Nhịp sống

3 điều nên, 8 điều tránh trong ngày Tết Đoan ngọ

Thứ hai, 10/06/2024, 11:23 AM

Tết Đoan ngọ, hay còn gọi tết Đoan dương, Tết diệt sâu bọ là ngày lễ truyền thống của người Việt, diễn ra vào mùng 5/5 âm lịch hàng năm. Năm 2024, Tết Đoan ngọ rơi vào thứ 2, ngày 10/6 dương lịch. Theo quan niệm dân gian, có một số việc nên và không nên làm trong ngày này.

Vì sao gọi là tết Đoan ngọ?

Tết Đoan ngọ hiểu đơn giản thì là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng. "Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 - 13h, ăn Tết Đoan ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan ngọ tức là lúc Mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất.

Mặc dù một số nước châu Á khác cũng ăn Tết Đoan ngọ nhưng ngày lễ này của chúng ta lại có bản sắc riêng, mang ý nghĩa riêng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những việc nên làm trong Tết Đoan ngọ

Theo truyền thống, trong ngày Tết Đoan ngọ 5/5 âm lịch, mọi người thường thực hiện các nghi thức sau.

Giết sâu bọ

Dân gian quan niệm, trong ngày Tết Đoan ngọ, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn. Người miền Bắc thường diệt sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm bằng các món cơm rượu nếp, bánh gio và trái cây như mận, vải... Trẻ em vừa ngủ dậy, còn ở trên giường đã được cho dùng các món này và cả trứng luộc, được bôi hùng hoàng vào thóp đầu, ngực, rốn để diệt sâu bọ, sau đó mới đi rửa mặt mũi, chân tay.

Còn người lớn khi vừa dậy không được đặt chân xuống đất ngay mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ rồi ăn một quả trứng vịt luộc. Sau đó họ mới bước chân ra khỏi giường, uống một ít rượu hoặc ăn bát cơm rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đến ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Cúng Tết Đoan ngọ

Tùy theo phong tục của mỗi vùng và từng gia đình, ngoài hoa, trái cây chua sẽ có thêm một số sản vật truyền thống như cơm rượu nếp, bánh gio.

Dân gian tin rằng các loại thức ăn với đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng có thể giết sâu bọ trong cơ thể, giữ cho con người không bị bệnh tật. Người Việt thường chuẩn bị trái cây đúng mùa như vải, mận, cùng với bánh tro và đặc biệt là rượu nếp để cúng trong Tết Đoan ngọ.

Ngoài miền Bắc chú trọng bánh gio, thì ở các tỉnh miền Trung, món không thể thiếu trong mâm cơm cúng là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ vài chục bánh trở lên. Ngoài ra, theo truyền thống của người miền Nam, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tắm nước lá

Vào ngày mùng 5/5 âm lịch, sau khi ăn cơm rượu nếp để giết sâu bọ, nhiều gia đình chuẩn chuẩn bị nước tắm từ các loại thảo dược như lá mùi, lá tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre… Người xưa cho rằng, việc tắm lá thuốc giúp cơ thể thơm tho, khoan khoái dễ chịu, trị được cảm mạo và xua mầm bệnh. Nhiều người cũng dùng nước lá thơm để gội đầu, xông.

Những điều kiêng kỵ trong Tết Đoan ngọ 

Tránh làm rơi hay mất tiền

Rơi tiền bạc hay ví trong ngày Tết Đoan ngọ được cho là làm rơi mất tài lộc, khiến tài vận đi xuống. Vì vậy vào ngày này dù đi đâu, mọi người đều cẩn thận bảo vệ tài sản và tiền bạc.

Không soi gương sau nửa đêm

Quan niệm dân gian cho rằng vào ngày 5/5 âm lịch, mọi người không nên soi gương lúc 24h vì khoảng thời gian này âm khí hoạt động mạnh, nếu soi gương hay chụp ảnh thì rất dễ chiêu dụ âm khí, không tốt cho sức khỏe và có thể xảy ra những hiện tượng khó lý giải.

Kiêng để dép lộn xộn

Dân gian cho rằng, giày dép trong tiếng Hán đồng âm với từ "tà", nếu để lộn xộn, lung tung thì sẽ dễ chiêu dụ tà khí. Vì vậy theo dân gian, sau khi đi ra ngoài về, mọi người nên để giày dép gọn gàng, vừa đảm bảo vệ sinh và thẩm mỹ cho căn nhà, vừa đúng phong thủy.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Không đặt chân xuống đất khi vừa ngủ dậy

Theo quan niệm của người xưa, vào sáng 5/5, người lớn khi mới ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho thật sạch, sau đó mới bước xuống bàn ăn một bát con rượu nếp, hoa quả để "diệt sạch sâu bọ".

