Phòng mạch

1/6 dân số thế giới bị ảnh hưởng do không có con

Thứ sáu, 07/04/2023, 10:23 AM

Báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, cứ 6 người thì có 1 người bị vô sinh.

Vô sinh không phân biệt đối xử Báo cáo được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 3/4, phân tích các nghiên cứu thực hiện từ năm 1990 đến năm 2021. Đây là công trình đầu tiên của WHO về vô sinh trong một thập kỷ qua.

WHO xác định rằng khoảng 17,5% người trưởng thành trên toàn thế giới bị vô sinh vào một thời điểm nào đó, đồng thời nhận thấy con số này có rất ít sự khác biệt giữa các khu vực giàu và những nơi nghèo hơn.

"Trên toàn cầu, ước tính cứ 6 người thì có 1 người bị ảnh hưởng bởi việc không thể có con vào một thời điểm nào đó trong đời, bất kể họ sống ở đâu và sở hữu tài nguyên như thế nào", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong lời mở đầu báo cáo.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Theo đó, trong suốt cuộc đời, 17,8% người trưởng thành ở các nước có thu nhập cao và 16,5% người trưởng thành ở các nước có thu nhập thấp và trung bình bị ảnh hưởng bởi bệnh vô sinh.

Đây là báo cáo đầu tiên của WHO về vô sinh trong một thập niên qua. Ông Tedros cho biết báo cáo này tiết lộ "một sự thật quan trọng: vô sinh không phân biệt đối xử".

WHO đã xem đây là "thách thức sức khỏe lớn trên toàn cầu". Tuy vậy, tổ chức này nhấn mạnh khó khăn trong việc so sánh tình hình ở các khu vực khác nhau do thiếu dữ liệu từ một số quốc gia.

Khi nào cần khám vô sinh hiếm muộn? Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tỉ lệ vô sinh, hiếm muộn ngày càng tăng cao là nhiều cặp vợ chồng chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc khám vô sinh để phát hiện bệnh và điều trị sớm.

Ở Việt Nam, các cặp vợ chồng thường có kế hoạch sinh con khi đã ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, sự quan tâm lại thường chỉ tập trung vào chi phí và cuộc sống sau khi đã có con, còn vấn đề sức khỏe sinh sản lại bị lãng quên.

 Với các tác động xấu từ môi trường và điều kiện sống, học tập, sinh hoạt như hiện nay, việc thụ thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đặc biệt, tình trạng vô sinh thứ phát ở nữ liên quan đến việc nạo phá thai và các bệnh phụ khoa đang ngày một gia tăng.

Do đó, thăm khám vô sinh hiếm muộn giúp người dân biết rõ tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân. Hơn thế, dựa vào các triệu chứng, thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân vô sinh và hướng điều trị tốt nhất có thể cho bệnh nhân.

ThS. BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo, BV Phụ sản Trung ương cho rằng, người Á Đông thường có quan điểm, phải lập gia đình mới được quan hệ tình dục. Tuy nhiên, hiện nay giới trẻ sống thử và quan hệ với nhau đã sớm hơn khá nhiều. Do đó, thời gian quan hệ tình dục thực hoặc thời gian đã quan hệ mà không dính bầu đã phải tính là thời gian quan hệ về mặt sinh học.

ThS. BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo, BV Phụ sản Trung ương

ThS. BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo, BV Phụ sản Trung ương

“Các nhà khoa học cho rằng, nếu chúng ta quan hệ tình dục thực với nhau, không dùng các biện pháp tránh thai mà trên 1 năm không có bầu cần cân nhắc đi khám tìm nguyên nhân để bảo vệ cơ quan sinh sản tốt nhất”, BS Thành nói.

Vị bác sĩ cho biết thêm, với phụ nữ trên 35 tuổi và không thể mang thai sau 6 tháng cố gắng thụ thai cần phải đi khám, kiểm tra ngay vì càng để lâu thì khả năng sinh sản càng ngày càng kém đi rất nhiều. Đặc biệt, sau 40 tuổi khả năng mang thai gần như hạn hữu, rất kém.

Bên cạnh đó, bác sĩ Thành cũng nhấn mạnh, những người chuẩn bị lập gia đình cần phải đi khám tiền hôn nhân để nếu 1 trong 2 người mắc các bệnh như viêm nhiễm, viêm gan, HIV,.. sẽ tìm các biện pháp sàng lọc. 

“Hiện nay, có sự phát triển thêm công nghệ Gen sàng lọc các cặp vợ chồng có gen nguy cơ dị tật bất thường, từ đó đưa ra những tư vấn di truyền tiền hôn nhân để họ có các giải pháp.

Một là cân nhắc lại mối quan hệ, hoặc nếu quyết tâm lấy nhau phải có hỗ trợ của y học, tránh những trường hợp lấy nhau rồi đẻ ra những thế hệ phía sau, chất lượng sinh sản kém”, vị bác sĩ chia sẻ.

Thuý Ngà  
Lời khuyên

Lời khuyên "vàng" cho người cao huyết áp

Cao huyết áp là một bệnh lý tim mạch mãn tính, vì vậy người bệnh cần hiểu biết các thông tin để tăng hiệu quả điều trị, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Ca ghép thận thành công đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Ca ghép thận thành công đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

(NSMT) - Sau 02 tuần tiến hành phẫu thuật lấy thận, người hiến thận cho bệnh nhân hiện đã bình phục và trở lại cuộc sống bình thường. Còn phía bệnh nhân nhận thận, sức khỏe cũng đã ổn định, các chỉ số cận lâm sàng tiến triển thuận lợi, các chức năng thận của bệnh nhân đã phục hồi gần như bình thường.

3 quy tắc

3 quy tắc "vàng" giúp tập thể dục thể thao đạt hiệu quả

Chìa khóa để giảm cân lành mạnh là tập thể dục chăm chỉ và đều đặn. Biết những gì tốt nhất cho cơ thể và thực hiện kết hợp các bài tập một cách nghiêm túc.

Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?

Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?

Tình trạng nắng nóng kéo dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong, trong khi đó, giới hạn chịu nhiệt của con người không cao.

Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật

Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật

Phụ nữ sau 30 tuổi bắt đầu có những thay đổi về cả thể chất khi nồng độ hormone suy giảm, quá trình mất xương dần bắt đầu, nguy cơ ung thư vú cũng tăng lên. Chính vì vậy, bên cạnh chế độ ăn uống và lối sống khoa học, phụ nữ ở độ tuổi này nên chú ý thực hiện các xét nghiệm định kỳ để đề phòng nguy cơ bệnh tật.

Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?

Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?

Thời điểm vào hè, không ít phụ huynh lên kế hoạch cho con cái đi học bơi. Tuy nhiên, trẻ từ mấy tuổi nên bắt đầu học bơi là thắc mắc của không ít cha mẹ.

Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?

Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?

Thời tiết nắng nóng, cơ thể dễ ra mồ hôi khiến nhiều người có thói quen tắm liên tục để giải nhiệt. Thói quen này liệu có tốt?