Văn hóa

“Tích thiểu thành đa”

Thứ hai, 18/03/2024, 09:57 AM

(NSMT) - Hiện nay, tiết kiệm và thực hành lối sống giản dị là một trong những vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Tùy theo hoàn cảnh từng gia đình, các chị vận động người thân cùng thực hiện, vừa giảm được chi tiêu vừa có thêm thu nhập, bớt áp lực về mặt tài chính.

Qua Tết, chị Ngọc Thơ ở quận Ninh Kiều mua 2 con heo đất để bỏ ống. Chồng chị Thơ mất việc, mấy tháng nay chưa tìm được việc mới, ở nhà phụ vợ đưa rước 2 con đi học. Năm học tới, con trai lớn chị Thơ vào lớp 6, con trai nhỏ vào lớp lá, nhiều thứ phải lo nên chị cùng gia đình tiết kiệm. Chị Thơ bàn với chồng mua cái máy may cũ, tranh thủ ban đêm và cuối tuần nhận sửa đồ, kiếm thêm thu nhập. Chồng chị Thơ cũng biết may nên hỗ trợ được vợ trong khoản này. Vợ chồng chị Thơ hạn chế mua thức ăn chế biến sẵn bên ngoài, chịu khó dậy sớm nấu ở nhà, đổi món thường xuyên, vừa ngon vừa đảm bảo dinh dưỡng. Chị cũng làm gương cho con bằng việc pha cà phê đem theo đi làm, hôm nào tăng ca thì đem cơm trưa, bớt mua sắm các món linh tinh theo kiểu “thích là chốt đơn” như trước… Chị Thơ có tham gia vào nhóm nội trợ do chị em phụ nữ trong chung cư chị đang ở lập ra. Các chị thường thông tin cho nhau những cửa hàng đang giảm giá hoặc những món mua theo combo, mua nhiều được ưu đãi… để cùng mua chung, hưởng tiện ích. Chị Thơ kể: “Nếu mình quyết tâm thì không khó để dành dụm. Sau khi cắt giảm các thứ, tôi dư được tầm 1,3 triệu đồng/tháng, chưa kể thu nhập từ việc sửa đồ. Tôi để dành tiền lo cho các con đi học”.

Bỏ ống heo là hình thức tiết kiệm hiệu quả được nhiều người thực hiện.

Bỏ ống heo là hình thức tiết kiệm hiệu quả được nhiều người thực hiện.

Nói về vấn đề chi tiêu tiết kiệm, chị Thu Thủy ở quận Cái Răng có nhiều kinh nghiệm. Ðầu năm, chị lên kế hoạch cụ thể cho các khoản, sau đó mua nhiều heo đất, mỗi con theo từng mục đích sử dụng. Con heo đất lớn nhất là để chi cho dịp Tết, mỗi tháng chị bỏ vào 500.000 đồng; 1 con để cả nhà bỏ ống chung, khi nào cần thì mổ heo; con trai lớn đang học đại học và con gái học lớp 8 cũng có heo đất riêng. Bằng cách này, chị Thủy luôn chủ động trong thu chi tài chính, ít khi thiếu hụt, còn dư được một khoản gởi ngân hàng. Mỗi năm, chị Thủy tổng dọn nhà 2 lần, những thứ thật sự cần thiết thì để lại, những thứ ít sử dụng thì mang cho hoặc đổi món khác với nhóm bạn chơi chung, cũng có khi chị đem bán hoặc trao đổi món mới với cửa hàng. Con trai chị Thủy cũng học theo mẹ, mua sắm gì cũng cân nhắc và thường đóng góp quần áo, giày, sách tặng người có hoàn cảnh khó khăn. Mấy năm nay, chị Thủy và nhóm bạn còn thực hiện việc rất ý nghĩa là nuôi tóc để tặng bệnh nhân ung thư. Việc để tóc dài tự nhiên giúp các chị tiết kiệm chi phí đáng kể trong việc uốn duỗi, chăm sóc tóc…

Nửa năm nay, gia đình chị Nghĩa ở quận Ninh Kiều thực hành tiết kiệm thông qua việc sử dụng hợp lý các thiết bị điện. Nhà chị Nghĩa 3 tầng, gồm 3 gia đình nhỏ sống chung, hóa đơn tiền điện mỗi tháng gần 4 triệu đồng. Thấy kéo dài tình trạng này không ổn, chị Nghĩa ghi những việc cụ thể để tiết kiệm điện và đề nghị con cháu nghiêm túc thực hiện. Trước đây, các cháu chị Nghĩa có tật đi tới chỗ nào là bắt đèn, bắt quạt, tivi, rồi bỏ quên không tắt, phòng thì thường xuyên mở máy lạnh… Chị Nghĩa nhắc các cháu, ban ngày mở cửa sổ cho không khí thông thoáng, đón ánh nắng, học bài thì ra ban công hoặc phòng khách cho mát, hạn chế sử dụng máy lạnh, chị còn thay bóng đèn cảm ứng tự tắt mở… Tận dụng khoảng sân trống, vợ chồng chị Nghĩa mua thùng xốp trồng các loại rau xanh, đỡ phần tiền chợ. Chị Nghĩa kể: “Từ những hành động nhỏ này mà tạo thành thói quen tốt, giúp gia đình tôi giảm đáng kể tiền điện mỗi tháng, để dành bỏ ống heo. Quan trọng là qua đó huy động và chia sẻ ý thức tiết kiệm đến từng thành viên trong nhà”.

