Phong cách sống

Từ chiến trường đến bục giảng - khúc quân hành giữa đời thường

Thứ bảy, 10/12/2022, 15:58 PM

(NSMT) – “Phẩm chất anh Bộ đội Cụ Hồ là phải luôn đứng ở vị trí tiên phong, nơi đầu sóng ngọn gió”- Với tâm thế ấy, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Thành Tài - giảng viên cao cấp, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Trường Đại học Y Dược Cần Thơ luôn chủ động, sáng tạo trong công tác chuyên môn, được sinh viên kính trọng, đồng nghiệp quý mến.

Vị Thanh (thuộc tỉnh Hậu Giang), trước đây là một vùng đất trầm thủy, nhiễm phèn nặng nên mỗi năm chỉ làm được 1 vụ lúa. Còn lại quanh năm đất đai bỏ hoang, đồng khô cỏ cháy, có chăng chỉ là lơ thơ màu xanh của lau sậy hoặc những cánh đồng năn, lác ngút ngàn.

Sinh năm 1960 trong một gia đình nông dân nghèo, ngoài giờ học cậu bé Lê Thành Tài còn phải đi bán cà rem, bánh mì, xay bột làm bánh cam để kiếm từng đồng lời ít ỏi phụ giúp gia đình. Gia cảnh khó khăn không làm nhụt chí mà trái lại khiến cậu bé tên Tài càng cố gắng hơn trong học tập. Thời điểm năm 1978, tin Lê Thành Tài thi đỗ vào Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là một sự kiện chấn động cả xã. Cha mẹ Tài mừng rơi nước mắt bên cạnh nỗi lo canh cánh: gia cảnh nghèo, tiền đâu lo cho con ăn học suốt quãng thời gian 7 năm để trở thành bác sĩ?

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Thành Tài - giảng viên cao cấp, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Thành Tài - giảng viên cao cấp, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

Rời làng quê nghèo, theo học tại một đô thị hoa lệ bậc nhất nước, ngoài giờ lên lớp Tài phải nai lưng đạp xích lô để kiếm tiền trang trải chi phí ăn ở, học tập. Ban đầu không rành đường, có khi chở khách đi lạc, khách không mắng mà còn tặng thêm tiền boa cho cậu sinh viên đạp xích lô có gương mặt chân chất, lành như đất.

Tiếp bước cha anh, trở thành anh Bộ đội Cụ Hồ

Tốt nghiệp chuyên ngành ngoại tổng hợp Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 1985, bác sĩ Lê Thành Tài hội tụ đủ những điều kiện để được phân công về các bệnh viện lớn. Thế nhưng bạn bè hết sức ngỡ ngàng khi hay tin anh tình nguyện đăng ký lên đường nhập ngũ. Trước thắc mắc của nhiều người, bác sĩ Tài chỉ mỉm cười và thầm liên tưởng đến ca từ của một bài hát “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì gian khổ sẽ dành phần ai?...”

Được phân công về Phòng Quân y - Cục Hậu cần Quân khu 9, bác sĩ Tài luôn nỗ lực để hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ được cấp trên giao phó. Năm 1986 - thời điểm truy kích quyết liệt tàn quân Khmer đỏ, bác sĩ Tài được giao phụ trách một đội công tác quân y, chi viện cho chiến trường Campuchia.

Có những trận đánh quyết liệt, thương vong nhiều, đội công tác do bác sĩ Tài phụ trách phải tiến hành phẫu thuật giữa rừng để kịp thời cứu sống nhiều thương binh trong điều kiện thiếu thốn phương tiện, vật tư y tế trầm trọng. Thế nhưng bằng tinh thần sáng tạo, vượt khó, dám nghĩ dám làm trên nền tảng kiến thức y học vững vàng, đội công tác đã hoàn thành đến mức tốt nhất nhiệm vụ của mình.

