5 loại thực phẩm mất dinh dưỡng khi hâm nóng
Nhiều loại thực phẩm thường mất đi một số chất dinh dưỡng khi nấu lần đầu, nhưng việc hâm nóng chúng càng làm cho các chất đó trở nên vô dụng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm được hâm nóng hoặc làm lạnh càng nhiều lần, mức độ suy giảm dinh dưỡng và hương vị cũng như cơ hội để vi khuẩn phát triển càng cao.
Dưới đây là 5 loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe khi hâm nóng lại.
1. Bông cải xanh. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các loại rau chứa vitamin tan trong nước như vitamin C sẽ mất đi phần nào giá trị dinh dưỡng khi nấu chín. Một chén bông cải xanh chứa 132mg vitamin C, nhiều hơn mức khuyến nghị hàng ngày cho một người trưởng thành. Tuy nhiên, việc hâm nóng bông cải xanh không chỉ tiêu hao lượng vitamin C trong đó mà còn làm giảm đáng kể folate, dưỡng chất giúp cơ thể hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Không nên hâm nóng món ăn chế biến với cà rốt, củ dền, bông cải xanh. Ảnh: iStock
2. Khoai tây. Khoai tây được nấu kiểu gì cũng ngon, kể cả khi hâm nóng. Theo các nghiên cứu, một củ khoai tây 70g cung cấp khoảng 27mg vitamin C (đáp ứng 45% nhu cầu hàng ngày của cơ thể), nên là “nguồn cung tuyệt vời” sinh tố này. Nhưng cũng giống bông cải xanh, khoai tây sẽ mất đi một phần dinh dưỡng khi hâm lại.
3. Trứng nấu chín. Trứng luộc là một trong số ít thực phẩm giữ được hương vị mà không cần hâm nóng, nhưng nhiều người vẫn thích ăn nóng hơn. Cho dù chế biến bằng cách nào (luộc, chiên, hấp, nướng), việc hâm nóng có thể làm mất đi các chất chống ôxy hóa trong trứng. Ðược biết, lòng đỏ trứng chứa hai chất chống ôxy hóa rất quan trọng cho sức khỏe đôi mắt - lutein và zeaxanthin - giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh nắng, làm giảm đáng kể nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
4. Dầu thực vật. Dầu thực vật bao gồm dầu ô liu, dầu bơ, dầu đậu nành... chứa các axít béo không bão hòa. Khi nung nóng rồi để nguội nhiều lần, những chất béo có lợi cho tim này bắt đầu hình thành các liên kết khác nhau và chuyển hóa thành các axít béo, làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể và dẫn đến nhiều căn bệnh, bao gồm các bệnh tim mạch.
5. Rau củ chứa nhiều nitrat. Cần tây, củ dền, cà rốt và các loại rau lá xanh (bó xôi, rau diếp) rất giàu nitrat, hóa chất vừa có lợi vừa bất lợi cho sức khỏe. Nấu thực phẩm chứa nitrat ở nhiệt độ cao có thể biến chúng thành nitrosamine - một chất sinh ung thư, do đó, luôn nhớ ăn tươi hoặc chỉ nấu chín chúng một lần.
HOÀNG ÐIỂU (Theo HuffPost)
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.
Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm
Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.
5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ
Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.
Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?
Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.
Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?
Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.
5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa
Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.