Nhịp sống

Trường Đại học Cần Thơ sáng lập và chủ trì Diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững vùng ĐBSCL

Thứ hai, 31/10/2022, 08:40 AM

(NSMT) – Ngày 30/10, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) đã tổ chức Diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long - SDMD 2022, với chủ đề “Khoa học và Công nghệ - Động lực cho đổi mới và phát triển bền vững”.

Tham dự diễn đàn có hơn 500 đại biểu đại diện các cơ quan Chính phủ, Bộ Kế hoạch và đầu tư; Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương. Ủy ban nhân dân, Sở Khoa học – Công nghệ, Sở Giáo dục- Đào tạo, Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư các địa phương ĐBSCL; Các viện - trường trong nước và quốc tế; Doanh nghiệp, hiệp hội trong nước và quốc tế; Các cơ quan ngoại giao: Đại sứ quan Hoa Kỳ, Đại sứ quán Nhật bản, Đại sứ quán Ý, Đại sứ quán Ấn Độ, Đại sứ quán Singapore; Các tổ chức quốc tế: JICA, JIRCAS, CSIRO, ACIAR, USAID, USGS, GIZ, CIRAD, CGIAR, FAO, IUCN, WWF.

Toàn cảnh Diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững vùng ĐSCL được tổ chức tại Trường Đại học Cần Thơ.

Toàn cảnh Diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững vùng ĐSCL được tổ chức tại Trường Đại học Cần Thơ.

GS.TS Hà Thanh Toàn – Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ phát biểu chào mừng tại diễn đàn.

GS.TS Hà Thanh Toàn – Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ phát biểu chào mừng tại diễn đàn.

Ông Trần Duy Đông – Thứ tưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thay mặt Chính phủ phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn.

Ông Trần Duy Đông – Thứ tưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thay mặt Chính phủ phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn.

Ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại diễn đàn.

Ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại diễn đàn.

Ông Trần Việt Trường – Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ phát biểu tại diễn đàn.

Ông Trần Việt Trường – Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ phát biểu tại diễn đàn.

Diễn đàn Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long - Tầm nhìn 2045 (SDMD 2045) do Trường ĐHCT sáng lập và chủ trì, nhằm phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế để tổ chức triển khai nhiều chuỗi hoạt động quan trọng nhằm góp phần phát triển bền vững ĐBSCL trong bối cảnh mới và hội nhập quốc tế hướng đến tầm nhìn 2045. Trong đó, Trường Đại học Cần Thơ sẽ chủ trì, kết nối với các đơn vị tổ chức Tọa đàm hàng quý với các chuyên đề khác nhau và Diễn đàn quốc tế về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long - SDMD định kỳ 2 năm một lần.

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Hải dương Đài Loan.

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Hải dương Đài Loan.

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Cần Thơ và VNPT Cần Thơ.

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Cần Thơ và VNPT Cần Thơ.

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Cần Thơ và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA.

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Cần Thơ và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA.

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh.

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh.

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Cần Thơ và Công ty TNHH Ê Su Hai.

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Cần Thơ và Công ty TNHH Ê Su Hai.

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Cần Thơ và Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh.

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Cần Thơ và Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh.