Ðộc thân và còn nặng gánh gia đình nên chị Hồng Thắm ở quận Ô Môn chọn lối sống tối giản và ít tốn kém nhất. Giỏi tích cóp nên giữa năm rồi, chị Thắm mua căn hộ chung cư ở quận Cái Răng, trả trước 40% trị giá, phần còn lại vay ngân hàng. Sau khi mua sắm một số tiện nghi cần thiết, chị Thắm lên kế hoạch dành dụm trả nợ tiếp. Nhà có 2 phòng nên chị rủ người bạn thân về ở chung, có thêm chi phí lo điện nước, sinh hoạt hằng ngày. Chị Thắm và bạn còn hùn nấu ăn, thay vì đến phòng tập thì cả hai tập thể dục tại nhà theo các bài tập miễn phí trên youtube.

Chị Thắm chia sẻ kinh nghiệm: “Tiết kiệm đơn giản là biết cách chi tiêu sao cho hợp lý, biết quản lý nhu cầu thiết yếu của mình, tính toán, lựa chọn những cái mình cần, không phung phí. Tôi luôn đặt ra những mục tiêu ngắn và dài hạn để thực hiện từ từ như mua bảo hiểm dưỡng già cho ba má, mua nhà, mua xe… Có tài sản tích lũy mình sẽ cảm thấy an tâm, chủ động hơn, có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống”.

Kiều Chinh  
Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau

Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau

Một tiệm mì gói giá 1.000 đồng vừa xuất hiện tại phường 5, TP Cà Mau, do anh Trương Minh Đương, người dân phường 6, cùng một số người bạn thành lập. Mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ những gói mì, quả trứng, xúc xích, rau sống, ớt, chanh đến nước sôi, tất cả đều không tốn kém, nhưng lại chứa đựng một tâm huyết lớn lao. Khi câu chuyện về việc làm thiện nguyện lan tỏa, nhiều nhà hảo tâm đã mang mì, trứng và các vật phẩm khác đến để ủng hộ quán mì 1.000 đồng này.

Tỉnh thành nào ở Việt Nam kết hôn muộn nhất và ly hôn nhiều nhất?

Tỉnh thành nào ở Việt Nam kết hôn muộn nhất và ly hôn nhiều nhất?

Độ tuổi kết hôn trung bình tại Việt Nam là 27,3 tuổi, trong đó nam là 29,4 tuổi và nữ là 25,2 tuổi. Tỉnh có độ tuổi kết hôn muộn nhất chênh lệch gần 3 tuổi so với trung bình.

Gia đình bất hòa vì dừng… học thêm

Gia đình bất hòa vì dừng… học thêm

Từ ngày bọn trẻ không đi học thêm buổi tối, không phải đưa đón con, anh lại tụ tập bạn bè nhậu nhẹt đến tận khuya mới về. Chị ở nhà vừa làm mẹ, vừa làm cô giáo. Không khí gia đình không còn êm đềm như trước.

Vì sao người xưa lấy nhau khi chưa biết mặt nhưng lại ít ly hôn?

Vì sao người xưa lấy nhau khi chưa biết mặt nhưng lại ít ly hôn?

Đàn ông thời xưa muốn ly dị vợ vì bất hòa trong hôn nhân không hề dễ dàng bởi cuộc hôn nhân này không đơn giản chỉ là người chồng muốn ly hôn.

Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu

Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu

Dành thời gian cho trẻ nhỏ có thể giúp ông bà minh mẫn, vui vẻ và thậm chí khỏe mạnh hơn về lâu dài.

Cần Thơ: Phát huy thế mạnh du lịch vùng

Cần Thơ: Phát huy thế mạnh du lịch vùng

(NSMT) - Ban Chỉ đạo phát triển du lịch TP Cần Thơ vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đến tham dự có ông Nguyễn Thực Hiện - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, Trưởng ban BCĐ phát triển DL TP. Cần Thơ.

Đàn ông cũng cần được khóc

Đàn ông cũng cần được khóc

Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.