Sống khỏe

11 dấu hiệu sau tiêm vaccine COVID-19 cần đưa trẻ đến bệnh viện

Thứ ba, 19/04/2022, 10:04 AM

(NSMT) - Không chỉ chuẩn bị kỹ càng trước và khi đưa trẻ đi tiêm vaccine COVID-19, cha mẹ cần đặc biệt chú ý theo dõi các dấu hiệu của trẻ sau tiêm.

Việt Nam đang triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Tính đến 18h ngày 18/4, số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 19.526 liều (mũi 1).

Mặc dù, đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào có phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 nhưng đây là đối tượng khá nhạy cảm do độ tuổi còn nhỏ, do đó các chuyên gia lưu ý bậc phụ huynh cần theo dõi trẻ sau tiêm để phòng trường hợp trẻ có những phản ứng, dấu hiệu bất thường.

Tiêm vaccine Covid-19 là phương pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất phòng chống dịch (Ảnh minh họa)

Tiêm vaccine Covid-19 là phương pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất phòng chống dịch (Ảnh minh họa)

Vì sao trẻ cần tránh vận động mạnh sau tiêm vaccine COVID-19?

Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm vaccine COVID-19, TS Lê Kiến Ngãi - Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương - nhấn mạnh, cha mẹ cần lưu ý các mốc thời gian sau khi tiêm của trẻ: 30 phút tại điểm tiêm chủng; 24 tiếng sau tiêm; 3 ngày sau tiêm, 1 tuần và 28 ngày sau tiêm…

Trong 3 ngày đầu sau tiêm vaccine, phụ huynh cần chú ý không để trẻ vận động mạnh, thực hiện các hoạt động gắng sức hay chơi thể dục thể thao.

Ngoài ra, theo chuyên gia, sau khi trẻ tiêm vaccine, cha mẹ cần ghi nhận nhiệt độ của trẻ mỗi 4 - 6 giờ.

Trẻ sốt dưới 38,5 độ C cha mẹ cần cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

Trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 giờ cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ trẻ thường xuyên sau khi tiêm (Ảnh minh họa)

Cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ trẻ thường xuyên sau khi tiêm (Ảnh minh họa)

Nếu thấy trẻ sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm, cha mẹ tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

Không nên cho trẻ ngủ một mình, để ý trẻ khi ở quá lâu trong nhà vệ sinh hay phòng riêng.

Trẻ cần ngủ đủ và uống đủ nước, hạn chế uống những chất kích thích như cà phê, nước ngọt, trà sữa, nước tăng lực.... Trẻ không cần kiêng tắm hay thức ăn gì, trừ những thức ăn đã từng khiến trẻ dị ứng trước đây.

11 dấu hiệu sau tiêm vaccine COVID-19 cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện

Bên cạnh việc chuẩn bị kỹ càng cho trẻ trước và trong khi tiêm thì cha mẹ cũng cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ sau khi tiêm. Nếu thấy 1 trong các dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời:

- Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;

- Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;

- Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;

- Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;

- Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;

- Đường tiêu hóa có dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;

- Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;

- Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường;

- Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn;

- Sốt cao liên tục trên 38,5 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

- Vị trí tiêm thường sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ nên cần tiếp tục theo dõi, sưng to nhanh thì đi khám ngay.

Thúy Ngà  
Hành trình em bé sinh non chỉ nặng hơn 1kg: Từ lưỡi hái tử thần đến sự sống mãnh liệt

Hành trình em bé sinh non chỉ nặng hơn 1kg: Từ lưỡi hái tử thần đến sự sống mãnh liệt

(NSMT) - Một câu chuyện đầy xúc động về hành trình hồi phục của bé Đ.A.T – một em bé sinh non chỉ nặng hơn 1.000 gram tại tuần thai 29 tuần 3 ngày, vượt qua vô vàn thử thách để trở về với gia đình trong niềm hạnh phúc ngập tràn của các bác sĩ Bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ.

Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?

Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?

Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chính vì thế, nhiều chị em băn khoăn và lo lắng liệu lạc nội mạc tử cung có thai được không, cũng như các ảnh hưởng khác của bệnh.

Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc,

Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, "cản bước" hành trình làm mẹ

Làm mẹ là thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng chỉ vì căn bệnh này mà nhiều chị em vẫn chưa thể mang thai.

Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động

Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động

(NSMT) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.

Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO

Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO

(NSMT) - Ngày 04/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ), lọc máu liên tục, hồi sức nội khoa tích cực.

Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc

Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc

Bệnh viện phát hiện cậu bé bị teo thị giác, tình trạng tế bào thần kinh thị giác co lại do tổn thương lâu dài. Các bác sĩ lo ngại cậu bé phải đối mặt với tình trạng mù vĩnh viễn.

Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực

Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực

(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.