Empty

Tại diễn đàn, các đại biểu trao đổi, thảo luận tập trung 5 lĩnh vực chính gồm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ CNH-HĐH ĐBSCL; Phát triển nông nghiệp và thủy sản công nghệ cao ĐBSCL; Phát triển kinh tế biển – Kinh tế tuần hoàn; Môi trường – Tài nguyên thiên nhiên – Biến đổi khí hậu; Phát triển chuyển đổi số. Nội dung chuyên đề gồm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ CNH-HĐH ĐBSCL; Phát triển nông nghiệp và thủy sản công nghệ cao ĐBSCL – Xu hướng và giải pháp; Phát triển kinh tế biển - Động lực mới cho phát triển bền vững ĐBSCL; Khoa học công nghệ - Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu; Hoàn thiện NSDI tăng cường công tác quản lý tài nguyên, môi trường và nông nghiệp phục vụ vùng ĐBSCL; Giải pháp bền vững trong sản xuất lương thực và sử dụng hiệu quả năng lượng; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL – Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất mô hình phù hợp. Phần tọa đàm cùng chuyên gia với các nội dung Kiến nghị về vấn đề phát triển bền vững ngành hàng tôm; Kiến nghị giải pháp gia tăng giá trị nông sản ĐBSCL; Kiến nghị giải pháp tăng cường đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững ĐBSCL; Kiến nghị giải pháp cho phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ; Đề xuất phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp số; Kinh tế tuần hoàn - Kiến nghị giải pháp cho ĐBSCL; Đô thị thông minh chống chịu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai và biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại diễn đàn, GS.TS Hà Thanh Toàn – Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ cho biết: “Ở vị trí trung tâm ĐBSCL, qua trên 56 năm hình thành và phát triển không ngừng, Trường ĐHCT với chức năng, nhiệm vụ “là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đóng góp hiệu quả phục vụ cộng đồng, phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của quốc gia” đã và đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của vùng.

Với nguồn lực gần 2.000 giảng viên, viên chức – người lao động và 45.000 sinh viên, học viên, tiếp cận nền khoa học - công nghệ tiên tiến, liên ngành, chuyên sâu; cơ sở vật chất được nâng cấp hiện đại thông qua Dự án ODA của Chính phủ Nhật Bản; mạng lưới các đối tác trong nước và quốc tế phong phú. Trường ĐHCT luôn cam kết đồng hành cùng các cơ quan, đơn vị, đặc biệt kết nối các tổ chức quốc tế, để thực hiện tốt nhất sứ mệnh và trách nhiệm xã hội, góp phần phát triển bền vững ĐBSCL.”

Tại diễn đàn, ông Trần Việt Trường – Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết: “Quan điểm xây dựng và phát triển Cần Thơ trở thành TP trung tâm vùng, sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc sông nước vùng ĐBSCL theo tinh thần Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thành phố đã có các định hướng phát triển mang tính đột phá, trong đó có đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và tập trung thực hiện liên kết, sản xuất, chế biến - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ĐBSCL. Để đạt được mục tiêu này, TP tập trung những định hướng đầu tư phát triển hạ tầng khoa học và công nghệ trên cơ sở đầu tư xây dựng Khu công nghệ cao Cần Thơ, Sàn giao dịch công nghệ, Trung tâm Khởi  nghiệp và Đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của vùng ĐBSCL.

Đồng thời, thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ của TP và vùng ĐBSCL thông qua các hoạt động kết nối cung cầu công nghệ. Đặc biệt, chú trọng kết nối hiệu quả giữa các viện, trường, trung tâm nghiên cứu với doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, TP đang triển khai thủ tục lập quy hoạch và xây dựng Khu công nghệ cao Cần Thơ, Khu công nghệ thông tin, Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh, Khu công nghiệp Ô Môn và 03 khu nông nghiệp công nghệ cao cùng với việc đẩy mạnh xúc tiến, mời gọi các nhà đầu tư. UBND TP. Cần Thơ cũng khẩn trương hoàn thiện Đề án trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL theo tinh thần Nghị quyết số 45/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ.”

Tại Diễn đàn, ông Trần Duy Đông – Thứ tưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thay mặt Chính phủ phát biểu chỉ đạo: “Vùng ĐBSCL đã, đang và sẽ đối mặt với những thách thức, tác động rất lớn của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sự suy giảm dòng chảy và lưu lượng trầm tích của sông Mê Kông. Từ đó gây ra những bất lợi cho hệ sinh thái tự nhiên, sản xuất nông nghiệp, đời sống người dân và phát triển bền vững kinh tế – xã hội của vùng. Chính vì thế, Quy hoạch vùng giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một bản quy hoạch mới với tầm nhìn dài hạn, tư duy mới, dựa trên một nguyên tắc là “phát triển thuận thiên”. Định hướng phát triển vùng ĐBSCL bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, biến thách thức thành cơ hội; chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng gia tăng hiệu quả và giá trị, trong đó chú trọng phát huy có hiệu quả các nguồn lực về con người, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển công nghiệp và chuyển đổi số.

Diễn đàn là một trong những hành động cụ thể để thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra tại Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL và Quyết định số 287 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chúng tôi đề nghị TP. Cần Thơ phối hợp với các Bộ, ngành, Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan sớm thành lập và vận hành hiệu quả Trung tâm khởi nghiệp – đổi mới – sáng tạo vùng để thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển bền vững vùng ĐBSCL, với trọng tâm là các mục tiêu đã được xác định tại Quy hoạch vùng. Chúng tôi cũng đề nghị lãnh đạo các tỉnh, thành trong vùng, Viện, các Viện, các Trường, cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức quốc tế, tổ chức thực hiện đầy đủ các mục tiêu phát triển bền vững ĐBSCL. Các mục tiêu này cần được lồng ghép, tích hợp hài hòa trong chiến lược phát triển của từng địa phương, từng đơn vị trong giai đoạn mới.”

Trong dịp này, Trường Đại học Cần Thơ đã tổ chức Ký kết hợp tác với các Tổ chức, Doanh nghiệp và Viện – Trường trong nước và quốc tế; đồng thời Triễn lãm trưng bày các sản phẩm khoa học, công nghệ của Trường.

Ngoài ra, Trường cũng tổ chức cho đại biểu tham dự tham quan một số mô hình nông nghiệp – công nghiệp – môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long (Công ty thủy sản Lộc Kim Chi, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé, tỉnh Kiên Giang; Tập doàn thủy sản Việt Úc, Điện gió Bạc Liêu).

- Một số hình ảnh tại Diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững vùng ĐSCL

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Trung Phạm  
Sóc Trăng thông báo đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển của tỉnh cho dự án

Sóc Trăng thông báo đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển của tỉnh cho dự án

Tỉnh Sóc Trăng vừa thông báo và đề nghị một số tỉnh, thành phố nếu có nhu cầu sử dụng cát biển để làm đường cao tốc thì đăng ký với tỉnh.

Sóc Trăng có trên 10.700 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT

Sóc Trăng có trên 10.700 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT

Theo thông tin từ Sở GD - ĐT Sóc Trăng, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, tỉnh Sóc Trăng có 10.738 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, giáo dục phổ thông có 9.825 thí sinh, giáo dục thường xuyên 470 thí sinh, thí sinh tự do là 443; toàn tỉnh có 34 điểm thi (tăng 7 điểm thi so với năm 2023).

Hơn 50.000 hộ dân ở ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt

Hơn 50.000 hộ dân ở ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt

(NSMT) - Từ đầu mùa khô năm 2024 đến nay, hạn hán và xâm nhập mặn đã làm hơn 50.000 hộ dân ở ĐBSCL bị thiếu nước sinh hoạt; gần 1.000 tuyến đường, bờ kênh, nhà ở, kho xưởng, cầu giao thông bị hư hỏng, đổ sập do sụt lún, sạt lở; hàng ngàn ha rau màu bị thiếu nước tưới, chết khô; hàng trăm ha rừng bị cháy rụi…

Lãnh đạo Cần Thơ đối thoại trực tiếp với cán bộ công đoàn và công nhân lao động

Lãnh đạo Cần Thơ đối thoại trực tiếp với cán bộ công đoàn và công nhân lao động

(NSMT) - Ngày 14/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo TP. Cần Thơ với cán bộ công đoàn và công nhân lao động năm 2024.

Nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy

Nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy

(NSMT) - Ngày 13/5, UBND quận Ninh Kiều tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) năm 2024.

Người dân xã Tân Long (thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng) có cầu mới

Người dân xã Tân Long (thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng) có cầu mới

Ngày 13/5, Công an tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) tổ chức khánh thành cầu Bờ Đế, ấp Long Thạnh, xã Tân Long, thị xã Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng) và trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

Cà Mau: Cháy 5 căn nhà ở Ngọc Hiển

Cà Mau: Cháy 5 căn nhà ở Ngọc Hiển

(NSMT) - Ngày 13/5, tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau xảy ra vụ cháy làm 2 nhà dân bị thiêu rụi, 3 nhà liền kề bị thiệt hại 1 phần.