Uống bia có thật sự giúp ngủ ngon hơn?
(NSMT) - Có không ít người lầm tưởng rằng, uống một chút bia hoặc đồ uống có cồn sẽ giúp có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Vậy thực hư điều này là gì ?
Uống bia trước khi ngủ có thật sự giúp ngủ ngon không?
Trên thực tế, có không ít người quan niệm uống một lon bia trước khi ngủ sẽ có giấc ngủ ngon và sâu. Tuy nhiên, điều này chưa đúng hoàn toàn.
Uống bia trước khi ngủ làm tăng khả năng ức chế giấc ngủ REM (thường bắt đầu khoảng 90 phút sau khi chìm vào giấc ngủ). Điều đó có nghĩa là uống rượu thường gây buồn ngủ, dễ ngủ vào thời gian đầu. Nhưng khi men gan chuyển hóa bia vào ban đêm, lúc này nồng độ cồn trong máu giảm, giấc ngủ REM bị ảnh hưởng, người uống dễ bị gián đoạn giấc ngủ, tỉnh dậy giữa đêm, gây nên tình trạng mệt mỏi, cáu kỉnh và thậm chí là căng thẳng thần kinh.
Chưa kể đến, cồn trong bia có tác dụng lợi tiểu sẽ làm tăng nhu cầu đi vệ sinh về đêm nhiều hơn.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nhấn mạnh việc lạm dụng rượu bia để ngủ ngon trong thời gian dài còn gây nên tình trạng mất ngủ mạn tính. Vì cơ thể có khả năng thích nghi với bia rượu nên lần sau lại càng phải uống nhiều hơn lần trước để an thần, dễ ngủ.
Do đó, cần hạn chế tối đa việc uống rượu hay đồ uống có cồn trước khi đi ngủ. Nếu lỡ uống quá nhiều, hãy uống thật nhiều nước và cố gắng đi vệ sinh trước khi ngủ. Bởi việc đi vệ sinh sẽ giúp bài tiết phần nào lượng cồn trong cơ thể, giảm tình trạng say xỉn và giúp ngủ sâu, tinh thần thoải mái khi tỉnh giấc vào ngày hôm sau.
Tác hại của việc uống bia trước khi ngủ
Ngoài việc gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, thói quen uống bia trước khi đi ngủ còn gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn khác.
Tăng cân
Bia chứa lượng cồn và carb tương đối cao (khoảng 13 carb một lon) nên uống bia thường xuyên có thể làm tăng lượng calo hấp thụ hằng ngày, khả năng dẫn tới tăng cân.
Cách cơ thể đốt cháy nhiên liệu cũng là yếu tố bia có thể khiến chúng ta tăng cân. Theo Tiến sĩ Michael Jensen, chuyên gia nội tiết và nghiên cứu béo phì của Mayo Clinic ở Mỹ thì đồ uống cồn liên quan đến vòng eo lớn hơn. Bởi khi bạn uống rượu, gan sẽ đốt cháy rượu thay vì chất béo.
Thư viện Y khoa Quốc gia cũng tuyên bố rượu chứa nhiều calo rỗng (nghĩa là không mang giá trị dinh dưỡng) nên có thể góp phần làm tăng cân.
Mặc dù cơ quan này đồng ý một ly bia/ngày đối với phụ nữ và 2 ly/ngày đối với nam giới được coi là "vừa phải", họ khuyên mọi người nên uống ít hơn nếu muốn giảm cân.
Theo tiêu chuẩn của CDC Mỹ, một ly bia có 355 ml, tương đương 148 ml rượu vang hay 44 ml rượu mạnh.
Thực tế, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y tế Công cộng Mỹ cho biết đồ uống có cồn là "yếu tố khá lớn" trong việc tăng cân, đặc biệt đối với nam giới vì họ thường uống bia nhiều hơn.
Gây ra vấn đề cho dạ dày
Một hoặc hai lon bia mỗi đêm có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa. Các chuyên gia cho biết uống bia thường xuyên gây đầy hơi và có thể kích ứng đường tiêu hóa.
Uống bia có thể khiến dạ dày tiết ra nhiều axit hơn bình thường, dẫn đến viêm niêm mạc ruột. Điều này có thể gây tác dụng phụ lâu dài như viêm dạ dày.
Gây bệnh về gan
Khi uống rượu bia nhiều và thường xuyên, gan sẽ phải làm việc liên tục. Là một trong những cơ quan chính xử lý chất độc, gan có thể bị áp lực, tổn thương dẫn tới bệnh gan.
Bác sĩ tiêu hóa K. V. Narayanan Menon nói: "Chuyển hóa cồn có trong rượu bia tạo ra các phân tử ức chế quá trình oxy hóa chất béo trong gan và có thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ".
Tăng nguy cơ tử vong
Năm 2018, nhóm của bác sĩ người Mỹ Sarah M. Hartz đã xem xét dữ liệu của hơn 400.000 người từ 18 tới 85 tuổi để nhận định mối liên hệ giữa việc uống bia và tỷ lệ tử vong. Họ phát hiện những người uống một hoặc hai ly đồ có cồn liên tục trong bốn đêm trở lên mỗi tuần có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 20%, ở tất cả các nhóm tuổi, so với những người uống ba lần một tuần hoặc ít hơn.
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, "cản bước" hành trình làm mẹ
Làm mẹ là thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng chỉ vì căn bệnh này mà nhiều chị em vẫn chưa thể mang thai.
Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động
(NSMT) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.
Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO
(NSMT) - Ngày 04/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ), lọc máu liên tục, hồi sức nội khoa tích cực.
Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc
Bệnh viện phát hiện cậu bé bị teo thị giác, tình trạng tế bào thần kinh thị giác co lại do tổn thương lâu dài. Các bác sĩ lo ngại cậu bé phải đối mặt với tình trạng mù vĩnh viễn.
Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực
(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.
Vì sao người chơi golf dễ bị chấn thương khuỷu tay, phòng tránh thế nào?
Bộ môn golf không nổi tiếng với mức độ gây chấn thương cao nhưng ngay cả trong số các golfer chuyên nghiệp, chấn thương vẫn xuất hiện.
Đột tử sau 1 tuần đau vai: Bác sĩ cảnh báo 4 chỗ đau không nên xem nhẹ
Bác sĩ cảnh báo bất cứ ai cảm thấy đau bất thường ở những bộ phận này trên cơ thể nên cần hết sức chú ý vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim