Từ chối lời mời thế nào để không gây mất lòng?
(NSMT) - Đôi khi chúng ta phải học cách nói “Không” với mọi thứ - kể cả lời mời - để có thể nói “Có” với những điều thực sự quan trọng hơn. Người khôn ngoan cần biết cách để từ chối lời mời để bản thân và đối phương không cảm thấy khó xử.
Hãy lắng nghe hết lời mời trước khi nói không
Đừng làm tổn thương đối phương bằng cách từ chối ngay khi họ vừa đưa ra lời mời. Ngay cả khi bạn thực sự không thể hoặc không muốn đi, hãy đợi họ kết thúc hãy đưa ra một câu trả lời ngắn gọn nhưng lịch sự và nhã nhặn. Tuyệt đối không nên tỏ ra khó chịu hay thô lỗ.
Đưa ra lý do cho lời từ chối
Dù bạn từ chối lời mời khéo đến mấy thì đối phương vẫn muốn biết được lý do bạn từ chối lời mời của họ. Lúc này đây bạn cần phải đưa cho họ những lời giải thích rõ ràng và có sức thuyết phục. Người thông minh cần lựa theo tình huống để đưa ra lý do phù hợp nhất.
Thể hiện sự bận rộn của bản thân
Một cách hiệu quả để từ chối lời mời là thể hiện sự bận rộn của mình. Nói không với những lời mời không quan trọng để bạn có nhiều thời gian hơn để làm việc cho bản thân, cho các kế hoạch quan trọng hơn.
Ngoài ra để đối phương không quá buồn vì bị từ chối, bạn cũng có thể giới thiệu một người bạn đang rảnh cho họ. Đó có thể là một người bạn chơi chung nhóm, một người thân khác trong gia đình… Điều này sẽ giúp đối phương chuyển hướng và bạn có thể thoải mái làm việc cá nhân của mình và không gây mất thời gian cho đối phương.
Đừng hẹn lần sau nếu bạn không thật sự muốn
Thẳng thắn từ chối buổi hẹn nếu như bạn không thể hoặc không muốn tham gia. Nhiều người thường từ chối lời mời bằng cách đưa một cái hẹn khác vào tuần sau hay khi có thời gian rảnh,... Điều này không khác gì bạn đang “tự đào mồ chôn mình”. Đừng gieo hy vọng cho người khác nếu như bạn có ý định từ chối và làm họ thất vọng.
Điều gì sẽ xảy ra nếu họ thực sự hỏi bạn một lần nữa vào tuần sau và bạn vẫn không muốn đi?
Khi đó bạn sẽ trở thành kẻ nói dối trong mắt mọi người. Chỉ nói “lần sau” nếu bạn thực sự muốn nhận lời nhưng chưa thể tham gia vào thời điểm hiện tại. Đừng nói “lần sau” chỉ để tỏ ra tử tế. Đây là cách bạn thể hiện sự chính trực.
Tôn trọng người mời
Dù cảm xúc của bạn như thế nào cũng nên hồi đáp lời mời hẹn một cách chân thành, lịch sự. Đừng cười cợt, chế giễu hay lớn tiếng gây chú ý cho những người xung quanh trong trường hợp bạn muốn từ chối lời mời đi chơi của con trai.
Người khôn khéo là người biết cách nói ra lời từ chối mà chính bản thân cũng sẽ cảm thấy dễ chịu nếu là người nhận được phản hồi đó. Tránh làm tổn thương người đối diện bằng những cử chỉ và lời nói vô duyên, nặng nề.
Nói lời cảm ơn chân thành
Khi ai đó mời bạn đi chơi, điều đó có nghĩa đối phương thực sự quan tâm và yêu quý bạn. Vì thế, hãy nói lời cảm ơn chân thành và lịch sự khi từ chối lời mời của họ. Lời cảm ơn không chỉ thể hiện sự trân trọng của bạn dành cho đối phương mà còn giúp đối phương không bị tổn thương hay buồn bã vì bị từ chối.
