Startup

Phạm Nghĩa – người đưa cá thác lác vượt đại dương

Thứ sáu, 28/05/2021, 16:46 PM

Từ con cá thác lác đồng ít giá trị, Phạm Nghĩa đã đưa chúng bơi vượt đại dương và đang trở thành món hàng đặc biệt làm quà tặng khi du khách đến Cần Thơ.

Thời gian gần đây, người dân tại TP Cần Thơ truyền tai nhau về một sản phẩm chả cá thác lác rút xương vừa ngon lại vừa độc lạ của Công ty Cổ phần Thực phẩm Phạm Nghĩa (Phạm Nghĩa Food). Đặc biệt, sản phẩm này đang dần trở thành món quà ý nghĩa để gửi tặng khách phương xa mỗi khi đến Cần Thơ và vùng ĐBSCL. Nhưng ít ai biết rằng chàng giám đốc của công ty đã trải qua một quá trình khởi nghiệp gian truân ra sao để đưa được sản phẩm ra thị trường không chỉ trong nước như ngày hôm nay.

Ước mơ khởi nghiệp

Từ khi còn là sinh viên, anh Phạm Trọng Nghĩa (sinh năm 1986, quê tại Cần Thơ) đã bắt đầu ấp ủ ước mơ khởi nghiệp. Trước khi bén duyên với con cá thác lác, anh Nghĩa đã trãi qua 8 năm kinh nghiệm nuôi ếch và nuôi cá tra. Năm 2005, chàng trai học ngành Quản trị kinh doanh của Trường đại học Cần Thơ bắt đầu tập tành nuôi ếch Thái Lan và ếch Đài Loan từ khu vườn của người bạn. Thấy được thị trường nuôi ếch có nhiều tiềm năng, chàng trai 20 tuổi quyết thực hiện kế hoạch nuôi ếch của mình từ nguồn vốn ban đầu không quá 20 triệu đồng.

dsc_2317-1651

Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Phạm Nghĩa (áo trắng) cho rằng, thành công của công ty như ngày hôm nay là may mắn có được những người cộng sự vừa có tâm vừa có tầm.

“Vì còn là sinh viên, gia đình lại khó khăn nên để có tiền nuôi ếch tôi đã phải vay 4 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ sinh viên lập nghiệp và vay thêm tiền của những bạn bè thân. Những lứa ếch đầu thành công, tôi dùng để trả khoản nợ của người thân và lai tạo thêm nhiều lứa ếch mới. Tuy nhiên, bởi sự thiếu kinh nghiệm và nguồn vốn eo hẹp nên không lâu sau đó, tôi đành từ bỏ việc nuôi ếch”, anh Nghĩa chia sẻ.

Không nản chí, đến năm 2007, khi thị trường cá tra đang nổi lên rầm rộ, anh Nghĩa quyết định thuê một ao khoảng 1ha để nuôi thử nghiệm ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Sau khi thành công anh tiếp tục thuê thêm 2 ao nữa để tăng sản lượng. Đến năm 2010, thị trường cá tra trở nên biến động, nhiều rủi ro, thấy được điều này, anh  Nghĩa bán dần đi các ao để thu hồi vốn và tập trung lại việc học để hoàn thành chương trình đại học.

Khó khăn nhưng không từ bỏ “duyên” với cá thác lác

Sau 8 năm chật vật với nghề nuôi ếch và nuôi cá tra, những tưởng khó khăn đó đã thiêu rụi hết nhiệt huyết khởi nghiệp của chàng trai trẻ. Nhưng không, chàng sinh viên năm nào nay đã rắn rỏi kinh nghiệm, khó khăn chỉ khiến anh thêm quyết tâm hiện thực hóa ước mơ của mình.

20180925_162857-1647

Chả cá thác lác rút xương Kim Sa được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng và hiện đang là mặt hàng chủ lực, được lãnh đạo địa phương chọn làm quà cho khách phương xa.

Năm 2012, anh Nghĩa bắt đầu bén duyên với nghề nuôi cá thác lác. Nhận thấy thị trường nuôi cá thác lác đang hết sức mới mẻ, nhiều nhà hàng trên địa bàn thành phố cần cung ứng số lượng lớn thương phẩm; thêm vào đó những lợi thế được thiên nhiên ưu đãi của vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long rất thích hợp nuôi con cá này nên một lần nữa Nghĩa quyết tâm “tầm sư học đạo” để nghiên cứu cách nuôi và chế biến cá thác lác. Sau quá trình học hỏi kinh nghiệm, anh Nghĩa bắt đầu nuôi những lứa cá đầu tiên.

