Văn hóa

Tích tiểu thành đại

Chủ nhật, 03/04/2022, 12:31 PM

(NSMT) - Không ít cặp vợ chồng vừa dành dụm vừa nghĩ ra cách kiếm thêm tiền rất hiệu quả. Cũng từ sự cùng xoay sở, chia sẻ trách nhiệm với nhau trong gian khó mà gắn kết tình nghĩa, vun đắp trọn vẹn hơn hạnh phúc gia đình.

Thấy chồng lo lắng tiền viện phí, thuốc men cho mẹ, chị Ngọc Hân ở quận Ninh Kiều, đưa 10 triệu đồng kèm lời hứa sẽ lo chu đáo cho mẹ sau khi xuất viện. Chồng chị Hân quá bất ngờ bởi thu nhập vợ thấp, mà mỗi tháng anh phụ vợ chi phí sinh hoạt không nhiều, khó bề xoay sở. Lúc này, chị Hân khoe chồng sổ tiết kiệm mà chị dành dụm hơn 4 năm, được gần 80 triệu đồng. Nhờ chị Hân khéo tính toán, tích cóp mà gia đình có được khoản tiền dự phòng.

can-doi-chi-tieu

Chị Hân có nghề may, còn chồng làm thợ sửa xe. Anh chị sống cùng mẹ chồng gần 80 tuổi. Thu nhập hai vợ chồng tầm 12 triệu đồng/tháng, lo 2 con đi học và chi phí sinh hoạt trong nhà. Thấy làm nhiều năm không có dư mà công việc còn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chị Hân tìm cách tiết kiệm.

Học theo chị em bạn, chị Hân nhín lại tiền chợ bỏ ống heo, trung bình 20.000 đồng/ngày. Theo gợi ý một chị chơi chung, cả nhóm (10 người) góp vốn xoay vòng hỗ trợ nhau, 500.000 đồng /người/tháng, để mua sắm vật dụng gia đình. Nếu tính khoản này và tiền bỏ ống, mỗi năm, chị Hân để dành được khoảng 13 triệu đồng, đem gởi ngân hàng. Ngoài ra, những khi không có khách may đồ, chị Hân kiếm thêm bằng việc làm bánh bán, phụ việc nhà theo giờ cho hàng xóm, cứ có dư là gởi vào sổ tiết kiệm. Chị âm thầm tích lũy và số tiền lớn dần. Nhờ khoản này mà giải quyết được khó khăn khi mẹ chồng bị bệnh đột xuất.

Chồng chị Hân rất xúc động trước việc làm của vợ, hứa sẽ điều chỉnh thói quen tiêu xài để phụ vợ nhiều hơn.

Chị Hân tâm sự: “Cho dù thu nhập thấp nhưng nếu muốn tiết kiệm, mình sẽ làm được. Có rất nhiều cách để thực hiện và mình áp dụng sao cho phù hợp hoàn cảnh. Nghe tôi kể chuyện bỏ ống heo, chồng cũng bắt chước "nuôi heo" để thưởng các con vào cuối năm, mua sắm quần áo. Tôi rất vui vì chồng có sự thấu hiểu, hợp tác với vợ”.

Năm rồi con trai chị Tuyết ở quận Cái Răng, vào lớp 10. Do ảnh hưởng dịch bệnh phải học online nên con chị cần có máy tính hoặc điện thoại thông minh. Lúc đó, chị Tuyết định vay tiền hoặc mua trả góp vì lương công nhân của chị mỗi tháng chỉ vừa đủ chi xài, không có dư. Nghe hai mẹ con bàn bạc, chồng chị mua chiếc máy tính cũ của người bạn hơn 6 triệu đồng. Chị Tuyết thắc mắc thì chồng giải thích là tiền tăng ca, làm thêm, để ở cơ quan nên vợ không biết.

Sợ vợ nghi ngờ việc lập “quỹ đen quỹ đỏ”, chồng chị Tuyết nói thiệt là số tiền này dành dụm từ năm rồi định đổi xe cho vợ đi làm vì chiếc xe đã quá cũ, nay thấy việc học của con cần hơn nên mua máy tính trước.

