Uống cà phê mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ nhiễm COVID-19
Cà phê là một loại thức uống khá quen thuộc với người Việt Nam chúng ta. Loại thức uống này không chỉ giúp chúng ta giải khát hay tỉnh táo trong khi làm việc trong thời kì đại dịch mà một nghiên cứu từ đại học Northwestern ở Mỹ đã chỉ ra rằng uống một tách cà phê mỗi ngày có thể ngăn ngừa COVID-19.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Northwestern ở Mỹ đã phân tích hồ sơ của 40.000 người Anh trưởng thành tại Ngân hàng dữ liệu sinh học Biobank của Anh để nghiên cứu mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và COVID-19 được đo trong giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn nhiễm COVID-19 vào tháng 3 đến tháng 12 năm 2020, trước khi có vắc xin.
Ngiên cứu tập trung vào Các yếu tố chế độ ăn uống mà dữ liệu có sẵn và những dữ liệu này trước đây liên quan đến khả năng miễn dịch dựa trên các nghiên cứu trên người và động vật; lượng uống cà phê, trà, rau, trái cây, cá béo, thịt chế biến và thịt đỏ quả hàng ngày của những người tham gia; sự tiếp xúc đầu đời với sữa mẹ.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà phê có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, và nghiên cứu mới cho thấy tiêu thụ cà phê có tác động tích cực đến các dấu hiệu sinh học gây viêm như CRP, interleukin-6 (IL-6) và yếu tố hoại tử khối u I (TNF-I), vốn liên quan đến mức độ nghiêm trọng và tử vong của COVID-19.
Vì vậy uống một hoặc nhiều tách cà phê mỗi ngày có liên quan đến việc giảm khoảng 10% nguy cơ mắc bệnh COVID-19, so với ít hơn một tách mỗi ngày. Hơn nữa, uống cà phê có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở người cao tuổi. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã lưu ý rằng, tác dụng bảo vệ miễn dịch của cà phê đối với COVID-19 là hợp lý và cần được nghiên cứu thêm.
Nghiên cứu còn nói thêm rằng, tuân thủ một số chế độ ăn uống thích hợp giúp làm giảm nguy cơ mắc COVID-19 như tiêu thụ ít nhất 0,67 khẩu phần rau mỗi ngày (nấu chín hoặc sống, trừ khoai tây) có liên quan đến việc giảm nguy cơ nhiễm COVID-19. Tiêu thụ thịt chế biến ít nhất là 0,43 khẩU phần mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn và được bú sữa mẹ khi còn nhỏ sẽ giảm được 10% nguy cơ so với khi không được bú sữa mẹ.
Bài báo nghiên cứu về dinh dưỡng và bảo vệ COVID-19 đã được xuất bản gần đây trên tạp chí Nutrients. Vì vậy bên cạnh việc tuân theo các hướng dẫn hiện đang được áp dụng để phòng chống sự lây lan của dịch COVID-19, thì cách đơn giản khác mà mọi cá nhân chúng ta có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh đó là thông qua chế độ ăn uống và dinh dưỡng.
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.
Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm
Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.
5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ
Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.
Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?
Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.
Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?
Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.
5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa
Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.