Thủ tướng Chính phủ: Tập trung bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân và nhà nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện hỏa tốc số 88 về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Đêm 6/9, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ, ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ gây gió mạnh, mưa lớn, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, vùng thấp trũng, sạt lở đất, lũ quét ở trung du và miền núi.
Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 88/CĐ-TTg ngày 6/9/2024 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Ngoại giao, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Công điện nêu rõ, theo báo cáo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, đêm 6/9, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17; từ ngày 7/9, bão sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ gây gió mạnh, mưa lớn (lượng mưa phổ biến 100-350mm, cục bộ có nơi trên 500mm), nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, vùng thấp trũng, sạt lở đất, lũ quét ở trung du và miền núi.
Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3/9/2024 và số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024, tập trung ưu tiên bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân và nhà nước.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố nêu trên, căn cứ diễn biến tình hình bão, mưa lũ thực tế tại địa phương khuyến cáo người dân hạn chế đi ra ngoài đường nếu không có việc thực sự cần thiết; quyết định việc cho học sinh các cấp nghỉ học để bảo đảm an toàn.
Giao các Phó Thủ tướng Chính phủ theo lĩnh vực công tác được phân công, trực tiếp theo dõi, chỉ đạo thực hiện các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Công điện này.
Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề đột xuất, phát sinh.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, nhiều khu vực của TP Hà Nội có mưa to kèm gió mạnh làm nhiều cây xanh gãy đổ. Ảnh: Môi trường và Đô thị
Trước đó, ngày 5/9/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã ban hành Công điện số 05/CĐ-BTTTT về việc chủ động, khẩn trương ứng phó bão số 3 năm 2024.
Công điện được gửi tới 24 Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố và yêu cầu các đơn vị cần thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công điện ngày 3/9 về việc triển khai ứng phó bão số 3.
Cụ thể, cần triển khai và thực hiện chế độ trực lãnh đạo, trực ban chỉ huy, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, trực ứng cứu thông tin 24/24; theo dõi diễn biến của bão để báo cáo kịp thời và có phương án phòng, chống mưa lũ và công tác tìm kiếm cứu nạn.
Cục Viễn thông sẽ là đầu mối tiếp nhận thông tin, tham mưu cho lãnh đạo Bộ các phương án ứng phó; chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông nhắn tin tới các thuê bao trong vùng ảnh hưởng của bão khi có yêu cầu.
Cục Báo chí và Cục Phát thanh - truyền hình và thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng phát sóng, đưa tin kịp thời, cảnh báo về diễn biến của bão, chỉ đạo ứng phó với bão để các địa phương cùng nhân dân theo dõi và cập nhật thường xuyên.
Các sở TT-TT cần chỉ đạo các đài phát thanh, tuyền hình tỉnh, thành phố, các đài phát thanh cơ sở cập nhật bản tin dự báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tăng cường phát sóng các bản tin dự báo bão, mưa lũ để người dân có thể chủ động phòng chống.
Bên cạnh đó, các Sở TT-TT cũng là đầu mối chỉ đạo và phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn triển khai đồng bộ các phương án ứng phó và đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc với cấp trên. Tăng cường thông tin liên lạc tại các khu vực trọng điểm phòng chống thiên tai và các khu vực có thể bị ảnh hưởng của thiên tai.
Các doanh nghiệp viễn thông tập trung gia cố nhà trạm, cột cao, cột ăng-ten của các hệ thống đài phát, đài thu vô tuyến, các hệ thống truyền dẫn và ngoại mạng vi có khả năng chịu ảnh hưởng; bổ sung các thiết bị dự phòng như nguồn điện, nhiên liệu, ắc quy cho các đơn vị nằm trong vùng ảnh hưởng, sẵn sàng nhắn tin cảnh báo tới các thuê bao trên địa bàn bị ảnh hưởng theo yêu cầu của Bộ.
Các doanh nghiệp bưu chính rà soát hệ thống đường thư, lên phương án đảm bảo an toàn thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó bão.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội và Tổng công ty Viễn thông MobiFone được giao tăng cường, bổ sung trạm BTS di động và xe thông tin cơ động để sẵn sàng ứng cứu trong trường hợp thông tin bị gián đoạn.
Gala "Siêu cúp báo chí" Việt Nam–Thái Lan: "Biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị giữa những người làm báo hai quốc gia"
Gala "Siêu cúp báo chí" được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) để những người làm báo hai quốc gia giao lưu, gắn kết qua hoạt động thể thao mang đậm tinh thần hữu nghị.
Các xã, phường TP Cần Thơ sẵn sàng đi vào hoạt động sau sáp nhập từ 1/7
(NSMT) - Sáng 8/6, Đoàn công tác của lãnh đạo Thành ủy Cần Thơ do ông Đỗ Thanh Bình - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ dẫn đầu đến khảo sát một số trụ sở làm việc của xã, phường dự kiến bố trí sau khi sáp nhập.
Cần Thơ: Ký kết triển khai xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IV
(NSMT) - Ngày 6/6 tại trụ sở Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IV. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong lộ trình hiện thực hóa Chuỗi Dự án khí – điện Lô B – Ô Môn, một dự án trọng điểm quốc gia về năng lượng, hướng đến mục tiêu phát triển năng lượng sạch, hiện đại và bền vững của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Cần Thơ: Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 diễn ra an toàn, nghiêm túc
(NSMT) - Trong hai ngày 5 và 6/6, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 đã diễn ra, có 11.057 thí sinh đăng ký dự thi tại 28 hội đồng thi. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của 28 trường THPT tại TP. Cần Thơ là 10.433. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 tại TP. Cần Thơ đã diễn ra nghiêm túc, an toàn và đúng quy chế.
Kiên Giang đảm bảo các điều kiện để vận hành thử nghiệm hoạt động cấp xã từ ngày 15/6/2025
Ngày 5/6, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức cuộc họp thường kỳ tháng 5/2025 và nghe báo cáo kết quả rà soát, thống nhất số liệu kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, kế hoạch và phương hướng thực hiện nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2025. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Nhàn chủ trì cuộc họp.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với 3 địa phương Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang
(NSMT) - Chiều 4/6, tại Cần Thơ, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ, Thường trực Tỉnh ủy hai tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang về triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, việc sắp xếp tổ chức bộ máy của địa phương, công tác quốc phòng, an ninh, việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế, công tác an sinh xã hội.
Hơn 10.000 thí sinh Cần Thơ hoàn thành môn thi đầu tiên Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT
(NSMT) - Sáng ngày 5/6, 10.998 thí sinh bước vào Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025-2026 của TP. Cần Thơ có 11.057 thí sinh đăng ký dự thi tại 28 hội đồng thi. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của 28 trường THPT trên địa bàn TP là 10.433.