Nếp nhà

Yêu thương từ gian bếp

Thứ tư, 06/12/2023, 10:48 AM

Tháng rồi, tranh thủ chồng được nghỉ phép, Ngọc bàn bạc trang trí lại khu vực nhà bếp, bởi nhiều năm qua, nơi này là không gian sinh hoạt yêu thích, chứa đựng biết bao tình cảm gắn bó của cả nhà. Ngọc kêu thợ sơn lại bộ bàn ăn, vẽ hoa trên các vách tường, đặt vài chậu rau thơm cho không khí tươi mát, thêm chiếc võng để các con nằm chơi, đợi mẹ nấu cơm, làm bánh.

Hơn 12 năm qua, từ khi lập gia đình, nhớ lời dạy của má “chịu cực nấu nướng chăm sóc sức khỏe chồng con, bếp ấm nhà mới vui”, nên dù bận rộn, Ngọc vẫn luôn sắp xếp, dành thời gian nấu ăn. Nhà gần chợ nên Ngọc thường dậy sớm mua thịt cá, rau củ sơ chế trữ trong tủ lạnh, khi cần là có sử dụng ngay. Ngọc thường hỏi ý chồng con thích ăn gì để nấu hợp khẩu vị nên bữa cơm lúc nào cũng vui. Nhiều khi vừa dọn cơm lên, các con đã hỏi mai mẹ cho ăn món gì, rồi nịnh mẹ nấu ngon nhất. Nhìn các con ăn nhiều, khỏe mạnh, lên cân, Ngọc càng có động lực để học hỏi nấu ngon hơn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ngoài những bữa cơm thông thường, Ngọc cũng hay thay đổi thực đơn như làm xôi mặn, bánh bông lan, các loại cháo, bánh canh… vừa ăn vừa biếu hàng xóm lấy thảo. Những ngày cuối tuần, chồng Ngọc thay vợ vào bếp, các con xúm xít phụ cha, bữa cơm vì thế cũng “chất lượng” hơn vì gia vị nêm nếm có cả tình yêu thương mọi người dành cho nhau. Theo thời gian, bữa cơm làm vợ chồng, con cái thêm gần gũi, chồng Ngọc bớt đi nhậu để dành thời gian về nhà ăn cơm chung. Bữa cơm thêm vui khi các con kể chuyện trường lớp, bạn bè, vợ chồng Ngọc thêm hiểu tính cách, sở thích của con, cùng hợp tác dạy con cách ăn nói, cư xử… Các con ngoan, học giỏi vun đắp gia đình nhỏ thêm ấm áp.

Nhớ hồi đó, dù đi đâu, chị em Ngọc cũng nôn về ăn cơm với má. Mâm cơm đâu có gì cao sang, chỉ là mớ cá, ốc ba bắt ngoài ruộng, má kho quẹt với tép mỡ ăn kèm canh rau tập tàng hái trong vườn mà bữa cơm nào cũng sạch nồi vì má nấu rất ngon. Ba cũng rất mê cơm nhà của má, trước khi đi đám tiệc, thường dằn bụng trước một chén. Ba rất tự hào về má và nhắc các con học hỏi để chăm lo gia đình riêng sau này. Theo gương má, chị em Ngọc gìn giữ nếp nhà bằng sự vén khéo, hòa thuận và ai cũng có khả năng đóng vai trò “bếp trưởng”. Khi nhà có đám tiệc, mỗi người có dịp trổ tài “món ruột”, anh chị em ăn uống, khen nhau, nghĩa tình thêm đong đầy…

Đối với Ngọc, gian bếp là nơi giữ lửa hạnh phúc nên hết sức chăm chút để có những món ăn đảm bảo vệ sinh, bổ dưỡng cho người thân. Nhà yên vui thì bếp mới nồng đượm yêu thương, mỗi bữa cơm là sự kết nối, nhân lên tình cảm gia đình. Ngọc tin rằng, mai sau các con lớn lên chắc chắn sẽ nhớ về tổ ấm của mình với những kỷ niệm sum vầy ngọt ngào trong gian bếp.

Cát Tường  
Cùng nhau vượt khó

Cùng nhau vượt khó

(NSMT) - Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thuận lợi mà có những “khúc quanh” đột ngột như mất việc làm, ốm đau… Ðiều quan trọng, người trong cuộc đừng bi quan mà hãy suy nghĩ tích cực, tìm cách vượt qua nghịch cảnh. Sẽ đáng quý hơn nếu như trong lúc thắt ngặt, thất bại, có sự chung tay trợ giúp của gia đình.

Hạnh phúc hơn khi sinh đủ 2 con

Hạnh phúc hơn khi sinh đủ 2 con

Nhiều hộ dân tộc Khmer ở TP Cần Thơ thực hiện tốt thông điệp của ngành dân số thành phố “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con”. Dẫu có lúc khó khăn về kinh tế nhưng các cặp vợ chồng đều cùng nhau vượt qua để xây dựng gia đình tiêu biểu, hạnh phúc.

Nhà chật đến mấy vẫn phải tránh đặt bếp 4 hướng này để không lục đục, ốm đau

Nhà chật đến mấy vẫn phải tránh đặt bếp 4 hướng này để không lục đục, ốm đau

Bếp không chỉ đơn thuần là nơi nấu nướng mà còn mang theo nguồn năng lượng hỏa, ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ. Có một số lỗi phong thủy khi đặt bếp nấu mà nhiều gia đình Việt thường mắc phải.

Giải trí ảo, hậu quả thật

Giải trí ảo, hậu quả thật

Hiện nay, sử dụng mạng xã hội là hình thức giải trí phổ biến, nhất là đối với chị em phụ nữ. Các chị lên mạng cập nhật kiến thức, mở rộng quan hệ, kết giao bạn bè, nhiều chị đầu tư viết nội dung, xây dựng hình ảnh trên trang cá nhân thật lung linh để có like… Và rồi không ít trường hợp bị các thiết bị công nghệ cùng thế giới ảo chi phối quá mức, xao nhãng trách nhiệm đối với người thân, gây bao hệ lụy…

Khi mẹ là cô giáo

Khi mẹ là cô giáo

Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?