thấm thía sự nhảy múa của những con chữ, thích ghi lại những rung động về chuyện, về người... thì những lời năm ấy còn là ấn tượng sâu sắc đối với con, thầy ạ!

Thầy từng nói: “Mỗi đứa rồi cũng đều đi qua năm tháng từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, biết thời gian nào đẹp nhất không? là tuổi học trò, ráng mà tận hưởng đấy!”. Con đã sống những tháng ngày áo trắng tươi đẹp nhất, trọn vẹn nhất của thanh xuân. Thế mà, thời gian cứ rong ruổi không chựng lại để con “ước gì” mình còn mãi là bé con sợ làm thơ đúng niêm luật, là cô sinh viên hay cười, hay lặng lẽ khoác balo rời ký túc trong những chuyến đi xa - một mình. 

Thầy còn nhớ, hồi đó con ước mơ gì không?

Con từng hồn nhiên chia sẻ với thầy, sẽ trở thành một nhà báo đấu tranh cho chính nghĩa, đạp gãy những thứ vô đạo và không ai có thể bẻ cong ngòi bút của con. Ngày ấy, con ngây thơ đánh thức những lý tưởng trong lòng để một mai có thể “hiện thực hóa” nó nhưng nhanh chóng, tương lai đã có câu trả lời rồi thưa thầy. Từng ngày con lớn lên, chạm vào cuộc sống nhiều hơn thì mọi thứ không dễ thở như con từng nghĩ. Nhưng thầy ơi, con muốn sống một cuộc đời đẹp để vẽ nên những giá trị đáng giá cho cuộc đời mình và người khác. Con sẽ cố gắng thật nhiều, thầy tin con chứ?

Khi dạy những em nhỏ ở trại trẻ mồ côi, con đôi lúc không muốn trở thành cô giáo của chúng. Con chỉ muốn là người chị, là người thân của chúng mà không có sự tách biệt nào cả. Chúng là những đứa em ruột thịt, là gia đình của con - nơi mà khi mệt nhoài con muốn trở về nhất giữa thành phố vắng lạnh. Con cũng làm thuê cho những con chữ, thành một kẻ ngoại đạo “viết” để sống, để tìm nguồn thỏa lấp ước mơ khi xưa. Có phải, con tham lam quá không thầy? Cuộc sống thật to rộng quá, đôi lúc con thấy mình bé nhỏ ngụp lặn trong cơn sóng trở mình bất chợt, nhưng nhất định con sẽ không dễ dàng “bị nhấn chìm” khi chưa dốc hết tâm sức.

À thầy ơi, con có nhiều “vệ tinh” đấy, biết rung động và trân trọng cảm xúc về ai đó... thế nên, thầy yên tâm là con không “thất nghiệp yêu đương” nhé! Con bé đen nhẻm năm đó cũng không trắng lên thêm tí nào, vẫn gầy xương và thời gian ưu ái mãi cho con “chất giọng trẻ con” không đổi. Con thích lang thang nơi này nơi kia để khám phá bầu trời của bao nhiêu điều mới lạ, để chạm những khoảnh khắc tuyệt vời của tuổi trẻ, để tua lại thước phim về câu chuyện của người nào đó con gặp bằng cách ghi xuống thật cẩn trọng. Con tự hỏi “Khi ở độ tuổi như con, thầy có sống với vô vàn những đam mê, khát khao vươn tới bằng trái tim trẻ trung sôi sục của mình không?” Nếu còn gì đó tiếc nuối trong năm tháng Thầy đã từng, thì con sẽ giúp thầy viết tiếp những gì lỡ vụt ấy, Thầy nhé?

Gió đêm nay thốc mạnh, mang hơi lạnh choàng lên màn đêm tịch vắng.

Con nhớ thầy nhiều.

Con sẽ trở về mời thầy ly cafe phin, trong khi chờ giọt cafe rơi con sẽ kể cho thầy nghe về cuộc sống của con. Và, con sẽ ôm thầy mà hỏi: “Thầy ơi! Thầy còn nhớ con không?”

Con,

Chuông Mây.

Chuông Mây  
Cần Thơ: Phường Thới Bình tổ chức Họp mặt kỷ niệm 12 năm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Cần Thơ: Phường Thới Bình tổ chức Họp mặt kỷ niệm 12 năm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(NSMT) - Uỷ ban nhân dân phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ vừa tổ chức Họp mặt kỷ niệm 12 năm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3; Tọa đàm “Chìa khóa gìn giữ hạnh phúc gia đình” và Tuyên dương các Gia đình văn hóa tiêu biểu.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là một viên ngọc quý trong kho tàng di sản

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là một viên ngọc quý trong kho tàng di sản

(NSMT) - Tối 19/3 (nhằm 20/2 âm lịch), tại Khu du lịch quốc gia Núi Sam (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh An Giang, Ủy ban quốc gia UNESCO tại Việt Nam đồng chủ trì tổ chức Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai hội Vía Bà năm 2025.

Biển người nô nức dự khai mạc Tuần lễ hoa kèn hồng đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

Biển người nô nức dự khai mạc Tuần lễ hoa kèn hồng đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

Tối 15/3, tại huyện Châu Thành, Sở VH-TT&DL tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND huyện Châu Thành tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ hoa kèn hồng lần thứ nhất với chủ đề "Châu Thành - Khát vọng vươn mình".

Hành trình “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại

Hành trình “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại

(NSMT) - Vào 20 giờ tối nay (ngày 19/3), tại Khu du lịch quốc gia Núi Sam (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc) sẽ diễn ra Lễ đón bằng công nhận của UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025. Chương trình được tổ chức với quy mô hơn 2.000 đại biểu tham dự.

Cần Thơ: Tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị năm 2025 với Cộng hòa Ấn Độ

Cần Thơ: Tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị năm 2025 với Cộng hòa Ấn Độ

Ngày 17/03 tại Công viên Sông Hậu đã long trọng diễn ra Lễ trồng cây hữu nghị năm 2025. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ chiến dịch Plant4Mother do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Cần Thơ phối hợp cùng Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

An Giang chuẩn bị đón bằng công nhận của UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam”

An Giang chuẩn bị đón bằng công nhận của UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam”

(NSMT) - Ngày 14/3, tại TP. Châu Đốc, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã tổ chức họp báo về sự kiện Lễ đón bằng công nhận của UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025. Chương trình được tổ chức với quy mô khoảng 2.000 đại biểu, diễn ra vào lúc 20 giờ, ngày 19/3, tại Khu du lịch quốc gia Núi Sam (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc).

Cuộc thi viết “Cha và con gái”: Tìm về mạch nguồn cuộc sống

Cuộc thi viết “Cha và con gái”: Tìm về mạch nguồn cuộc sống

(NSMT) - Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân đánh giá cuộc thi viết “Cha và con gái” rất có ý nghĩa trong việc gìn giữ, nâng niu, bồi đắp tình cảm gia đình, tình cảm vô cùng thiêng liêng của người Việt.