Yêu 360°

Xuất hiện xu hướng “sống thử từ xa” trong mùa dịch

Thứ năm, 05/08/2021, 11:08 AM

“Sống thử từ xa” đã trở thành xu hướng của nhiều cặp vợ chồng trẻ Nhật Bản trong thời gian qua. Họ chọn cách sống riêng nhưng bật video cả ngày để có cảm giác gần nhau.

Ngày 21/7 vừa qua, chương trình "Hatori Shinichi Morning Show" của TV Asahi đã về xu hương sống thử từ xa của các cặp vợ chồng trẻ Nhật Bản - những người thích hoặc buộc phải sống riêng.

Họ giữ liên lạc qua ứng dụng gọi video miễn phí trong nhiều giờ, thậm chí suốt đêm. Một cặp đôi xuất hiện trong chương trình cho biết họ để ứng dụng mở cả đêm để họ có thể "thức dậy cùng nhau" và chỉ tắt nó khi làm việc. Bằng cách này, họ cảm thấy như họ đang ở bên nhau, mặc dù một người sống ở Tokyo và người kia ở Ibaraki.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sống thử từ xa không yêu cầu phải trò chuyện liên tục, hai người thậm chí không cần phải tương tác, họ có thể tiếp tục với lịch trình của riêng mình nhưng việc bật ứng dụng video trong thời gian đó khiến họ cảm thấy được kết nối. Chỉ cần nghe âm thanh từ hoạt động của người kia, chẳng hạn như máy sấy tóc, rửa bát hoặc xem TV sẽ khiến các cặp đôi cảm thấy dễ chịu hơn.

 Một trong những ưu điểm của sống thử từ xa là tính độc lập. Cặp đôi không cảm thấy bị áp lực phải làm những gì đối phương muốn, mỗi người có thể làm theo thói quen của riêng mình mà vẫn cảm thấy gần gũi với nhau. Một số thậm chí còn xem phim cùng nhau, hoặc ăn tối cùng nhau theo cách này.

Sống thử từ xa không tồn tại trong văn hóa Nhật Bản nhưng đại dịch Covid-19 mang nó đến và khiến nó ngày càng phổ biến vì những hạn chế do chính quyền đưa ra đã buộc nhiều người phải sống tách biệt và tìm cách duy trì kết nối.

Dù xu hướng này là giải pháp hiệu quả để giúp các đôi yêu xa gắn bó hơn trong đại dịch nhưng nhiều người xem truyền hình và chuyên gia tình yêu xem đây như một hình thức giám sát.

Bình luận viên Toru Tamagawa của TV Asahi cho biết: “Tôi nghĩ điều đó thật tốt khi bạn mới bắt đầu và đang yêu, nhưng khi những cảm xúc đó dần mất đi, tôi nghĩ rằng sự kết nối liên tục sẽ dẫn đến chia tay. Tôi nghĩ rằng mối quan hệ sẽ kết thúc trong tình trạng giống như bị giám sát”.

T. Linh (Theo Odditycentral)  
Tỉnh thành nào ở Việt Nam kết hôn muộn nhất và ly hôn nhiều nhất?

Tỉnh thành nào ở Việt Nam kết hôn muộn nhất và ly hôn nhiều nhất?

Độ tuổi kết hôn trung bình tại Việt Nam là 27,3 tuổi, trong đó nam là 29,4 tuổi và nữ là 25,2 tuổi. Tỉnh có độ tuổi kết hôn muộn nhất chênh lệch gần 3 tuổi so với trung bình.

Vì sao người xưa lấy nhau khi chưa biết mặt nhưng lại ít ly hôn?

Vì sao người xưa lấy nhau khi chưa biết mặt nhưng lại ít ly hôn?

Đàn ông thời xưa muốn ly dị vợ vì bất hòa trong hôn nhân không hề dễ dàng bởi cuộc hôn nhân này không đơn giản chỉ là người chồng muốn ly hôn.

Chia tay ngày Valentine

Chia tay ngày Valentine

Chia tay đã khó khăn, chia tay với ai đó ngay trước thềm Valentine càng khiến nhiều người cảm thấy nhẫn tâm và tội lỗi.

Vì sao có tới 3 ngày Valentine?

Vì sao có tới 3 ngày Valentine?

Bên cạnh ngày Lễ tình nhân mà phần lớn mọi người đều biết vào ngày 14/2 hay còn được gọi là Valentine đỏ, thế giới còn có nhiều ngày “Lễ tình yêu” vô cùng thú vị là Valentine Trắng và Valentine Đen.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì, những ai nên thực hiện?

Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì, những ai nên thực hiện?

Khám sức khỏe trước khi kết hôn là hình thức sàng lọc quan trọng để xây dựng cuộc sống gia đình bền vững và góp phần nâng cao chất lượng dân số. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều cặp đôi chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này.

Trẻ vị thành niên chiếm 20% các ca mang thai tại Việt Nam

Trẻ vị thành niên chiếm 20% các ca mang thai tại Việt Nam

Thông tin từ Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho thấy, tỷ lệ trẻ vị thành niên có thai ngoài ý muốn đang chiếm khoảng 20% các ca mang thai ở nước ta.

Con nhà lính

Con nhà lính

Là con nhà lính, chơi đánh trận giả, tôi luôn phải dũng cảm và… hy sinh trên tuyến đầu lửa đạn. Là con nhà lính, tuổi thơ tôi sống trong gia đình mà như doanh trại.