Năm 2015 là cột mốc quan trọng trong cuộc đời khởi nghiệp của chàng trai Cần Thơ, khi anh quyết định thành lập Công ty TNHH MTV Phạm Nghĩa T&N. Khởi nghiệp thời gian đầu bao giờ cũng khó khăn. Để có thể mở được công ty, Nghĩa tận dụng luôn căn nhà đang ở không quá 12m2 để mở văn phòng công ty và làm xưởng chế biến chả cá thác lác.

Lúc này công nhân của công ty chỉ có 6 người, bao gồm mẹ, em gái và hai cô hàng xóm lăn vào làm công nhân. Trong xưởng cũng chỉ có một cái tủ đông duy nhất và tất cả công đoạn chế biến chả cá đều là thủ công. Những ngày cúp điện, do thịt chả cá không được đảm bảo, anh đành nhìn hàng trăm ký chả cá bị hư hỏng phải bỏ đi.

Những ngày đi “chào hàng” tại các nhà hàng trên địa bàn thành phố là những kỉ niệm không quên đối với anh. Hàng ngày, Nghĩa phải dậy từ rất sớm để đi giới thiệu sản phẩm. Do sản phẩm mới nên khách hàng ban đầu còn hạn chế, mặc khác do còn làm thủ công nên nhiều sản phẩm còn sót xương cá, dẫn đến hàng bị trả về.

 “Mình có phương án kinh doanh tốt, nhưng khổ nổi công ty lại không đủ vốn để mở rộng ao nuôi và xưởng chế biến. Mặc trời mưa hay nắng, ngày nào tôi cũng cầm hồ sơ vay vốn chạy đôn chạy đáo tìm gần chục ngân hàng để xin vay nhưng họ đều lắc đầu từ chối. Thật ra lúc đó tôi cũng nản chí lắm, không muốn về nhà để đối mặt với sự thất vọng của mẹ và em gái. Tuy nhiên, tôi nghĩ mình còn trẻ, thua keo này thì mình bày keo khác”, anh Nghĩa nói về những khó khăn khi công ty không có vốn đầu tư.

Lúc này anh thay đổi phương án kinh doanh, không gấp gáp trong việc mở rộng thị trường mà chú trọng vào chất lượng sản phẩm. Anh quan tâm từ khâu chọn con giống, quy trình nuôi đến giai đoạn thành phẩm đều được kiểm tra gắt gao. Không lâu sau đó, sản phẩm của của công ty Phạm Nghĩa đã có mặt trong các siêu thị, những khách hàng khó tính, như Coop.mark, MM Mega Market, BigC, Lotte Mart, Satra, Vinmark, Bách Hóa Xanh và các nhà hàng... Khi sản phẩm của Phạm Nghĩa khẳng định được chất lượng và bao trùm ở nhiều cửa hàng, từ đó anh Nghĩa vay được vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất.

Thành quả sau những nổ lực

Khởi nghiệp từ một công ty phải tận dụng nhà ở không quá 12m2 làm xưởng, nay Phạm Nghĩa đã có một trụ sở công ty với diện tích hơn 10.000m2 và hơn 200 công nhân; năng suất hoạt động hàng chục tấn/ngày. 

Sản phẩm của Phạm Nghĩa Food, hiện đã có mặt hầu hết các siêu thị lớn, phủ sóng hết 63 tỉnh thành với 70 nhà phân phối, đại lý. Đồng thời, mặt hàng chả cá Phạm Nghĩa nay đã xuất bán qua nhiều nước như: Hàn Quốc, Canada, Úc, Mỹ... được những thị trường khó tính tiếp nhận bởi chất lượng, an toàn, hợp tiêu chuẩn quốc tế. Phạm Nghĩa cũng là doanh nghiệp đầu tiên đạt chứng nhận vườn ươm công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (KVIP) và liên tục nhận nhiều giải thưởng nổi bật.

vung_nuoi_1_master-1632

Vùng ao nuôi cá thác lác của Công ty Cổ phần Thực phẩm Phạm Nghĩa đạt tiêu chuẩn VIETGAP.

