Nếp nhà

Vì sao “trước cửa nhà có tam xung dễ mất người và của cải”?

Thứ ba, 05/12/2023, 14:18 PM

Khi mua hoặc xây nhà phải chú ý đến cách bố trí, hướng nhà, ánh sáng, thông gió và các vấn đề khác của ngôi nhà để tạo ra một môi trường sống thoải mái và lành mạnh.

Về cách bố trí nhà cửa, người xưa có câu nói phong thủy phổ biến: “Trước cửa có tam xung dễ mất người và của cải”, vậy “tam xung” ám chỉ điều gì?

Tam có nghĩa là ba, tam xung là ba điều xung khắc. Ý nghĩa của cả câu là nếu trước cửa nhà có ba điểm xung khắc thì mất người và của. Ba điểm xung đó là ba loại địa hình đường cụt, đường thẳng và vách đá.

Con đường cụt

Con đường cụt đại diện cho sự kết thúc và ở đây ám chỉ sự kết thúc của sự nghiệp và tương lai. Trước cửa đối mặt với con đường cụt có thể khiến các thành viên trong gia đình gặp khó khăn trong sự nghiệp, tương lai đáng lo ngại, thậm chí không có tương lai.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đường lao thẳng vào nhà

Trước nhà có con đường lao thẳng vào tạo thành một “mũi tên bắn” thẳng vào nhà. Địa hình này vi phạm thế “lộ xung sát” tức là “đường chết” trong bố cục nhà cổ đại và ảnh hưởng rất lớn đến người sống trong ngôi nhà.

Một tình huống rất thực tế thế này, khi cửa nhà bạn mở ra trên trục đường chữ T – nơi các phương tiện giao thông qua lại nhiều thì việc ô nhiễm tiếng ồn không thể tránh khỏi. Tiếng ồn ảnh hưởng đến sinh hoạt và nghỉ ngơi của gia đình.

Sống trong môi trường ồn ào lâu ngày có thể dẫn đến căng thẳng tinh thần, tăng huyết áp và các vấn đề sức khỏe khác như suy giảm thính lực, mất cân bằng thể trạng vì chất lượng giấc ngủ suy giảm.

Trước cửa nhà có con đường lao thẳng vào còn gặp tình huống như khi các phương tiện tham gia giao thông không may gặp tai nạn có thể sẽ lao thẳng vào trong nhà. Điều này có hại cho vận mệnh của gia chủ, vì họ rất có thể sẽ gặp tai nạn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong phong thủy có thuyết, nếu đường đi thẳng vào cửa nhà sẽ hình thành một luồng khí thông thẳng vào trong nhà. Luồng khí này rất mạnh bạo, hung bạo và cực kỳ nhanh. Đây chính là câu nói “một đường thẳng, một cây thương”. Điều này cũng vi phạm nguyên tắc luồng khí “hỷ hồi toàn, kỵ trực xung” tức là điều vui vẻ đến rồi lại đi, điều xung xấu thì đi thẳng vào. Như vậy, gia đạo và sự nghiệp của gia đình hay bị chặn ngang nên các thành viên trong nhà sẽ gặp nhiều thăng trầm.

Cửa là nơi hút gió quan trọng nhất của toàn bộ ngôi nhà và là nơi thu tài lộc, nếu đường đi thẳng vào nhà thì luồng khí hỗn loạn cũng theo đó đi vào. Người xưa nói, luồng khí này sẽ cuốn trôi của cải trong nhà. Về lâu dài, tài lộc không tích tụ, nhà cửa bị hư hại, vận rủi xảy ra, đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến vận may tài chính của người trong gia đình. Dẫn đến tài vận không được tốt, tăng thêm nguy cơ hao hụt tiền bạc theo thời gian.

Vách đá

Vách đá tượng trưng cho sự bất ổn, nguy hiểm. Việc bạn sinh sống ở vùng núi và dựng nhà quay mặt vào vách núi dễ dẫn đến rủi ro. Hoặc chưa có rủi ro nhưng người trong nhà sẽ luôn phải sống trong sự bất an.

Mặc dù cách bố trí nhà cửa của người xưa ẩn chứa những khía cạnh huyền bí. Nhưng việc chúng ta hiểu được sự thật đằng sau những câu nói này vẫn rất có ích cho đến ngày nay.