Chị Tuyết chia sẻ: “Nghe chồng kể, tôi rớt nước mắt vì thương ảnh. Hèn chi bữa giờ thấy ảnh bớt nhậu, hay nhận thêm việc để làm, còn kèm các môn tự nhiên để con khỏi học thêm”. Sau khi bàn bạc, chồng chị Tuyết mua về một con heo đất to rồi đề xuất cả nhà cùng nuôi. Chị Tuyết để ý, đi làm về có ít tiền lẻ chồng cũng nhét vào heo, khác hẳn lúc trước, cứ để lung tung hoặc cho con. Mỗi khi có thu nhập tăng thêm hoặc tiền làm thêm, anh nói với vợ, nếu chưa cần xài thì tiếp tục bỏ ống. Thấy chồng như vậy, chị Tuyết cũng cân đối lại chợ búa, mua sắm, cùng nhau tích lũy cho tương lai.

Năm nay, vợ chồng chị Thu Nga ở quận Ninh Kiều, đón xuân trong nhà mới. Mấy năm trước, thấy nhà đã xuống cấp, chị Nga bàn với chồng để dành tiền để sữa chữa, thiếu thì vay mượn thêm. Công việc chồng chị Nga không ổn định, mọi chi tiêu phần lớn dựa vào lương, thưởng của chị nên anh e dè, sợ khó thực hiện. Chị Nga động viên chồng, nếu muốn sẽ làm được, chỉ cần quyết tâm. Chị Nga lên kế hoạch nhờ chồng đưa rước con mỗi ngày, phụ chăm sóc con, lo cơm nước để chị dành thời gian nhiều hơn cho công việc, thu nhập vì vậy cũng tăng lên. Chị Nga tham gia các nhóm tương trợ trong cơ quan như một hình thức bỏ ống, còn nuôi thêm 2 con heo đất. Cuối tuần, vợ chồng chị về Vĩnh Long thăm nhà, kết hợp mua cá thịt, rau củ của gia đình và hàng xóm, giá vừa rẻ vừa ngon, sơ chế để dành ăn dần. Nếu người quen có nhu cầu, chị Nga sẽ mua số lượng lớn về chia lại, có chút lời bù vào tiền xăng. Gần 2 năm dành dụm, chị Nga đủ tiền sơn sửa nhà, làm lại khu vực bếp, tráng cái sân, trồng hoa thật đẹp.

Chị Nga cho biết: “Tôi đang để dành tiền mai mốt làm cái gác lửng cho con gái lớn, để căn phòng hai chị em đang ở cho gái út. Hồi xưa miếng đất này chúng tôi cũng vay ngân hàng mua, trả tiền từ từ. Ráng chịu khó, mình sẽ được thành quả xứng đáng”.

Tùy hoàn cảnh, mỗi cặp vợ chồng sẽ có cách thức phù hợp, cùng nhau tích cóp thực hiện kế hoạch về nhà cửa, học hành, mua sắm…, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống. Để có sự đồng lòng, thuận lợi trong quá trình thực hiện, vợ chồng cần thảo luận thẳng thắn, cởi mở để thống nhất mục đích, cách sử dụng tiền. Tiết kiệm ở đây không phải thắt lưng buộc bụng thái quá, mà là cắt giảm chi tiêu hợp lý, để các thành viên đều thoải mái, vui vẻ, cùng đóng góp.

Khánh Tường  
Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ

Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ

(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.

Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?

Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?

(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.

Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp

Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp

Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.

Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer

Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer

(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói

Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…

Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương

Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương

(NSMT) - Tối 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ khai mạc Festival Gạch Gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 tại Làng nghề sản xuất gạch, gốm kênh Thầy Cai (xã Nhơn Phú-huyện Mang Thít). Ông Hồ Đức Phớc - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Vĩnh Long: Khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh

Vĩnh Long: Khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh

(NSMT) – Sáng 16/11, tại khu dân cư T&T Phước Thọ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp cùng Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh”.