Sau quá trình nghiên cứu để cho ra nhiều sản phẩm mới, nay công ty Phạm Nghĩa đã có hơn 32 món ăn chế biến từ chả cá thác lác, có cả quán ăn đối chứng. Đặc biệt, chả cá thác lác rút xương Kim Sa được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng và hiện đang là mặt hàng chủ lực, được lãnh đạo địa phương chọn làm quà cho khách phương xa, là “bộ mặt” sản phẩm quà tặng trong thời buổi Cần Thơ chưa có mặt hàng tặng phẩm chủ lực.

Anh Nghĩa cho biết: Hiện, công ty đang liên kết với các hộ nuôi cá trong vùng để bao tiêu sản phẩm và đảm bảo chất lượng đầu ra. Đầu tư hai vùng nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP nhằm khép kín quy trình từ vùng nuôi đến bàn ăn. Trong đó có vùng nuôi tại Thới Lai được công nhận là vùng nuôi đạt chuẩn GlobalGAP duy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Sắp tới, công ty sẽ mở rộng diện tích nuôi cá thác lác, đồng thời sẽ tung ra thị trường sản phẩm mới – độc, lạ. Mục tiêu của công ty là dẫn đầu thị trường cung ứng về sản phẩm chế biến từ cá thác lác trong và ngoài nước; mở rộng sản xuất, cung ứng những sản phẩm tiện lợi hơn với những sản phẩm đã ướp và chế biến sẵn.

Chia sẻ về bí quyết để có được thành công như ngày hôm nay, anh Nghĩa cho biết “Tôi khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng, để được thành quả như ngày hôm nay không có gì ngoài nhiệt huyết của tuổi trẻ, tầm nhìn luôn đổi mới, sáng tạo và cả táo bạo trong đầu tư. May mắn nhất của tôi là có được những người cộng sự vừa có “tâm” vừa  có “tầm” đã giúp đỡ và bên cạnh tôi những lúc khó khăn nhất.

Hồng Thắm  
CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng

CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng

(NSMT) - Để Grab trở thành siêu ứng dụng 2 tỷ đô như ngày hôm nay, CEO Anthony Tan đã làm việc 20 giờ/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á để thuyết phục tài xế dùng thử ứng dụng grab.

Về quê khởi nghiệp

Về quê khởi nghiệp

"Từng trải qua hơn 15 năm tha hương mưu sinh, tôi thấu hiểu nỗi niềm không đâu bằng quê nhà. Vì vậy, khi có điều kiện, tôi vận dụng kinh nghiệm nghề nghiệp, mở cơ sở may gia công để tạo việc làm, thu nhập tại chỗ cho người lao động". Anh Võ Trầm Hương, 36 tuổi, chủ cơ sở may gia công, ấp Thới Bình A2, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, bộc bạch về "cơ duyên” với nghề".

Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp

Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp

(NSMT) - Để thu hút thanh niên tham gia tổ chức Đoàn ở địa phương, lãnh đạo BCH Đoàn thanh niên xã An Hiệp (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), bằng nhiều nguồn vốn, đã hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp bằng nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả.

Tự học để khởi nghiệp

Tự học để khởi nghiệp

Khởi nghiệp là hành trình đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của mỗi bạn trẻ, vì vậy việc tự học, tự tích lũy thêm kinh nghiệm rất hữu ích, giúp bạn trẻ tự tin lập nghiệp, khởi nghiệp. Đồng hành cùng sinh viên (SV) khởi nghiệp, tổ chức Đoàn - Hội các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ chú trọng tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, tập huấn kỹ năng mềm, cùng các chương trình thực tập, tham quan doanh nghiệp, mô hình khởi nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức thực tế và hun đúc tinh thần khởi nghiệp cho người trẻ.

Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024

Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024

(NSMT) - Ban Thường vụ Thành đoàn Cần Thơ, Hội Doanh nhân Trẻ TP Cần Thơ và Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo FUNDGO vừa có buổi trao đổi thông tin về việc tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp năm 2024 dành cho thanh niên ĐBSCL.

Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất

Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất

Khu vườn trồng dứa Nam Mỹ và cây không khí của anh Nguyễn Phạm Minh Châu, 26 tuổi, ở Lộ Ngã Bát, đường Trương Vĩnh Nguyên, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thu hút khách tham quan bởi màu sắc rực rỡ, tuyệt đẹp. Là kỹ sư xây dựng nhưng anh Châu lại chọn khởi nghiệp với những loài cây không lớn lên nhờ đất.

Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy

Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy

(NSMT) - Trước thực trạng đã có nhiều người thiệt mạng trong các vụ cháy ở các khu chung cư, một nhóm học sinh Sóc Trăng đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong các vụ cháy chung cư.