6 điểm khác biệt thú vị khi mang thai con so và con rạ
(NSMT) - Mỗi lần mang thai sẽ mang tới cho mẹ bầu trải nghiệm khác nhau. Theo thống kê, sinh con rạ sẽ có một số đặc điểm sinh lý và tâm lý khác hơn so với sinh con so.
Con so hay con rạ là cách phân biệt thứ tự sinh của các bé. Nếu con so là em bé đầu lòng thì con rạ là cách gọi những bé sinh thứ hai trở đi. Một người phụ nữ có thể có nhiều con rạ, nhưng chỉ có duy nhất một con so. Theo cách gọi thông thường, con so chính là con cả. Còn con rạ chính là con thứ.
ThS.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến - Bệnh viện Phụ sản TW cho biết, ở nhiều người phụ nữ, mỗi lần sinh sẽ là những trải nghiệm khác nhau. Trong lần sinh thứ hai, thứ ba, mẹ bầu sẽ dễ nhận biết và cảm nhận rõ ràng hơn quá trình mang thai so với lần mang thai đầu tiên.
Mẹ bầu “cảm nhận” được việc mình mang thai sớm hơn
Theo ThS.BS Phan Chí Thành, ở người con so, chị em có thể còn hoài nghi việc mình có “thật sự” mang thai hay không khi các triệu chứng thai nghén cũng như kết quả thăm khám chưa rõ ràng.
Tuy nhiên, đối với người con rạ, chị em đã có “kinh nghiệm” từ lần mang thai trước nên sẽ “nhạy cảm” với những thay đổi trên cơ thể mình hơn và sẽ nhận biết được việc mình đang mang bầu sớm hơn.
Vòng bụng của mẹ bầu lớn hơn và bụng bầu thấp hơn
Sau lần sinh trước, tử cung không hoàn toàn trở về trạng thái ban đầu, các cơ thành bụng người mẹ cũng trở nên “yếu hơn”. Do vậy, bụng bầu sẽ “xuất hiện” sớm hơn và xuống thấp hơn khi mang thai con rạ.
Mẹ bầu có thể cảm nhận thai máy sớm hơn
Việc này có thể do sau lần mang thai con so, chị em đã biết thế nào là thai máy nên đến lần mang thai con rạ, chị em sẽ không bỏ sót những cử động đầu tiên của bé trong thai kỳ.
Thông thường, với con so, mẹ bầu thấy con đạp từ khoảng tháng thứ 5, còn với con rạ, “tiếng chào” đầu tiên của bé với mẹ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4.
Cơn co Braxton-Hicks xuất hiện nhiều hơn
Cơn co Braxton-Hicks hay cơn gò “giả” là những cơn co sinh lý, không gây đau, thường xuất hiện vào quý II hoặc quý III thai kỳ. Cơ tử cung giãn ra sau lần sinh trước cộng thêm việc đã từng trải qua những cơn chuyển dạ “giả” giúp mẹ bầu nhận biết các cơn co này tốt hơn và khiến cho số lượng cơn co dường như “nhiều” hơn.
Sinh con rạ có dễ hơn sinh con so?
Theo BS Thành, chuyển dạ ở người con so thường kéo dài 16-24 giờ, con số này ở người con rạ thường là 8-12 giờ. Trong giai đoạn đầu của cuộc chuyển dạ, các cơn co sẽ nhanh và mạnh hơn. Chị em cũng chia sẻ rằng sinh con rạ thường đỡ đau hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những trường hợp mẹ bầu sinh thường cả hai lần.
Sữa non tiết ra sớm hơn
Khi mang thai con so, sữa non thường xuất hiện khi mẹ bầu bước vào những tuần cuối của thai kỳ hoặc có những mẹ bầu đến khi sinh con xong mới tiết sữa. Đến khi mang thai con rạ, chị em có thể thấy sữa non tiết ra từ tuần thứ 27 của thai kỳ.
Có phải con so thường thông minh hơn con rạ?
Nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ số thông minh trung bình của người con đầu thường cao hơn so với người con thứ. Tuy nhiên, hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào để lý giải cho việc này.
BS Thành nhấn mạnh chị em không nên vì “nghe phong thanh” rằng con so thông minh hơn con rạ mà lo lắng cho người con thứ hai của mình. Trên thực tế, trường hợp người con thứ tỏ ra nhanh nhẹn, nhạy bén hơn người con đầu cũng diễn ra rất phổ biến.
“Mỗi lần mang thai là một lần chị em có những trải nghiệm mới với thiên chức thiêng liêng của mình. Mang thai con so, con rạ có những điểm khác biệt nhất định, chị em nên chú ý theo dõi thai kỳ thường xuyên tại các cơ sở y tế có uy tín để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, thuận lợi đón thiên thần chào đời”, bác sĩ Thành chia sẻ.
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, "cản bước" hành trình làm mẹ
Làm mẹ là thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng chỉ vì căn bệnh này mà nhiều chị em vẫn chưa thể mang thai.
Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động
(NSMT) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.
Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO
(NSMT) - Ngày 04/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ), lọc máu liên tục, hồi sức nội khoa tích cực.
Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc
Bệnh viện phát hiện cậu bé bị teo thị giác, tình trạng tế bào thần kinh thị giác co lại do tổn thương lâu dài. Các bác sĩ lo ngại cậu bé phải đối mặt với tình trạng mù vĩnh viễn.
Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực
(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.
Vì sao người chơi golf dễ bị chấn thương khuỷu tay, phòng tránh thế nào?
Bộ môn golf không nổi tiếng với mức độ gây chấn thương cao nhưng ngay cả trong số các golfer chuyên nghiệp, chấn thương vẫn xuất hiện.
Đột tử sau 1 tuần đau vai: Bác sĩ cảnh báo 4 chỗ đau không nên xem nhẹ
Bác sĩ cảnh báo bất cứ ai cảm thấy đau bất thường ở những bộ phận này trên cơ thể nên cần hết sức chú ý vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim