Sống khỏe

Thực trạng béo phì trong thai kì và giải pháp phòng ngừa

Thứ tư, 08/11/2023, 14:43 PM

(NSMT) - Béo phì là vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tình trạng này cũng thường xuyên bị bỏ sót hoặc phớt lờ do thiếu hụt các phương pháp điều trị cụ thể. Việc làm này không chỉ gây nguy cơ đáng kể cho phụ nữ trong thai kỳ và sau khi sinh, béo phì còn có tác động kéo dài đến sức khỏe, cần được nhận thức và điều trị kịp thời.

Béo phì là tình trạng mà cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ, gây ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe mà còn tới chất lượng cuộc sống của con người. Đối với phụ nữ mang thai, béo phì có thể tạo ra nhiều vấn đề và nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi. Tỷ lệ béo phì trên thế giới tăng đáng kể và tình trạng này được Tổ chức Y tế Thế giới xem là “dịch bệnh toàn cầu”, có ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Béo phì của mẹ bầu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đi kèm với những hậu quả cả đời cho con cái. Ảnh minh họa.

Béo phì của mẹ bầu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đi kèm với những hậu quả cả đời cho con cái. Ảnh minh họa.

Vào năm 2014, ước tính trên thế giới có khoảng 38.9 triệu sản phụ thừa cân béo phì, trong đó có 14.6 triệu sản phụ bị béo phì. Khảo sát sức khỏe và dinh dưỡng Quốc gia đã ghi nhận sự tăng tỷ lệ béo phì xảy ra trong nhóm phụ nữ từ 20 - 39 tuổi, tăng từ 29,8% vào năm 2001 - 2002 lên 39,7% vào năm 2017 - 2018. Trong số phụ nữ có thai vào năm 2020, chỉ có 2 trong 5 phụ nữ có chỉ số BMI trong khoảng bình thường khi bước vào thai kỳ, trong khi 26,7% bị thừa cân và 29,5% bị béo phì. 

Bảng thống kê phụ nữ thừa cân tại Đông Nam Á vào năm 2018.

Bảng thống kê phụ nữ thừa cân tại Đông Nam Á vào năm 2018.

Đã có các phương pháp dựa trên bằng chứng khoa học để quản lý béo phì của mẹ bầu bằng dinh dưỡng, hành vi và phẫu thuật. Lý tưởng nhất là các phương pháp quản lý này nên được áp dụng trước khi mang thai và tiếp tục sau khi sinh, là một phần của chăm sóc dài hạn, nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng:

Giảm cân trước khi mang thai

Giảm cân trước khi mang thai là cách tốt nhất để tránh nguy cơ mắc các vấn đề do béo phì gây ra. Ngay cả khi chỉ giảm một lượng nhỏ cân nặng (5 - 7% trọng lượng hiện tại) cũng sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe tổng thể của bạn và chuẩn bị tốt hơn cho một thai kỳ khỏe mạnh. Chuyên gia khuyến cáo nên giảm từ 5kg - 7kg để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi.

z4853932929005_51bb4ce97e8d4784abe052567733bab4 (1)

Chế độ ăn uống

Tùy theo điều kiện thực tế, mẹ bầu cũng có thể tham khảo một số cách như sau: ưu tiên lựa chọn thực phẩm lành mạnh, trong đó, trái cây tươi và rau quả là món ăn nhẹ tốt, chứa đầy vitamin và ít calo và chất béo. Ngoài ra, mẹ bầu nên tham khảo dung nạp thêm các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt như: bánh mì, bánh quy giòn và ngũ cốc nguyên hạt.

Ăn uống khoa học, hợp lý trong quý 3 của thai kỳ cần bổ sung trung bình 300 calo mỗi ngày. Ảnh minh họa.

Ăn uống khoa học, hợp lý trong quý 3 của thai kỳ cần bổ sung trung bình 300 calo mỗi ngày. Ảnh minh họa.

Đồng thời, việc chọn sữa cho mẹ bầu cũng nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ, nên chọn các sản phẩm sữa đã giảm chất béo và cần ít nhất 4 phần sữa mỗi ngày. Lưu ý, mẹ bầu cần tránh dung nạp đồ ăn vặt và đồ ngọt, nước uống có ga, cồn,... và một số loại thực phẩm không mang lại chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Vận động thường xuyên

Nên tập thể dục thường xuyên, với các hướng dẫn lâm sàng đề xuất 150 phút mỗi tuần hoặc 20 đến 30 phút mỗi ngày tập thể dục cường độ vừa phải. Vì khi vận động, mẹ bầu sẽ tránh được việc thai nhi có trọng lượng quá lớn dẫn đến nguy cơ khó sinh hay phải sinh mổ.

Vận động thường xuyên trước và sau khi mang thai sẽ giảm thiểu đáng kể các bệnh vặt cho mẹ bầu, trong đó còn giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì trong quá trình mang thai. Ảnh minh họa.

Vận động thường xuyên trước và sau khi mang thai sẽ giảm thiểu đáng kể các bệnh vặt cho mẹ bầu, trong đó còn giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì trong quá trình mang thai. Ảnh minh họa.

Mẹ bầu có thể tham khảo một số môn thể thao thích hợp để tập luyện như: yoga, bơi lội, gym, Pilates, đi bộ... giúp việc lưu thông tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn, tăng cường mức độ hoạt động của cơ bụng, giảm thiểu được tình trạng béo phì khi mang thai. Nhờ vào đó mà khả năng chịu đau của thai phụ cao hơn, sinh em bé dễ dàng và rút ngắn thời gian. 

Thay đổi hành vi

Những phụ nữ mang thai lần đầu sẽ dễ gặp căng thẳng hơn, đặc biệt ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Đáng lo ngại hơn, stress khi mang thai còn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi, đặc biệt là tình trạng béo phì.

Tâm lý của các mẹ bầu có nhiều thay đổi, thường nhạy cảm hơn và dễ bị stress, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tăng cân bất thường, gây nên tình trạng béo phì cho phụ nữ mang thai. Ảnh minh họa.

Tâm lý của các mẹ bầu có nhiều thay đổi, thường nhạy cảm hơn và dễ bị stress, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tăng cân bất thường, gây nên tình trạng béo phì cho phụ nữ mang thai. Ảnh minh họa.

Vì vậy, mẹ bầu không nên kìm nén cảm xúc, gây ức chế thần kinh, luôn giữ lối sống lành mạnh, lạc quan, ăn uống khoa học và ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe, đồng thời người thân trong gia đình cần thường xuyên chia sẻ, thăm hỏi để giải tỏa áp lực cho mẹ bầu. 

Thăm khám bác sĩ định kì

Ở phụ nữ béo phì sau khi xác định có thai nên đi khám sản khoa và dinh dưỡng để lên kế hoạch chăm sóc đặc biệt để có phác đồ điều trị kịp thời cũng như giám sát kỹ các chỉ số đường huyết, huyết áp, chức năng gan thận trong suốt thai kỳ. Thời gian 3 tháng đầu có nguy cơ say thai, sản phụ có thể được kê sử dụng các loại thuốc dưỡng thai, chống co thắt. Thời kỳ 3 tháng giữa và 3 tháng cuối nguy cơ tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật nên sản phụ cần theo dõi thường xuyên và tuân thủ theo yêu cầu điều trị của bác sĩ.

Thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt

Trong những lần thăm khám, mẹ bầu cần chủ động đề nghị được đo chiều cao một lần và cân nặng mỗi lần khám. Bên cạnh đó là thảo luận về mức tăng cân thực tế và phù hợp với tình hình cơ địa bản thân. Sàng lọc tăng huyết áp, protein niệu, tiểu đường loại 2, tiểu đường thai kỳ. Khuyến cáo siêu âm để xác định tuổi, khảo sát giải phẫu và sự phát triển của thai nhi. Đề nghị được ghi nhận cân nặng của mình trên biểu đồ để bác sĩ và người nhà chủ động nắm bắt tình hình.

Thừa cân đối với sức khỏe thai kì là mối bận tâm hàng đầu của giới y học. Ảnh minh họa.

Thừa cân đối với sức khỏe thai kì là mối bận tâm hàng đầu của giới y học. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, mẹ bầu và gia đình cần có đặc biệt theo dõi sau sinh, luôn duy trì sự nghi ngờ cao đối với các biến chứng; tham khảo ý kiến bác sĩ về nguy cơ béo phì cho bản thân và trẻ sơ sinh, các lựa chọn kế hoạch hóa gia đình để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé về sau.

Quản lý béo phì đòi hỏi các chiến lược kéo dài từ các chương trình y tế công cộng cho đến các can thiệp cá nhân về dinh dưỡng, hành vi hoặc phẫu thuật. Do đó, hiểu biết về quản lý béo phì trong thai kỳ là vô cùng quan trọng, và quá trình quản lý nên bắt đầu từ trước khi mang thai và tiếp tục trong giai đoạn sau sinh. Trong quá trình chăm sóc phụ nữ béo phì trong thai kỳ, bác sĩ sản phụ khoa và các chuyên gia chăm sóc sản phụ sẽ đảm nhận vai trò chính, nhưng cũng cần đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia dinh dưỡng và các chuyên gia y tế khác tùy thuộc vào tình hình cụ thể. 

Phùng Thảo  
3 quy tắc

3 quy tắc "vàng" giúp tập thể dục thể thao đạt hiệu quả

Chìa khóa để giảm cân lành mạnh là tập thể dục chăm chỉ và đều đặn. Biết những gì tốt nhất cho cơ thể và thực hiện kết hợp các bài tập một cách nghiêm túc.

Cần tầm soát Thalassemia trước khi kết hôn

Cần tầm soát Thalassemia trước khi kết hôn

Việt Nam hiện có hơn 10 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia; trên 20.000 người bệnh đang cần được điều trị.

Rận mi chi chít trên mắt bé gái 5 tuổi

Rận mi chi chít trên mắt bé gái 5 tuổi

(NSMT) - Ngày 8/5, đại diện Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ cho biết, vào lúc 22h00 tối ngày 5/5, đơn vị đã tiếp nhận bệnh nhi H.B.H (5 tuổi, ngụ tại Cần Thơ) nhập viện trong tình trạng rận mi chi chít trên mi mắt. Bệnh nhi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng ngứa mi mắt dữ dội, Bác sĩ bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ với tinh thần bệnh nhân là trung tâm đã tiếp nhận và điều trị kịp thời ngay trong đêm.

Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?

Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?

Dưa hấu và dưa lưới ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ khi một số lợi ích của 2 loại dưa này có thể kể đến như cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường miễn dịch,... và cả 2 cùng được nhiều người lựa chọn trong mùa hè.

Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?

Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?

Tình trạng nắng nóng kéo dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong, trong khi đó, giới hạn chịu nhiệt của con người không cao.

5 tips chăm sóc da căng mọng bất chấp mùa hè nắng nóng

5 tips chăm sóc da căng mọng bất chấp mùa hè nắng nóng

Mùa hè là thời điểm da dễ bị khô và thiếu nước do tác động của ánh nắng mặt trời, môi trường nóng ẩm. Để duy trì làn da căng mịn cần lưu ý 5 tips chăm sóc dưới đây.

6 hoạt động tưởng không liên quan nhưng giúp bạn giảm cân thần kỳ

6 hoạt động tưởng không liên quan nhưng giúp bạn giảm cân thần kỳ

Dưới đây là một số hoạt động tưởng không liên quan mà lại có tác dụng giúp bạn giảm cân hiệu quả, bạn nên lưu tâm vào việc giảm cân ngẫu nhiên của mình.