Thế giới ảo, hậu quả thật
Công nghệ phát triển mang lại nhiều thuận lợi trong việc liên lạc, giải trí, kết nối thông tin, song cũng gây không ít hệ lụy. Nhiều người bị các thiết bị điện tử, mạng xã hội chi phối quá mức mà đôi lúc quên tương tác với người thân ngay bên cạnh mình, làm ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.
Từ khi mua điện thoại thông minh cho con trai học lớp 11 và con gái học lớp 8, sinh hoạt trong gia đình chị Ngọc Mai ở quận Cái Răng, không còn như xưa. Sau giờ học ở trường, các con chị ôm điện thoại vào phòng riêng, chơi game hoặc xem phim, chat với bạn bè. Bà nội ghé chơi, các con chào hỏi qua loa, rồi cắm mặt vào các trò giải trí trên mạng. Những lúc chị Mai rầy dạy, đòi tịch thu điện thoại thì các con giận, không khí căng thẳng. Có lần, do lén thức khuya chơi game, bị mẹ phát hiện, tắt internet, tắt nguồn điện thoại, con trai chị Mai lớn tiếng cự cãi, đòi bỏ nhà đi. Việc học hành hay các mối quan hệ bạn bè… chị Mai hỏi thì các con nói kiểu “tự biết, tự lo”. Chị Mai kể: “Trước đây, các con hay đùa giỡn với nhau, hỏi han, trò chuyện với mẹ rất vui. Có điện thoại, tới bữa cơm, chẳng ai nói câu nào, các con vừa ăn vừa lướt web, tôi bắt dẹp máy thì con bỏ ăn ngang. Thấy tình cảnh này kéo dài không ổn, tôi bàn với chồng phải điều chỉnh”.
Chồng chị Mai dành thời gian gần gũi các con, tìm cách khuyên nhủ, phân tích hậu quả việc nghiện điện thoại, rồi thống nhất nội quy sử dụng. Ngoài phục vụ việc học, lên mạng tìm tài liệu, các con sẽ được giải trí trong khoảng thời gian nhất định, bữa cơm là tập trung ăn, trò chuyện với nhau. Vợ chồng chị Mai làm gương cho con, hạn chế tối đa sử dụng điện thoại khi ở nhà, tạo không gian sinh hoạt chung, cuối tuần thường sắp xếp những chuyến về quê, đi chơi để các thành viên tăng cường tương tác trực tiếp. Dần dà, các con chị Mai bớt phụ thuộc điện thoại, cởi mở hơn trong giao tiếp, còn nhờ mẹ tư vấn việc chọn ngành học phù hợp.
Cũng vì chiếc điện thoại và mạng xã hội mà gia đình chị Phương Hoa ở quận Ninh Kiều, thường xuyên lục đục. Anh Hùng, chồng chị Hoa, nghiện nặng việc lướt facebook, chơi game… mà ít quan tâm, chăm sóc vợ con. Anh tham gia các nhóm cùng sở thích, lập nhiều nick kết giao bạn bè, có thể giải bày tâm sự với bao người lạ trên thế giới ảo mà hiếm khi trò chuyện với vợ. Bạn bè ở xa có hiếu hỉ hay gặp chuyện gì anh Hùng đều biết, thăm hỏi; trong khi đó, vợ bệnh đi bác sĩ, anh chẳng hay. Có khi mải mê trên mạng, vợ ngồi bên cạnh hỏi mấy lần, anh mới trả lời. Buồn chán, mỗi khi đi chơi, chị Hoa cũng chẳng màng rủ chồng, vì “có mặt cũng như không”. Những lúc cơ quan có việc đột xuất, nhờ chồng trông con thì anh Hùng đưa cho con trai 7 tuổi chiếc điện thoại để không đòi cha chơi chung. Mỗi lần chị Hoa góp ý thì vợ chồng chiến tranh lạnh, kéo theo đó là những nghi kỵ, hiểu lầm… Giao tiếp vợ chồng dần nhạt nhẽo vì anh Hùng cứ theo đuổi sở thích của riêng mình.
Gia đình anh Huy Phong ở quận Cái Răng từng mất hòa khí cũng vì vợ quá mê mải online. Sau giờ tan ca, anh Phong phụ mẹ vợ nấu ăn, làm việc nhà, chăm con thì vợ chỉ chơi game hoặc bắt nhạc hát, tham gia các trò chơi nhận quà, nhiều đêm vợ thức chat hoặc coi phim tới khuya. Chịu không thấu và sợ ảnh hưởng các con, anh Phong đề nghị làm phòng sinh hoạt riêng. Không có sự tương tác, thấu hiểu, tình cảm vợ chồng rạn nứt. Khi biết anh Phong có ý định dọn ra ngoài ở, ly thân, vợ mới tỉnh ngộ, trở về với đời thực, phụ giúp việc nhà, quan tâm chồng con hơn.
Biết tác hại của việc lạm dụng công nghệ đối với đời sống gia đình, vợ chồng chị Ngọc Yến ở quận Bình Thủy, hạn chế sử dụng điện thoại khi ở nhà, cùng các con nấu ăn, đọc sách, trồng cây, chơi xếp hình, vẽ… tạo sự gắn kết tình cảm. Về việc học của con, chị Yến tạo Zalo trên máy tính để các con liên lạc với giáo viên, bạn bè, hướng dẫn con lên mạng học online, xem các chương trình giải trí phù hợp. Chị Yến kể: “Suốt ngày đi làm rất áp lực, khi về nhà, chúng tôi chỉ dành thời gian cho nhau, chia sẻ về công việc, sức khỏe. Nhờ thường xuyên trò chuyện mà vợ chồng hiểu, phối hợp ăn ý, hỗ trợ kịp thời khi gặp khó khăn. Chúng tôi thường động viên và lắng nghe các con nói về việc học hành, sở thích, kế hoạch tương lai… Đơn giản vậy mà cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc”.
Hiện nay, ở nhiều gia đình, các thành viên ít có sự gắn kết, một trong những nguyên nhân chính là do cuộc sống bị chi phối quá mức bởi các thiết bị công nghệ. Thay vì cùng sinh hoạt chung, thăm hỏi, chăm sóc nhau thì mỗi người ôm điện thoại, máy tính, mải mê với “thế giới”của riêng mình, mất đi thói quen trò chuyện, tâm sự với bạn đời, không sát sao với con cái. Đối với trẻ em, việc nghiện điện thoại còn dẫn đến nhiều hậu quả liên quan đến thể chất, tinh thần, nhận thức, lối sống sau này. Để vun đắp tình cảm, cần biết sắp xếp, cân bằng thời gian hợp lý trong việc sử dụng thiết bị công nghệ. Đừng để thế giới ảo dẫn dắt, quên đi trách nhiệm, tình yêu thương đối với người thân, ăn mòn những mối quan hệ đời thực, đến khi muốn hàn gắn, thật chẳng dễ dàng.
Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ
(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.
Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?
(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer
(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói
Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…
Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương
(NSMT) - Tối 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ khai mạc Festival Gạch Gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 tại Làng nghề sản xuất gạch, gốm kênh Thầy Cai (xã Nhơn Phú-huyện Mang Thít). Ông Hồ Đức Phớc - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Vĩnh Long: Khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh
(NSMT) – Sáng 16/11, tại khu dân cư T&T Phước Thọ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp cùng Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh”.