Nếp nhà

Vì sao đi đâu cũng thích về nhà mình?

Thứ tư, 07/08/2024, 11:09 AM

Từ một ngọn nến thơm ấm áp đến một tấm chăn mềm mại, có nhiều cách để chúng ta biến ngôi nhà thành một tổ ấm. Nhưng vấn đề không chỉ nằm ở cách chúng ta bài trí, nhà còn là cảm giác, là nơi trái tim hướng về.

Nghiên cứu mới khảo sát 2.000 chủ nhà, 65% cho biết họ có mối liên hệ cảm xúc không thể phá vỡ với ngôi nhà của mình, 56% cho biết nhà tượng trưng cho các kỷ niệm không thể thay thế, ví dụ khoảnh khắc hạnh phúc bên bạn đời hay chứng kiến con cái lớn lên.

Nghiên cứu do The Good Care Group (Anh) thực hiện, nhận thấy lý do chính khiến những người tham gia cảm thấy gắn bó chặt chẽ với ngôi nhà của họ là do họ đầu tư thời gian, công sức làm cho nó hoàn hảo, dù là trang trí nội thất, treo ảnh người thân yêu lên tường hay tạo không gian sân vườn thư giãn.

Ở một khía cạnh khác, 73% cho biết nhà là nơi họ cảm thấy "an toàn và bảo mật" nhất và 46% coi đó là "nơi trú ẩn".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hóa ra ngôi nhà cũng có tác động quan trọng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta, khi 25% cho biết nơi ở mang lại cho họ không gian để thể hiện bản thân, trong khi 23% cho biết nhà mang đến cho họ một nơi để theo đuổi sở thích.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sở hữu nhà, nhất là trong bối cảnh giá bất động sản cao. Dù vậy, người đi thuê vẫn có cảm giác gắn bó. Một nghiên cứu năm 2022 từ Wayhome (dịch vụ trợ giúp mua nhà ở Anh) cho thấy 45% người đi thuê đã mua lại nhà của chủ.

Vậy lý do tâm lý đằng sau "mối liên kết không thể phá vỡ" này là gì?

Nhà trị liệu tâm lý Susie Masterson, Anh cho biết: “Dù có thể bạn vẫn đang phải trả thế chấp, sở hữu nhà rất có ý nghĩa về mặt tâm lý vì cung cấp cho chúng ta một nơi trú ẩn an toàn. Không giống như đi thuê, sở hữu nhà của mình là vĩnh viễn".

Theo Susie Masterson, trong tâm lý học Freud, ngôi nhà là ẩn dụ cho bản thân. Con người trong vô thức luôn mong ước một khát khao và để tránh những mối đe dọa từ bên ngoài, con người đã đưa mong muốn đó vào giấc mơ. Rất nhiều giấc mơ liên quan đến cửa trước, leo lên cầu thang vô tận, bị nhốt hoặc bị mắc kẹt trong phòng. Do đó, tầm quan trọng của việc sở hữu ngôi nhà có thể được so sánh với việc sở hữu chính mình và cảm thấy chắc chắn về danh tính của mình.

Nhà trị liệu tâm lý Melissa Amos cho biết thêm việc có nhà riêng "đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của con người".

Tháp nhu cầu của Maslow đặt nhu cầu sinh lý làm cơ sở và nếu những nhu cầu này không được đáp ứng, các quyết định của chúng ta chủ yếu sẽ được tạo ra từ nỗi sợ hãi hoặc sự sinh tồn.

Khi leo lên nấc thang, chúng ta có thể bắt đầu nhìn vào những nhu cầu cao hơn như tình yêu, tình bạn, lòng tự trọng và thậm chí là khẳng định bản thân - mức độ phát triển tâm lý cao nhất, trong đó tiềm năng của một người được phát huy đầy đủ sau khi đã đáp ứng được các nhu cầu về thể chất và bản ngã.

"Sở hữu nhà riêng có nghĩa là chúng ta có thể bao quanh mình bằng những thứ mang lại niềm vui cho ta. Từ màu sắc của các bức tường, cảm giác của tấm thảm cho đến sắp xếp đồ đạc, ngôi nhà trở thành nơi khẳng định con người của chúng ta", Melissa Amos nói.

T. Linh (Theo Metro)  
“Tay hòm chìa khóa” giỏi giang...

“Tay hòm chìa khóa” giỏi giang...

Sau khi kết hôn, nhiều chị em không chỉ thực hiện tốt vai trò làm vợ, làm mẹ, mà còn giữ vị trí rất quan trọng trong quản lý chi tiêu của cả nhà. Có công việc, thu nhập ổn định cùng với sự vén khéo, giỏi tính toán, các chị cùng người thân tích lũy, tạo dựng nền tảng kinh tế, chủ động nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sự thật về đàn ông độc thân tuổi 40

Sự thật về đàn ông độc thân tuổi 40

Đàn ông 30 tuổi chưa lấy vợ không còn là chuyện hiếm, nhưng nếu đàn ông 40 tuổi chưa lấy vợ thì sẽ khó tránh khỏi việc khiến người khác đặt dấu hỏi.

Thấu hiểu và chia sẻ

Thấu hiểu và chia sẻ

Trong cuộc sống hôn nhân, không đơn giản là việc lấy người mình yêu và phải chấp nhận mọi thứ thuộc về người ấy, từ tính cách đến thói quen sinh hoạt, hoàn cảnh gia đình. Cùng với đó là muôn vàn khó khăn, thử thách trong cuộc sống, những thời điểm công việc gặp trắc trở, sức khỏe suy yếu… Tất cả đòi hỏi người trong cuộc cần khéo léo chọn cách đối diện, giải quyết dung hòa bằng sự thấu hiểu, sẻ chia để gìn giữ hạnh phúc.

Người trẻ đang mất dần hạnh phúc

Người trẻ đang mất dần hạnh phúc

Các nhà nghiên cứu ngày càng đồng ý rằng việc hạn chế thời gian sử dụng màn hình không phải là giải pháp chữa bách bệnh cho sự bất hạnh và người trẻ không trở nên cô đơn hơn vì Instagram hay TikTok.

Sống đẹp tuổi về chiều

Sống đẹp tuổi về chiều

(NSMT) - Nhiều người cao tuổi hoặc sau khi nghỉ hưu chọn lối sống vui vẻ, năng nổ, quan tâm cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất. Thông qua việc nêu gương sáng, tích cực hoạt động xã hội, nhiều người đã nỗ lực hoàn thiện bức tranh của đời mình thật sinh động, ý nghĩa.

Bước qua gian khó

Bước qua gian khó

(NSMT) - Trong cuộc sống, không phải ai cũng may mắn, lúc nào mọi việc cũng suôn sẻ, thuận lợi. Có những thời điểm công việc gặp trắc trở, hoặc bệnh tật, hoặc đổ vỡ hạnh phúc… Người trong cuộc cần mạnh mẽ đứng dậy, tìm cách sắp xếp, tái tạo năng lượng tích cực, tạo dựng hướng đi mới cho mình.

Cho tròn chữ hiếu...

Cho tròn chữ hiếu...

Khi tuổi cao sức yếu là lúc cha mẹ cần sự cận kề, gần gũi của con cái hơn bao giờ hết. Tùy hoàn cảnh, điều kiện kinh tế mà mỗi người có cách quan tâm, chăm sóc, báo hiếu cha mẹ, trọn đạo làm con…