Vậy làm thế nào để tránh “ba xung trước cửa dễ mất người và của cải”?.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Duy trì một môi trường gia đình hài hòa và dễ sống có ý nghĩa nhất định đối với sức khỏe thể chất, tinh thần và vận may của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, khi chọn nơi sinh sống, tránh những nơi trực tiếp đối mặt với những địa hình đã nói trên để đảm bảo gia đình hạnh phúc, ổn định, thịnh vượng.

Trong trường hợp đã trót mua một ngôi nhà ở một trong ba nơi này, hoặc được thừa kế nhà đất của cha ông để lại có thể thực hiện một số biện pháp để giảm thiểu những tác động bất lợi như trồng cây trước cửa nhà hoặc xây một bức tường để ngăn chặn tác động của ngoại cảnh.

Bên cạnh đó, tu sửa tâm tính cũng là phương pháp chữa bách bệnh và mọi lỗi phong thủy.

T. Linh (Theo Secret China)  
“Đồng vợ, đồng chồng...”

“Đồng vợ, đồng chồng...”

(NSMT) - Ðể xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có sự vun đắp, phối hợp ăn ý của các thành viên trong nhà. Ði làm kiếm tiền, tạo dựng kinh tế hay ở nhà nội trợ, nuôi dạy con cái… đều quan trọng như nhau. Nhiều cặp vợ chồng thấu hiểu vai trò của bạn đời nên cư xử khéo léo, trân trọng, song cũng không ít trường hợp xem nhẹ “người ở nhà”, dẫn đến sứt mẻ tình cảm…

Nói với nhau...

Nói với nhau...

(NSMT) - Trong đời sống hôn nhân, giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng, bởi không chỉ gắn kết tình cảm mà còn giúp vợ chồng hiểu nhau hơn. Dù bận rộn, mỗi bên cần dành thời gian trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ, cùng điều chỉnh bản thân cho thêm hòa hợp với bạn đời. Đừng để vì lý do nào đó mà vợ chồng rơi vào tình trạng mất kết nối, “nghẽn mạch” trong giao tiếp, sẽ dễ phát sinh hiểu lầm, rạn nứt tình cảm gia đình.

Nghĩa vợ chồng

Nghĩa vợ chồng

(NSMT) - Cô Thủy trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 70, da dẻ hồng hào, tươi tắn. Chú Thành - chồng cô Thủy, trạc tuổi vợ, nhìn cũng rất phong độ, khỏe mạnh. Cô Thủy tiết lộ bí quyết, nhờ giữ tinh thần luôn thoải mái kết hợp luyện tập thể thao nên cô chú lúc nào cũng vui vẻ, gia đình yên ấm. Các con cô Thủy đều có công việc ổn định, hiếu thảo, góp phần vun đắp hạnh phúc cha mẹ thêm vẹn tròn.

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Ly hôn là một quyết định khó khăn đặc biệt khi có con. Nhiều cặp vợ chồng đã chán ngấy nhau nhưng vẫn cố ở lại vì con mà không biết hậu quả nặng nề đến mức nào.

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

(NSMT) - Câu nói cuối cùng của người cha trước khi rời bỏ thế giới khiến chị nhớ mãi. Cha chị vẫn như thế, lo lắng và chu toàn mọi điều đến tận giây phút cuối đời.

Bước qua đổ vỡ

Bước qua đổ vỡ

Khi lập gia đình, ai chẳng mong muốn có được hạnh phúc vững bền. Thế nhưng, vì nhiều yếu tố, không ít chị em phụ nữ phải dừng cuộc hôn nhân, chọn sống đơn thân. Bằng nghị lực, sự tự tin và tình yêu thương con, các chị đã vượt qua nghịch cảnh, xây dựng cuộc sống mới tốt hơn cho mình.

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Một người cha không trọn vẹn, không ít lần những lúc điên dại sẵn sàng cầm roi đánh con không xót nhưng khi tâm hồn đó bình yên lại xót xa, chăm bẵm trong tâm thức của một người làm cha. Tình thương đó dù "khuyết tật" nhưng lớn lao, vĩ đại.