6 biện pháp phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Trước diễn biến 'nóng' của dịch bệnh đậu mùa khỉ liên tiếp trong những ngày qua, Bộ Y tế đã đưa ra 6 biện pháp phòng chống căn bệnh này.
Bộ Y tế vừa gửi Công văn đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Bộ Y tế cho biết, bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên trên khỉ vào năm 1958, ca bệnh đầu tiên trên người được ghi nhận vào năm 1970 tại Congo. Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc gần gũi, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm mầm bệnh như chăn, ga, gối, đệm.
Bệnh thường diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người bị suy giảm miễn dịch. Thời gian ủ bệnh từ 5 đến 21 ngày (thường từ 6 đến 13 ngày). Bệnh đậu mùa khỉ có các biểu hiện triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa, tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to.

Bệnh đậu mùa khỉ thường diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người bị suy giảm miễn dịch (Ảnh minh họa)
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong đợt bùng phát dịch bệnh đầu mùa khỉ gần đây, từ ca bệnh đầu tiên phát hiện tại Anh ngày 13/5/2022, tính đến 25/5/2022, thế giới đã ghi nhận hơn 158 trường hợp mắc bệnh, 117 trường hợp nghi ngờ tại 19 quốc gia và chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Các ca bệnh được phát hiện đều không có tiền sử đi về từ vùng có dịch và các quốc gia ghi nhận ca bệnh chưa từng lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ trước đây.
Các trường hợp mắc bệnh được xác định là bị nhiễm vi rút đậu mùa khỉ chủng Tây Phi và có đặc điểm giống chủng vi rút lây truyền từ Nigeria sang một số quốc gia năm 2018, 2019. WHO dự báo dịch bệnh đậu mùa khỉ sẽ tiếp tục gia tăng số trường hợp mắc trong thời gian tới.
Để chủ động phòng chống bệnh đậu mùa khỉ đang diễn biến phức tạp, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện 6 biện pháp tạm thời sau:
- Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa, tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
- Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường.
- Che miệng khi ho, hắt hơi.
- Người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời.
- Người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ cần chủ động tự cách ly và tránh quan hệ tình dục; người xác định mắc bệnh phải được cách ly y tế đến khi điều trị khỏi bệnh.
- Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết hoặc sống) có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ, không nên ăn hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã, không ăn thịt động vật chưa nấu chín kỹ hoặc ăn các sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh.
Nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ung thư từ món chân gà khoái khẩu
Từ những hàng quán vỉa hè đến các bữa nhậu, chân gà xuất hiện phổ biến dưới nhiều hình thức như chân gà nướng, chân gà rút xương sả tắc… Tuy nhiên, ít ai biết rằng món ăn hấp dẫn này lại tiềm ẩn hàng loạt mối lo sức khỏe.
Tăng cường giám sát và phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên cả nước có xu hướng diễn biến phức tạp trở lại với sự xuất hiện của các biến thể mới có khả năng lây lan nhanh. Nhằm chủ động kiểm soát tình hình dịch bệnh, không để dịch bùng phát trở lại và triển khai thực hiện khuyến cáo các biện pháp phòng, chống COVID-19 của Bộ Y tế, Sở Y tế thành phố đã ban hành Công văn tăng cường giám sát và phòng, chống COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.26 5 covidTăng cừng công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình hiện nay.
Vì sao không còn cách ly tập trung các ca mắc Covid-19?
Mặc dù số ca mắc Covid-19 ghi nhận rải rác tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước đang có xu hướng tăng nhưng vì sao không phải thực hiện cách ly tập trung?
Cần Thơ: Gần 1.000 người tham gia Ngày hội “Sắc đỏ đoàn viên công đoàn” 2025
Sáng 10/5, tại Khách sạn Công đoàn Cần Thơ, Ban Thường vụ Liên đoàn lao động thành phố Cần Thơ phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ thành phố và Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ tổ chức Ngày hội “Sắc đỏ đoàn viên công đoàn” năm 2025 trong đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, lao động thành phố.
Ra mắt sản phẩm Yến sào Bestnest Hội An tại Supercenter Droppii Cần Thơ
Ngày 16/3/2025, thương hiệu Yến sào Bestnest Hội An chính thức ra mắt tại Supercenter Droppii Cần Thơ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình mang sản phẩm yến sào chất lượng cao đến gần hơn với người tiêu dùng miền Tây Nam Bộ.
Lợi ích của oxy cao áp, có thể bạn chưa biết?
Oxy cao áp giúp xương, vùng nối ghép, vá da nhanh liền, chức năng vùng chấn thương, phẫu thuật nhanh hồi phục, góp phần hỗ trợ kết quả phẫu thuật tốt hơn. Oxy cao áp rất cần trong giai đoạn chuẩn bị và sau phẫu thuật cho bệnh nhân có độ đông máu kém, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim.
Bệnh viện Đa khoa Vinmec Cần Thơ: Bổ sung nguồn lực y tế quan trọng cho miền Tây Nam bộ
Ngày 10/3, Tập đoàn Vingroup khai trương Bệnh viện Đa khoa Vinmec Cần Thơ, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại vùng Tây Nam bộ.