7 cách chăm sóc sức khỏe răng miệng sạch sẽ trong mùa dịch Covid-19
Ngoài chế độ dinh dưỡng và tuân thủ nguyên tắc phòng dịch Covid-19, vệ sinh răng miệng đúng cách là việc cần thiết nhằm một phần chống lây nhiễm virus qua hệ hô hấp.
Không có một phương thức chăm sóc răng miệng đặc biệt nào trong thời điểm này nhằm giúp chúng ta phòng chống lại dịch bệnh. Vấn đề quan trọng là cần tiếp tục thực hiện những biện pháp vệ sinh răng miệng hàng ngày một cách khoa học và đầy đủ.
Dưới đây là 7 cách chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày sạch sẽ trong mùa dịch Covid-19.
Súc miệng, súc họng thường xuyên
Virus COVID-19 xâm nhập đầu tiên ở niêm mạc mũi và miệng, sinh sôi ở đường hô hấp trên (hầu, họng), sau một thời gian ủ bệnh mới di chuyển xuống đường hô hấp dưới (phổi, phế quản). Chăm sóc răng miệng mùa dịch bằng cách súc miệng, súc họng không chỉ tiêu diệt virus, ngăn chúng xâm nhập vào vùng hầu họng mà còn tiêu diệt khi chúng nhân lên phá vỡ tế bào chui ra ngoài, phòng lây nhiễm cũng như chống virus phát tán mạnh hơn.
Ảnh minh họa
Súc miệng, súc họng bằng nước sạch hoặc các dung dịch kháng khuẩn (nước muối sinh lý, dung dịch chứa tinh dầu,...) mỗi lần 5-10ml trong vòng 30 giây nên được thực hiện ngày 2-4 lần, đặc biệt là sau các bữa ăn vặt. Dung dịch súc miệng sát khuẩn (có chứa chlorhexidine, triclosan,...) chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ vì có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi, tăng nguy cơ viêm nhiễm khoang miệng.
Hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều đường
Đường là thủ phạm hàng đầu gây ra tình trạng sâu răng, bởi vì nó cung cấp nguồn thức ăn cho các loại vi khuẩn có hại và làm gia tăng lượng axit bên trong miệng của bạn. Điều này có thể dẫn đến hình thành nên các mảng bám và ăn mòn men răng cũng như ảnh hưởng xấu tới nướu.
Để ngăn ngừa được nguy cơ phải đối mặt với tình trạng sâu răng, tốt nhất bạn nên cố gắng cắt giảm các món ăn có chứa nhiều đường, đồng thời đánh răng và xỉa răng sau mỗi bữa ăn, bao gồm cả bữa ăn nhẹ.
Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm
Ảnh minh họa
Hãy lựa chọn bàn chải mềm, phù hợp với khoang miệng nhằm làm sạch những mảng bám dư thừa của thức ăn hoặc virus trong răng miệng bị đánh bay một cách sạch sẽ. Ngoài ra, thay thế chúng sau ba đến bốn tháng sử dụng.
Uống nước đầy đủ và thường xuyên
Uống nước thường xuyên cũng sẽ giúp rửa trôi đường, axit có hại và các vụn thức ăn. Uống nước còn giúp bảo vệ sức khỏe tốt mùa dịch.
Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày
Các nha sĩ thường khuyên mọi người nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết làm sạch răng miệng đúng cách.
Khi bắt đầu đánh răng, bạn hãy giữ bàn chải đánh răng ở góc 45 độ, hướng về phía đường viền nướu và thực hiện các chuyển động đưa bàn chải một cách nhẹ nhàng, chậm rãi. Mỗi lần, bạn nên đánh răng từ 10-15 lượt, tuy nhiên không nên đánh răng quá mạnh vì nó có thể làm hỏng răng và bào mòn đường viền nướu của bạn.
Nhai kẹo cao su không đường
Nhai kẹo cao su không đường kích thích quá trình tiết nước bọt – yếu tố bảo vệ tự nhiên quan trọng nhất ở miệng chống lại sâu răng và kiểm soát môi trường miệng. Cùng với tác dụng trung hòa và “rửa trôi” các axit ăn mòn răng do mảng bám vi khuẩn gây ra, nước bọt còn cung cấp thêm canxi và phốt-pho cho bề mặt của răng, góp phần nuôi dưỡng men răng.
Dùng dụng cụ cạo tưa lưỡi
Nếu hơi thở của bạn có mùi hôi, ăn uống không thấy ngon miệng thì nên sử dụng ngay dụng cụ cạo tưa lưỡi. Cả hai mặt của lưỡi đều có thể là nơi cư trú lý tưởng của vi khuẩn. Do đó, làm sạch lưỡi sớm ngày nào, răng bạn sẽ không phải chịu tổn thương do vi khuẩn sớm ngày ấy.
Hành trình em bé sinh non chỉ nặng hơn 1kg: Từ lưỡi hái tử thần đến sự sống mãnh liệt
(NSMT) - Một câu chuyện đầy xúc động về hành trình hồi phục của bé Đ.A.T – một em bé sinh non chỉ nặng hơn 1.000 gram tại tuần thai 29 tuần 3 ngày, vượt qua vô vàn thử thách để trở về với gia đình trong niềm hạnh phúc ngập tràn của các bác sĩ Bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ.
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chính vì thế, nhiều chị em băn khoăn và lo lắng liệu lạc nội mạc tử cung có thai được không, cũng như các ảnh hưởng khác của bệnh.
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, "cản bước" hành trình làm mẹ
Làm mẹ là thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng chỉ vì căn bệnh này mà nhiều chị em vẫn chưa thể mang thai.
Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động
(NSMT) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.
Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO
(NSMT) - Ngày 04/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ), lọc máu liên tục, hồi sức nội khoa tích cực.
Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc
Bệnh viện phát hiện cậu bé bị teo thị giác, tình trạng tế bào thần kinh thị giác co lại do tổn thương lâu dài. Các bác sĩ lo ngại cậu bé phải đối mặt với tình trạng mù vĩnh viễn.
Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực
(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.