Phong cách sống

Vì sao có Ngày Quốc tế Hạnh phúc ?

Chủ nhật, 20/03/2022, 12:32 PM

(NSMT) - Ngày Quốc tế Hạnh phúc hay Ngày Hạnh phúc là ngày 20 tháng 3 hàng năm, kể từ năm 2013.

Theo đó, ngày lễ quốc tế này được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định chính thức khi tất cả 193 quốc gia thành viên nhất trí thông qua tại Nghị quyết A/RES/66/281 ngày 20 tháng 6 năm 2012.

Đến ngày 28 tháng 7 năm 2012, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon chính thức công bố Ngày Quốc tế Hạnh phúc là ngày 20 tháng 3 hàng năm để tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại trên thế giới. Ngày này không chỉ là ngày mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần, mà còn là ngày của hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn để đem lại hạnh phúc cho tất cả mọi người trên Trái đất.

Hình ảnh gia đình 3 thế hệ sinh hoạt cùng nhau.

Hình ảnh gia đình 3 thế hệ sinh hoạt cùng nhau.

Việc Liên Hiệp Quốc chọn ngày 20 tháng 3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc xuất phát từ nguyên nhân đây là ngày đặc biệt trong năm (ngày xuân phân), khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo nên trong ngày này có độ dài ngày và đêm bằng nhau và người ta cho đó là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ. Đây cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực. Bởi vậy, ngày 20/3 - Ngày Quốc tế Hạnh phúc cũng truyền tải thông điệp rằng: Cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc sau khi công bố đã được nhiều quốc gia trên thế giới ủng hộ. Đến nay, đã có 193 quốc gia thành viên hưởng ứng và cam kết sẽ ủng hộ ngày này bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân.

0EC5D454-0AA4-4C2D-AFA8-79203CC57530

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia tích cực trong việc hưởng ứng Ngày quốc tế Hạnh phúc. Cũng như các quốc gia khác, để thực hiện mục tiêu phát triển an sinh xã hội, xây dựng xã hội no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 do Liên Hiệp Quốc phát động, ngày 26 tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ  đã ban hành Quyết định số 2589/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm”. “Yêu thương và chia sẻ” là chủ đề của Ngày Quốc tế Hạnh phúc ở nước ta kể từ năm 2014 đến nay.
Thông qua các hoạt động cụ thể được tổ chức hàng năm đã nâng cao nhận thức toàn xã hội về Ngày Quốc tế hạnh phúc, có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc của người Việt Nam; kêu gọi sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc; đồng thời đem thông điệp tới mọi người hãy yêu thương và chia sẻ cùng nhau trong gia đình, trong mỗi cộng đồng, giữa những người bạn, người đồng chí, đồng nghiệp trong mỗi đơn vị, cơ quan đem lại hạnh phúc cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng, góp phần phát triển an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu xây dựng môi trường sống, học tập và làm việc hạnh phúc.

Để Ngày Quốc tế Hạnh phúc có ý nghĩa thiết thực và cao đẹp, chúng ta hãy cùng nhau chung sức, chung lòng, trách nhiệm, sáng tạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng môi trường sống, học tập và làm việc hạnh phúc, bình đẳng, lành mạnh.

Hãy cùng nhau kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, hiếu nghĩa của dân tộc Việt Nam. Hãy yêu thương và sẻ chia để giúp những người xung quanh và chính bản thân mình tìm thấy được hạnh phúc đích thực.

Thảo Nguyên (T/H)  
Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau

Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau

Một tiệm mì gói giá 1.000 đồng vừa xuất hiện tại phường 5, TP Cà Mau, do anh Trương Minh Đương, người dân phường 6, cùng một số người bạn thành lập. Mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ những gói mì, quả trứng, xúc xích, rau sống, ớt, chanh đến nước sôi, tất cả đều không tốn kém, nhưng lại chứa đựng một tâm huyết lớn lao. Khi câu chuyện về việc làm thiện nguyện lan tỏa, nhiều nhà hảo tâm đã mang mì, trứng và các vật phẩm khác đến để ủng hộ quán mì 1.000 đồng này.

Xúc động bộ ảnh ngày Tết...

Xúc động bộ ảnh ngày Tết...

(NSMT) - Những ngày Tết Ất Tỵ đã qua nhưng những hình ảnh về một cái tết tròn đầy, đầm ấm vẫn còn đọng lại đâu đó nơi đáy mắt của các ông lão, bà cụ tại Trung tâm nuôi dưỡng người già TP. Cần Thơ, nơi mà Tết đã được ghi lại thông qua những nụ cười, những cái ôm...

Vì sao người tuổi Tỵ ít hơn những tuổi khác?

Vì sao người tuổi Tỵ ít hơn những tuổi khác?

Còn nhớ 2 năm trước nhà nhà thi nhau săn mèo vàng, rồng vàng nhưng năm nay không có định nghĩa săn rắn vàng. Vậy tại sao có ít người tuổi Tỵ hơn những tuổi khác, có phải vì tuổi Rắn ít may mắn?

Bí quyết

Bí quyết "đón cát, tránh hung" cho các gia đình năm Ất Tỵ 2025

Năm Ất Tỵ 2025 được dự báo là một năm có nhiều biến cố khi liên tục có sự thay đổi mạnh mẽ gây không ít khó khăn, thách thức đối với các gia đình trong việc phát triển kinh tế, ổn định định đời sống.

Tháng Giêng không ăn chơi

Tháng Giêng không ăn chơi

Câu ca “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Nhưng đó là quan niệm chỉ phù hợp trong xã hội nông nghiệp ngày xưa với những hội hè đình đám… âm lịch.

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".

Cô gái Cà Mau trở thành sinh viên đại học bằng

Cô gái Cà Mau trở thành sinh viên đại học bằng "đôi chân của mẹ"

(NSMT) - Cô gái tí hon Võ Thị Huỳnh Như, sinh viên năm 4 ngành Công nghệ thông tin, phân hiệu Đại học Bình Dương tại tỉnh Cà Mau, bước vào giảng đường bằng “đôi chân của mẹ”.