Nếp nhà

Vì sao con gái không tảo mộ nhà mẹ đẻ trong lễ Thanh minh?

Chủ nhật, 02/04/2023, 13:20 PM

Cổ nhân có câu: “Con rể không cày ruộng bố vợ, con gái không tảo mộ nhà mẹ đẻ trong lễ Thanh minh”. Đây là một trong những quan điểm sống và phong tục tập quán cổ xưa.

Con rể không đến ruộng bố vợ

Ngày xưa người ta thường cho rằng, con gái sau khi lấy chồng không còn là họ gái trong nhà nữa, đã thuộc họ nhà chồng nên con gái sau khi lấy chồng không thường xuyên về nhà mẹ đẻ nhiều lần. Nếu bố mẹ đẻ “lén” đưa cho con gái nhiều tài sản thì ít nhiều cũng bị anh trai, chị dâu, em ún trong nhà dị nghị.

Thời đó, hầu hết mọi người kiếm sống bằng nghề nông và đất đai là nguồn thu nhập đảm bảo của họ, việc con rể canh tác trên đất của bố vợ không được xã hội chấp nhận, vì vậy ngay cả nếu anh ta nghèo đến mấy cũng không thể canh tác trên mảnh đất của bố vợ.

Đối với người đàn ông, khi lấy vợ thì phải có trách nhiệm quan tâm, bảo vệ vợ. Nếu dựa vào tài sản của gia đình vợ để đi đường tắt mà phát triển bản thân là điều đáng hổ thẹn. Một người đàn ông phải có trách nhiệm hỗ trợ gia đình và tự mình hỗ trợ một gia đình, anh ấy là một người đàn ông lớn thực sự.

Vì vậy, “con rể không cày ruộng đất của bố vợ” là vì để con rể tránh bị người khác chê bai, từ đó giảm mâu thuẫn giữa 2 bên gia đình.

Con gái không tảo mộ nhà mẹ đẻ trong lễ Thanh minh

Người xưa tin vào thuyết phong thủy tài lộc. Người con gái sau khi lập gia đình nếu về nhà ngoại quét dọn mồ mả sẽ ảnh hưởng đến phong thủy vận khí của nhà ngoại và chuyển những điều may mắn lẽ ra thuộc về nhà mẹ đẻ sang nhà chồng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thời xưa, con gái đã lấy chồng rốt cuộc cũng không còn thuộc dòng họ mình, lại còn đổi họ, thuộc họ khác, nếu có người nhà khác giúp gia đình mình tảo mộ thì có nghĩa là gia đình đó không còn con cháu nào nữa.

Cách làm không may mắn này cũng sẽ gây ra những lời đàm tiếu từ những người khác. Vì con trai là gốc của gia đình, được truyền từ đời này sang đời khác, con gái đi lấy chồng, làm dâu nhà khác thì chỉ có thể thờ chồng, tổ tiên nhà chồng chứ không phải tổ tiên nhà mẹ đẻ.

Tuy nhiên đến nay, thời thế đã thay đổ. Mặc dù “Con gái không đi tảo mộ cha mẹ trong lễ Thanh minh” rất hợp lý, nhưng rõ ràng không thể áp dụng cho xã hội hiện tại. Ngày nay, nhiều gia đình chỉ có con một, phong tục con gái không đi tảo mộ đã dần phai nhạt, phụ nữ sau khi lấy chồng có thể tự ý đi lại ở nhà bố mẹ đẻ mà không có quá nhiều ràng buộc.

Nhưng trước khi diễn ra lễ Thanh minh, mọi người vẫn phải lưu ý những điều kiêng kỵ, kẻo lỡ tay chạm vào mà rước “vận đen”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ai không nên quét dọn mồ mả trong lễ Thanh minh?

Người bị bệnh

Những người bị cảm lạnh hoặc đang chiến đấu với bệnh ung thư thể trạng tương đối yếu, nếu đi viếng mộ sẽ dễ hấp thụ những luồng khí xấu, làm bệnh tình trầm trọng hơn.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai không nên quét mồ mả, vì cơ thể dễ thu hút những luồng khí không tốt, ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng, đồng thời thai phụ dễ bị cảm lạnh, té ngã.

Những người tranh giành tài sản

Người tranh giành tài sản trong gia đình tránh đi tảo mộ để tránh tổ tiên giận dữ, oán hận trong lòng cũng dễ thu hút từ trường tiêu cực mạnh hơn, sau này dễ bị trầm cảm.

Người trên 80 tuổi

Những người sau 80 tuổi có từ trường tương đối nhẹ và dễ bị khó chịu về thể chất hoặc cảm lạnh sau khi quét dọn mồ mả.

Trẻ con dưới 3 tuổi

Trẻ 0-3 tuổi có trường khí yếu, bóng vía yếu, hơn nữa chúng dễ nhìn thấy những thứ mà người lớn không thể nhìn thấy, dễ trở nên sợ hãi.

Người chuẩn bị kết hôn hoặc mới kết hôn

Theo quan điểm người xưa, người sắp hoặc mới kết hôn không nên đi tảo mộ, việc hỷ và cưới xin thuộc dương, quét mộ là thuộc âm, rất không tốt, dễ nổi nóng và tổn thương tình cảm.

T. Linh (Theo Secret China)  
Quà 8/3 tặng mẹ cảm động giúp ngày lễ trở nên ý nghĩa

Quà 8/3 tặng mẹ cảm động giúp ngày lễ trở nên ý nghĩa

Việc chọn quà 8/3 tặng mẹ cảm động không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà còn làm ấm lòng và mang lại niềm vui cho đấng sinh thành.

Các gia đình

Các gia đình "vượt khó" khi kinh tế eo hẹp

Công việc gặp khó khăn, giảm thu nhập, một số mặt hàng thiết yếu tăng giá… ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của các gia đình hiện nay. Với sự chu đáo, đảm đang, nhiều chị em khéo léo tính toán, vận động người thân cùng thực hành tiết kiệm, nỗ lực duy trì chất lượng cuộc sống.

Vì sao mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu tồn tại bất chấp thời đại?

Vì sao mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu tồn tại bất chấp thời đại?

Tiến sĩ Madeleine A. Fugère - GS Tâm lý học xã hội tại Đại học Bang Eastern Connecticut (Mỹ) đã chia sẻ những lý do bất ngờ đằng sau mâu thuẫn trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu.

Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu

Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu

Dành thời gian cho trẻ nhỏ có thể giúp ông bà minh mẫn, vui vẻ và thậm chí khỏe mạnh hơn về lâu dài.

Đàn ông cũng cần được khóc

Đàn ông cũng cần được khóc

Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.

Bắt nhịp sau Tết

Bắt nhịp sau Tết

Sau những ngày Tết vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái, người lớn trở lại với công việc, trẻ em đến trường. Nhanh chóng lấy lại sức khỏe, cũng như rèn luyện con cái vào nền nếp, thích nghi với môi trường đi học là điều phụ huynh quan tâm. Để đầu năm được thuận lợi, suôn sẻ, các gia đình có sự chuẩn bị chu đáo, giữ tâm trạng vui vẻ, lan tỏa năng lượng tích cực, cùng nhau nỗ lực học tập, làm việc tốt hơn.

Cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp được không?

Cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp được không?

Nhiều người cho rằng việc cúng ông Công ông Táo phải thực hiện trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên chuyên gia lại phân tích điều ngược lại.