Vì sao rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu?
Trong các ngày rằm thì rằm tháng Giêng được coi trọng nhất khi người xưa cho rằng: “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.
Vì sao rằm tháng Giêng được gọi là tết Nguyên tiêu?
Tết Nguyên tiêu nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới, “nguyên” nghĩa là thứ nhất, “tiêu” nghĩa là đêm. Ngoài ra, tết Nguyên tiêu còn được gọi là tết Thượng nguyên để phân biệt với tết Trung nguyên (rằm tháng Bảy) và tết Hạ nguyên (Tết cơm mới, lễ mừng lứa mới được tiến hành sau khi kết thúc vụ mùa vào rằm tháng Mười).
Về nguồn gốc của tết Nguyên tiêu, dân gian có nhiều giải thích. Trong đó, nhiều người cho rằng, tục đón tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ những sự tích của Trung Quốc và có nhiều phiên bản khác nhau.
Truyện kể rằng vào đời Hán, có một cung nữ buồn tủi vì không được về thăm cha mẹ vào ngày 15/1 Âm lịch, quá đau buồn nên có ý định lao xuống giếng tự tử. Cảm động trước lòng hiếu của cô gái, vị quan cận thần của hoàng đế nghĩ ra một kế giúp cô. Ông tâu vua rằng vào ngày 16/1 Âm lịch, thiên đình sẽ sai hỏa thần xuống thiêu rụi kinh thành. Để tránh tai họa, trước đó một hôm, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường.
Theo lệnh của vua, vào rằm tháng Giêng, nhà nhà đều treo đèn lồng. Nhân lúc mọi người đang mải ngắm những chiếc đèn xinh xắn đó, cô gái trẻ trốn về nhà thăm cha mẹ mà không ai biết.

Ảnh minh họa/Nguồn: Pexels
Theo một truyền thuyết khác, con thiên nga mà Ngọc Hoàng rất yêu quý trong một lần bay xuống hạ giới chơi đã bị người thợ săn bắn chết. Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc hoàng sai một đội quân thiên đình đúng ngày 15/1 Âm lịch xuống hỏa thiêu toàn bộ hạ giới.
Tuy nhiên, một số vị thần không đồng tình với quyết định này nên liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh. Theo kế của họ, vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm, nhà nhà ở hạ giới đều treo đèn lồng đỏ và bắn pháo hoa để khi Ngọc hoàng nhìn xuống sẽ tưởng rằng nhà cửa, làng mạc đang bị lửa thiêu. Nhờ đó mà loài người và muôn thú mới thoát khỏi họa diệt vong.
Ngoài ra, cũng có truyền thuyết cho rằng, tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian. Sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu. Bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Một số tài liệu khác lại cho rằng, ngày rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo. Vào ngày này, chư tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp.
Mặc dù có nhiều cách lý giải khác nhau về nguồn gốc ngày tết Nguyên tiêu song tất cả đều thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với thiên nhiên, trời đất, thần phật, với ông bà tổ tiên và cầu mong một năm bình an, may mắn, thịnh vượng.
Nên làm gì trong ngày rằm tháng Giêng?
Vào ngày rằm tháng Giêng, các gia đình chuẩn bị mâm cúng thần linh, Thổ công, Thổ địa và đặc biệt là tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Đây là lúc con cháu thể hiện lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ và bày tỏ lòng biết ơn đối với sự phù hộ của bề trên. Làm lễ cúng rằm tháng Giêng, người dân không chỉ mong cầu sức khỏe cho cả gia đình mà còn hy vọng việc làm ăn trong năm mới sẽ có nhiều khởi sắc.
Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Tư ngày 12 tháng 2 Dương lịch. Do rơi vào giữa tuần, các gia đình không có đủ điều kiện về thời gian để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng đúng ngày thì có thể sắp xếp làm lễ cúng trước một vài ngày. Thực tế, có rất nhiều gia đình cúng trước rằm, từ ngày 13 - 14 Âm lịch, thậm chí có gia đình cúng từ ngày 11 - 12 Âm lịch.

Ảnh minh họa
Ngoài ra, vào dịp rằm tháng Giêng, người dân cũng thường đi lễ đền, chùa, miếu, phủ... để cầu nguyện một năm mới bình yên và may mắn. Họ không chỉ cầu nguyện cho bản thân mà còn cầu cho gia đình và đất nước luôn thịnh vượng, an vui.
Rằm tháng Giêng có không khí rất đông vui một phần vì nó trùng với dịp diễn ra các lễ hội đầu xuân tại nhiều địa phương, thu hút đông đảo du khách và người dân tham gia.
Giá vàng không tăng vào Ngày Vía Thần Tài ở Sóc Trăng
Sáng 7/2 (nhằm ngày 10 tháng Giêng, ngày Vía Thần Tài), thị trường vàng tại Sóc Trăng không có sự biến động đáng kể so với chiều hôm trước.
Cần Thơ thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy
(NSMT) - Ngày 6/2, Thành ủy Cần Thơ tổ chức hội nghị công bố các quyết định về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ của các cơ quan, tổ chức Đảng trực thuộc, bảo đảm đưa bộ máy mới hoạt động từ cuối tháng 2/2025.
Ngày vía Thần Tài nên mua vàng gì, bao nhiêu là đủ?
Vào ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng Âm lịch), người dân thường mua vàng để cầu cho năm mới làm ăn phát đạt, buôn may bán đắt và tài lộc thịnh vượng. Tuy nhiên, không phải cứ mua nhiều vàng hơn vào ngày vía Thần Tài là càng may mắn.
Sóc Trăng: Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức
Năm 2024, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế của tỉnh Sóc Trăng đạt được nhiều kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,07%, trong đó các khu vực đều tăng trưởng tốt, gồm: Khu vực I tăng 5,05%; khu vực II tăng 10,15%; khu vực III tăng 7,78%. Năm 2025, tỉnh Sóc Trăng xác định là năm tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm gắn với nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Lá cờ đầu trong phong trào thi đua
Tổng kết năm 2024, Công an huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ, vinh dự được Bộ Công an tặng Cờ Ðơn vị xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc. Với vai trò xung kích, nòng cốt trong giữ gìn an ninh trật tự (ANTT), Công an huyện Vĩnh Thạnh đã thực hiện đạt nhiều kết quả toàn diện trên các mặt công tác. Ðơn vị chủ động phối hợp chặt chẽ các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tăng cường tuần tra, canh gác, đấu tranh, kiềm chế hiệu quả các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ) phát triển vững mạnh.
Lãnh đạo TP Cần Thơ thăm và chúc xuân doanh nghiệp, hướng tới phát triển mạnh mẽ trong năm 2025
Ngày 04/02, ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành đã có chuyến thăm và chúc Tết các doanh nghiệp trên địa bàn. Mục tiêu của chuyến thăm là động viên các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, khuyến khích phát triển và ứng phó với các cơ hội, thách thức trong năm 2025.