Theo bác sĩ Lê Thành Tài, ám ảnh nhất cho bộ đội trên chiến trường khi ấy là những cơn sốt rét rừng ác tính. Căn bệnh này có thể dễ dàng hạ gục một thanh niên khỏe mạnh trở thành một cái xác không hồn chỉ trong vòng vài giờ. Trong điều kiện “khát kháng sinh” khi ấy, bác sĩ Tài cùng đội công tác đã nỗ lực tìm mọi biện pháp thay thế kháng sinh, kết hợp Đông - Tây y để cứu sống nhiều bệnh binh sốt rét đã đứng trước ngưỡng cửa của tử thần.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Thành Tài cùng Hội Cựu chiến binh Đại học Y dược Cần Thơ về nguồn thăm lại chiến trường xưa, nhà tù và nghĩa trang Phú Quốc.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Thành Tài cùng Hội Cựu chiến binh Đại học Y dược Cần Thơ về nguồn thăm lại chiến trường xưa, nhà tù và nghĩa trang Phú Quốc.

Khúc quân hành giữa đời thường

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế, quân đội Việt Nam rút quân về nước. Năm 1990 thượng úy, bác sĩ quân y Lê Thành Tài được chuyển ngành về khoa Y Trường Đại học Cần Thơ. Bên cạnh công tác chuyên môn, bác sĩ Lề Thành Tài có miệt mài nghiên cứu, khám phá những chân trời mới của Y học hiện đại. Đến năm 1996, ông xuất sắc nhận được học bổng Thạc sĩ ngành Y tế công cộng tại Đại học Mahiol (Thái Lan).

Năm 2002, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được thành lập (trên cơ sở Khoa Y - Đại học Cần Thơ), Bác sĩ - Thạc sĩ Lê Thành Tài tiếp tục là một giảng viên tận tụy với nghề, hết lòng truyền thụ kiến thức cho sinh viên. Miệt mài học tập để không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, năm 2006 ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ với đề tài “Phòng, chống thuốc lá trong học đường” và là giảng viên đầu tiên của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được phong học hàm Phó Giáo sư vào năm 2009. Trong quá trình công tác tại trường, TS-PGS Lê Thành Tài đã hướng dẫn hàng trăm sinh viên bảo vệ thành công luận án: Bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, thạc sĩ, tiến sĩ…

Kể về người thầy của mình, Tiến sĩ Y khoa Huỳnh Văn Trương xúc động: “Lúc tôi làm luận án Tiến sĩ về vi khuẩn nội sinh trên rau diếp cá, thầy Tài đã trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu sinh cho tôi. Không quản khó khăn, thầy đã giúp đỡ tôi lấy mẫu cộng đồng ở 4 tỉnh: Cà Mau, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang. Từ những kinh nghiệm chuyên môn về y tế cộng đồng, thầy đã giúp tôi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh trước hạn 2 năm”.

Hay theo Lê Huyền Trân - cô sinh viên Y khoa năm thứ 5 của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thì: “Thầy Tài có phương pháp giảng dạy kết hợp lý thuyết với thực tiễn, với trực quan sinh động rất dễ hiểu, dễ nắm bắt. Ngoài việc truyền thụ kiến thức chuyên môn thầy còn hết sức chú trọng giáo dục y đức cho sinh viên. Theo thầy Tài, người thầy thuốc phải coi bệnh nhân như thân nhân, người nhà của mình thì công tác điều trị mới đạt hiệu quả cao nhất”.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Thành Tài được các sinh viên yêu thích vì sự tận tâm với nghề của mình.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Thành Tài được các sinh viên yêu thích vì sự tận tâm với nghề của mình.

PGS-TS Trương Nhựt Khuê - Chủ nhiệm Khoa Răng Hàm Mặt (Trường ĐHYDCT) cho biết:“ Trên cương vị Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, thầy Tài đã chủ động đề xuất nhiều biện pháp xây dựng Hội vững mạnh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Gần đây nhất là tổ chức khám, chữa bệnh miễn phí cho trên 300 bệnh nhân nghèo tại xã Vĩnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh. Đặc biệt, thầy thường xuyên gặp gỡ, động viên, lựa chọn để kết nạp mới hội viên cựu chiến binh cho những sinh viên từng là quân nhân”.

Được biết, cùng với việc giảng dạy PGS-TS Lê Thành Tài còn nghiên cứu nhiều dự án khoa học trong nước và liên kết với nước ngoài mang tính ứng dụng cao. Trong đó có: 03 đề tài cấp Sở; 01 đề tài liên kết quốc tế về nghiên cứu phòng, chống sốt xuất huyết trong điều kiện biến đổi khí hậu; 01 giải thưởng Hội thi KHKT cấp thành phố; hàng chục bài báo đăng trên các Tạp chí Y học có uy tín trong và ngoài nước…

Trao đổi với phóng viên Nhịp sống miền Tây, PGS-TS Bác sĩ Lê Thành Tài tâm sự: “Trong hoạt động nghiên cứu khoa học của mình, tôi tâm đắc nhất với đề tài “Hiệu quả của phương pháp giáo dục chủ động trong phòng chống hút thuốc lá ở học sinh phố thông tỉnh Cần Thơ”. Đây là một đề tài mang tính sáng tạo vì phương pháp giáo dục cộng đồng này tôi học hỏi được trong thời gian nghiên cứu thạc sĩ ở nước ngoài, còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Áp dụng vào thực tế, đề tài này đã làm giảm hẳn tình trạng hút thuốc lá của học sinh cấp 3 ở Vị Thanh. Sau đó đã xây dựng được một mạng lưới phòng chống hút thuốc lá trong trường học ở Hậu Giang và Cần Thơ”.

Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, PGS-TS-Giảng viên cao cấp Lê Thành Tài tỏ ra tâm đắc về việc nâng cấp Hội Cựu chiến binh Trường Đại học Y Dược trực thuộc Hội Cựu chiến binh thành phố Cần Thơ. Chúng tôi hiểu rằng trong trái tim người thầy thuốc gần 40 năm tuổi nghề, 30 năm tuổi Đảng này vẫn ngân nga mãi khúc quân hành của một thời mặc áo lính.

Thụy Vũ  
Một lần vào bệnh viện

Một lần vào bệnh viện

Đối với những bệnh nhân trong bệnh viện, họ không bao giờ hỏi ý nghĩa cuộc sống là gì, bởi được sống như những người bình thường là niềm hạnh phúc lớn nhất.

Đi du lịch để... sống ảo và

Đi du lịch để... sống ảo và "cúng" Face

Đi du lịch 4 ngày 3 đêm mà chị mang tới 2 chiếc valy cỡ lớn chỉ để đựng váy và giày. Hôm đến bãi đá, vì diện giày cao gót mải mê chụp ảnh mà chị suýt ngã sấp mặt nếu anh không đỡ kịp. Đi du lịch nước ngoài chị chỉ chăm chú chụp thật nhiều ảnh, về nhà gom lại thành một kho dữ liệu để sống ảo, cúng face dần.

“Chữa lành” hay đu trend để

“Chữa lành” hay đu trend để "rách nát" hơn?

Chữa lành hiện nay như là một trào lưu sống được các bạn trẻ, người đi làm tìm tới để thanh lọc tâm hồn, xoa dịu cơ thể. Thế nhưng, chữa lành không đúng lại có thể gây hại.

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

(NSMT) - Ngày 14/4 (nhằm 06/3 âm lịch), Phân ban Ni giới Phật giáo TP.Cần Thơ đã tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền).

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Việc cho người khác một con cá có thể nuôi sống họ trong một ngày, nhưng dạy họ kỹ năng bắt cá có thể nuôi sống họ suốt đời.

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

(NSMT) - Theo thông tin từ gia đình, Nhà giáo Nhân dân Lâm És, Nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng, Nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng đã từ trần vào lúc 14 giờ ngày 05/4/2024, hưởng thọ 84 tuổi. Nhà giáo Lâm És (sinh năm 1940) sinh ra trong một gia đình nông dân Khmer, ở ấp Trà Tép, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng).

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Sống một mình ngày càng trở thành xu hướng nhưng làm thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống mà không gây nhàm chán, tốn nhiều chi phí?