Đừng vội vàng trả lời tin nhắn
Ngày nay, mọi người đều mong đợi người khác phản hồi tin nhắn nhanh. Nếu bạn đang trực tuyến mà không trả lời tin nhắn trong vòng năm phút, nhiều người sẽ nghĩ rằng bạn thô lỗ và thiếu tôn trọng đối phương.
Tuy nhiên đừng vì loại áp lực của thời buổi hiện đại mà vội vàng đồng ý những lời mời, đặc biệt nếu đó là từ một người đưa ra lời mời mà bạn không muốn đi. Hãy nói với họ “Cảm ơn vì lời mời. Tôi sẽ trả lời sau một hoặc hai ngày ”. Điều này sẽ giúp bạn có thời gian để thực sự cân nhắc xem mình có nên đi hay không và nếu không muốn, bạn có thời gian để nghĩ cách từ chối họ một cách nhẹ nhàng.
Lời hứa hẹn của bạn tuy không có thời gian ấn định cụ thể, những sẽ làm cho người mời không phải hụt hẫng và vẫn vui vẻ. Đây là một mẹo để giữ gìn mối quan hệ của bạn.
Không tham gia cuộc hẹn một mình
Trong những trường hợp bạn không thể từ chối lời mời nhưng không muốn đi một mình với đối phương, hãy biến buổi gặp mặt này trở thành buổi tụ tập bạn bè bằng cách rủ thêm một vài người bạn đi cùng.
Tuyệt chiêu này vừa giúp đối phó với người bạn không thích vừa tạo cơ hội gặp mặt những người bạn yêu quý, tránh bầu không khí khó xử trong buổi hẹn.
Cô gái Cà Mau trở thành sinh viên đại học bằng "đôi chân của mẹ"
(NSMT) - Cô gái tí hon Võ Thị Huỳnh Như, sinh viên năm 4 ngành Công nghệ thông tin, phân hiệu Đại học Bình Dương tại tỉnh Cà Mau, bước vào giảng đường bằng “đôi chân của mẹ”.
Người hạnh phúc coi cuối tuần như kì nghỉ
Khi đo lường mức độ hạnh phúc, nhà nghiên cứu này thấy rằng những người có tư duy nghỉ dưỡng vào cuối tuần thể hiện sự hài lòng và tích cực hơn khi họ trở lại làm việc.
Yêu thương bản thân để sống vui, sống khỏe
(NSMT) - Dẫu bận rộn, nhiều phụ nữ vẫn cố gắng sắp xếp, cân bằng giữa công việc, gia đình và nghỉ ngơi, thư giãn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Các chị thể hiện tình yêu bản thân bằng sự quan tâm đến cảm xúc cá nhân, nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn, xây dựng lối sống lành mạnh. Những thói quen tốt giúp các chị tái tạo năng lượng tích cực, vui vẻ, lạc quan, khỏe đẹp hơn…
Những “bông hoa khuyết” tỏa sáng trên đường chạy
(NSMT) - “Những đoá hoa khuyết” phá rào cản, vượt qua giới hạn bản thân để tỏa sáng trên đường chạy “Bước chân hòa nhập 2024” – Mùa 2 do Hội Người khuyết tật TP. Cần Thơ (CAPD) tổ chức.
Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch
Phát tài cũng có rất nhiều điểm khác biệt, trong đó có cả tiền của bất chính, loại tài sản này không ổn định, hơn nữa còn dễ dẫn đến rắc rối.
Lặng lẽ nghề pháp y
(NSMT) - Cũng khoác áo blouse để mưu sinh và cống hiến, thế nhưng chẳng mấy ai biết bác sĩ pháp y - nghề “lên tiếng thay người đã khuất” vẫn thầm lặng tìm công lý bên những xác chết, phục vụ công tác điều tra phá án. Và, đâu đó góc khuất của nghề chưa được kể, hiểu đúng cũng như cảm thông.
Chuyện về người thương binh “tàn nhưng không phế” ở Cà Mau
(NSMT) - Thương binh hạng 2/4 Nguyễn Văn Chà, sinh năm 1963, ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, luôn giữ được phẩm chất của người lính bộ đội Cụ Hồ "tàn nhưng không phế”, tích cực phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng và có nhiều đóng góp tích cực cho quê hương.