Tránh dừng chân nơi âm u

Trong ngày 5/5 âm lịch, các cụ thường dặn nếu đi ra khỏi nhà thì không nên dừng chân ở những nơi âm u, những nơi được cho là nhiều tà khí như bệnh viện, nghĩa trang hay nhà tang lễ… vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái

Trong ngày Tết Đoan ngọ, nếu đi du lịch hoặc đi xa và có ý định mua đồ lưu niệm, nhiều người khuyên nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, với ý nghĩa tránh rước thêm tà về nhà.

Không chọn phòng đầu tiên, cuối cùng ở hành lang khách sạn

Theo phong thủy, hai vị trí này dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, nhiều người cho rằng không nên ở trong những phòng bài trí các đồ vật mang tính chất tôn giáo như tranh tượng phật, thánh… bởi tác dụng chính của những vật phẩm này là trấn áp tà khí, chứng tỏ nơi này có thể nhiều tà.

Không đi du lịch, không tham quan lăng tẩm, địa đạo

Nhiều người kiêng đi du lịch ngày 5/5 âm lịch vì cho là dễ bị hao tốn tiền bạc.

Đặc biệt, việc tham quan lăng tẩm, địa đạo hay các khu chiến tích cổ xưa cũng được cho là không nên bởi đây đều là những địa điểm chứa nhiều năng lượng âm tính. Nếu bắt buộc phải đi, tốt nhất là tránh tới những nơi này sau 15h.

--->4 món ăn chay “diệt sâu bọ” trong dịp Tết Đoan Ngọ

Phương Anh  
Cà Mau: Chăm lo đời sống, an sinh xã hội cho người có công với cách mạng

Cà Mau: Chăm lo đời sống, an sinh xã hội cho người có công với cách mạng

(NSMT) - Vừa qua, ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký ban hành Kế hoạch về việc đẩy mạnh các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa, chính sách người có công với cách mạng. Thực hiện cao điểm từ 31/3 đến ngày 14/4.

Cà Mau: Thưởng 3 triệu đồng cho người tố giác hộ tàng trữ công cụ kích điện

Cà Mau: Thưởng 3 triệu đồng cho người tố giác hộ tàng trữ công cụ kích điện

(NSMT) - Chiều 28/3, tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Chỉ thị số 17 và phong trào thi đua thực hiện Chỉ thị 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thủy sản có tính hủy diệt.

Cần Thơ: Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường thu hơn 4 tấn rác tái chế với trên 3.000 phần quà trao đi

Cần Thơ: Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường thu hơn 4 tấn rác tái chế với trên 3.000 phần quà trao đi

(NSMT) - Ngày 28/3, Ban Thường vụ Hội Cựu chiến binh phường Cái khế phối hợp với Đoàn thanh niên phường và Trường Tiểu học Cái khế 2, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã tổ chức Ngày hội Thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường lần thứ 6 năm 2025.

Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng khánh thành Trung tâm Tim mạch

Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng khánh thành Trung tâm Tim mạch

Sáng ngày 28/3/2025, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Lễ khánh thành Trung tâm Tim mạch thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh này.

Cà Mau: Tặng Bằng khen cho 19 phóng viên và 22 tập thể, 51 cá nhân các sở, ngành

Cà Mau: Tặng Bằng khen cho 19 phóng viên và 22 tập thể, 51 cá nhân các sở, ngành

(NSMT) - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau tặng Bằng khen cho 19 phóng viên và 22 tập thể, 51 cá nhân của các sở, ngành có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, thực hiện và xử lý vi phạm hành chính về chống khai thác hải sản (thủy sản) bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quyđịnh (IUU) trên địa bàn tỉnh.

Cà Mau: Ngăn chặn khai thác nguồn lợi thủy sản có tính hủy diệt

Cà Mau: Ngăn chặn khai thác nguồn lợi thủy sản có tính hủy diệt

(NSMT) - Ngày 27/3, ông Trần Văn Trung - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau ký ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua thực hiện ngăn chặn khai thác nguồn lợi thủy sản có tính hủy diệt năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Cà Mau: Đa dạng hoạt động Ngoại giao Văn hóa năm 2025

Cà Mau: Đa dạng hoạt động Ngoại giao Văn hóa năm 2025

(NSMT) - Ngày 27/3, ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký ban hành Kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động Ngoại giao Văn hóa năm 2025 trên địa bàn tỉnh.