Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?
Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.
Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch và luôn được coi là giai đoạn thiêng liêng, đầy ý nghĩa đối với các quốc gia phương Đông. Là tháng khép lại năm cũ nên tháng Chạp cũng là thời điểm các gia đình bộn bề công việc. Trong đó, có một số điều thường được lưu tâm nhất, bao gồm những việc liên quan đến chuẩn bị Tết như dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng cúng Tất niên, may sắm quần áo mới, và thờ cúng tổ tiên,...
Tuy nhiên, dân gian cho rằng có một việc không nên làm trong thời gian này, đó là chuyển nhà. Dân gian có câu "Tháng Chạp không chuyển nhà, tháng Giêng không cắt tóc" được truyền lại cho thấy người xưa quan niệm rằng chuyển nhà vào lúc này sẽ không có lợi.

Ảnh minh họa (Nguồn: Studio Roman)
Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?
Theo dân gian, một trong những lý do không nên chuyển nhà vào tháng Chạp là do đặc điểm thời tiết của tháng Chạp. Thông thường, tháng Chạp là thời điểm có nhiều đợt rét đậm kèm theo mưa phùn, điều kiện thời tiết không thuận lợi khiến cho chuyển nhà trở thành một công việc khó khăn, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả. Đồ đạc dễ bị ẩm mốc, dính bẩn, ướt át trong quá trình vận chuyển, việc lau chùi, sắp xếp đồ đạc sẽ mất nhiều thời gian. Trong thời tiết lạnh giá, công việc cuối năm vốn rất bận rộn, những vất vả này khiến con người dễ mệt mỏi, kiệt sức, đó là lý do tại sao tháng Chạp không nên chuyển nhà.
Bên cạnh đó, tháng Chạp là lúc chuẩn bị kết thúc một năm, mọi thứ đang trong giai đoạn của sự hoàn tất, cần ổn định để hướng đến những ngày nghỉ ngơi khi Tết đến. Việc chuyển nhà trong thời điểm này được cho là sẽ phá vỡ sự ổn định của gia đình, xáo trộn năng lượng và không khí yên bình trước thềm năm mới.
Ngoài ra sau khi dọn đồ về nhà mới, các gia đình thường mất nhiều thời gian, tâm tư, công sức để sắp xếp lại cho hợp lý sao cho thuận tiện, giúp mọi người nhanh chóng trở lại nhịp sống bình thường, cảm thấy thoải mái, quen thuộc trong không gian mới. Nhu cầu ổn định lại sinh hoạt và tâm lý lúc này xung đột với cường độ làm việc căng thẳng của tháng cuối năm, khiến ai cũng quá tải và dễ phát sinh cảm giác bất an, stress, khó có tâm thế an nhiên để chào đón năm mới.
Do vậy, người xưa cho rằng việc chuyển nhà nên được tiến hành từ tháng 11 Âm lịch trở về trước, hoặc để ra giêng khi thời tiết ấm áp và công việc đỡ bận rộn hơn, còn tháng Chạp không nên chuyển nhà.
Ngoài ra, nhiều gia đình cho rằng tháng Chạp không nên chuyển nhà vì đây là cách thể hiện sự tôn trọng đối với tổ tiên, bởi đây là khoảng thời gian con cháu tưởng nhớ đến các thế hệ đi trước và người thân đã khuất, là thời gian thực hiện nhiều lễ cúng, cần giữ sự ổn định ban thờ.
Trong cuộc sống hiện đại, việc chuyển nhà trong tháng cuối năm cũng rất bất lợi vì đây là lúc nhu cầu thuê dịch vụ vận chuyển tăng cao, dẫn đến chi phí cũng đắt đỏ hơn, những chi phí phát sinh cũng cao hơn giai đoạn khác, ảnh hưởng tới ngân sách chuẩn bị Tết.

Ảnh minh họa (Nguồn: Getty)
Vì sao không cắt tóc trong tháng Giêng?
Cách nói “tháng Giêng không được cắt tóc” xuất phát từ niềm tin trong dân gian và không hề có bằng chứng khoa học.
Theo quan niệm của nhiều địa phương ở Trung Quốc xưa, đặc biệt là vùng nông thôn, người ta tin rằng nếu cắt tóc trong tháng Giêng sẽ mang đến vận xui, sợ rằng tài lộc sẽ tiêu hao suốt cả tháng.
Ngoài ra, nhiều người cho rằng thời tiết trong tháng đầu tiên thường khá lạnh và việc không cắt tóc là điều bình thường. Do đó, mọi người thường chỉ cắt tóc vào tháng 12 âm lịch và kiêng cắt tóc hoặc cầm kéo vào tháng Giêng âm lịch.
Quà 8/3 tặng mẹ cảm động giúp ngày lễ trở nên ý nghĩa
Việc chọn quà 8/3 tặng mẹ cảm động không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà còn làm ấm lòng và mang lại niềm vui cho đấng sinh thành.
Các gia đình "vượt khó" khi kinh tế eo hẹp
Công việc gặp khó khăn, giảm thu nhập, một số mặt hàng thiết yếu tăng giá… ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của các gia đình hiện nay. Với sự chu đáo, đảm đang, nhiều chị em khéo léo tính toán, vận động người thân cùng thực hành tiết kiệm, nỗ lực duy trì chất lượng cuộc sống.
Vì sao mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu tồn tại bất chấp thời đại?
Tiến sĩ Madeleine A. Fugère - GS Tâm lý học xã hội tại Đại học Bang Eastern Connecticut (Mỹ) đã chia sẻ những lý do bất ngờ đằng sau mâu thuẫn trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu.
Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu
Dành thời gian cho trẻ nhỏ có thể giúp ông bà minh mẫn, vui vẻ và thậm chí khỏe mạnh hơn về lâu dài.
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.
Bắt nhịp sau Tết
Sau những ngày Tết vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái, người lớn trở lại với công việc, trẻ em đến trường. Nhanh chóng lấy lại sức khỏe, cũng như rèn luyện con cái vào nền nếp, thích nghi với môi trường đi học là điều phụ huynh quan tâm. Để đầu năm được thuận lợi, suôn sẻ, các gia đình có sự chuẩn bị chu đáo, giữ tâm trạng vui vẻ, lan tỏa năng lượng tích cực, cùng nhau nỗ lực học tập, làm việc tốt hơn.
Cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp được không?
Nhiều người cho rằng việc cúng ông Công ông Táo phải thực hiện trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên chuyên gia lại phân tích điều ngược lại.