7 người con gái của ba
7 đứa con gái của ba, đứa vất vả khó nhọc, đứa không danh phận, đứa gặp tai nạn, đứa bị tạm giam,… ba đều chăm sóc yêu thương hết mực.
Hải
Hải là con vợ lẽ của ba. Hải ra đời mà không được công nhận từ pháp luật, chỉ có ba thừa nhận. Vì thế mà ba dành nhiều tình thương cho em hơn. Ba cho rằng, số phận em sinh ra đã là con-vợ-lẽ nên em càng được yêu thương nhiều hơn so với chúng bạn. Em, là niềm an ủi của ba, là niềm vui của ba cũng là người có thể làm nguôi ngoai cơn nóng giận.
Hải mắc chứng bệnh huyết trắng gần được xem là ung thư nếu không được chữa trị kịp thời. Từ khi ba biết bệnh tình của em, tháng nào ba cũng dẫn em vào bệnh viện huyết học điều trị. Có đợt, em yếu phải nhập viện. Chị em tôi vào thăm Hải, thấy ba ngồi đó, xoa tay, bóp chân cho Hải. Đôi mắt ba hoắm sâu vì những đêm thức trắng. Ba bảo “còn nước, còn tát” ba sẽ tìm mọi cách để chạy chữa cho em.
Người con gái thứ tám
Út vừa sinh ra đã có dáng hình nhỏ thó, lùn tịt. Ba buồn lắm nhưng không vì vậy mà ba bớt phần thương út. Tất cả đồ đạc trong nhà ba đều làm cho “thấp một chút” để vừa tầm với của út. Ngay cả chiếc xe đạp mini ba mua về cho út đi học hồi út vào cấp 2, ba cũng điều chỉnh yên xe cho út chống vừa chân. Ngày út lấy chồng, trước lúc họ hàng nhà gái ra về, ba còn nán lại dặn dò nhà sui: “Con gái út nhà tôi tuy nhỏ nhưng nó lanh lợi, nó học cũng rất giỏi có điều nấu ăn không ngon việc nhà còn hơi vụng về. Anh chị sui thương tui mà thương luôn con gái của tui”.
Ngày út sinh, vì thân hình bé nhỏ nên út không thể sinh thường. Ba chạy xe từ nhà lên bệnh viện gần 30 cây số. Ba cùng mẹ túc trực ở phòng sinh mổ chờ đợi từng giây từng phút út sinh con. Rồi ba thở phào nhẹ nhõm khi hay tin ca mổ thành công tốt đẹp. Cứ thế, hằng ngày, ba nhận nhiệm vụ mang cơm từ nhà lên bệnh viện cho út ăn lấy sức. Ba bảo: “Cơm bệnh viện có gì mà ngon, mẹ mày nấu ăn cho vừa miệng, ba chịu khó chạy xe chút có sao”.
Người con gái thứ bảy
Tôi vào Sài Gòn năm 2001, vào lúc 3h rưỡi sáng ở bến xe miền Đông cùng với ba. Trên tay ba là chiếc vali to tướng đầy những sách vở tôi ôn thi đại học. Trên vai ba là chiếc túi xách đựng đầy quần áo. Ba vừa “tay xách nách mang” vừa nhắc chừng tôi níu vạt áo của ba để khỏi bị lạc. Ba dẫn tôi vào sắp xếp chỗ ở xong xuôi chiều đó ba vội vã ra về. Tôi nhìn theo dáng ba nghiêng nghiêng, lưng áo ướt đẫm mồ hôi dưới ánh nắng chiều 36 độ. Nhìn ba đi men theo đường ray xe lửa cho đến khi khuất tầm mắt, chiếc mũ lưỡi trai lụp xụp, cái lưng khom khom với cái bịch ni lông đựng mấy bộ đồ, bất chợt tôi chảy nước mắt.
10 năm trôi qua, tôi cũng đã lập gia đình và mang thai đứa con đầu lòng. Thai yếu, tôi nghỉ việc ở nhà dưỡng thai, chỉ phụ trông coi kho hàng cho các chị. Và thời gian đó, có lần ba vào Sài Gòn khám bệnh, tôi chở ba về, ra bến xe Miền Đông.
Trước khi lên xe ba dấm dúi vào tay tôi tờ 500 ngàn. Ba nói: “Ba cho con giữ, thèm gì thì mua ăn ba có tiền”. Lần nữa tôi lại chảy nước mắt, lần nữa tôi lại nhìn theo dáng ba liêu xiêu, lưng áo ướt đẫm, cái mũ lưỡi trai lụp xụp và dáng ba đổ nghiêng dưới cái nắng chiều 37 độ C.
Người con gái thứ năm
Chị tôi dẫn về nhà một người thanh niên xăm đầy mình và bặm trợn. Ba tôi ban đầu phản đối nhưng vì thương con, vì lời năn nỉ của anh và vì sự ủng hộ của chị em trong nhà nên ba đồng ý. Ngày cưới chị, ba vẫn một thói quen gửi gắm: “Nhờ anh chị sui dạy dỗ giùm con gái của tui. Cháu nó nói thế nhưng vẫn còn trẻ người non dạ, có gì anh chị yêu thương nó, tui rất biết ơn”.
Và sau lời gửi gắm đó ba cũng ra về với ánh mắt đượm buồn như thể từ nay, ba không còn có thể bảo vệ, chở che chị được nữa.
Chuyện gì đến cũng sẽ đến, anh rể suốt ngày rượu chè bê tha, về nhà đánh chị. Bao nhiêu lần thấy mặt mày chị sưng húp, tay chân tím bầm ba lặng lẽ không nói một lời. Ba kêu mẹ lấy dầu thoa lên những chỗ bầm của chị. Con dại cái mang, ba đã gả con gái đi rồi, hạnh phúc hay đớn đau đều là do sự lựa chọn của chị. Ba đau lòng nhưng không thể nói ra.
Người con gái thứ tư
Khi nhận được cú điện thoại báo tin chị bị tai nạn xe, ba gần như chết lặng. Nhưng ba vẫn bình tĩnh đón chuyến xe đò nhanh nhất có thể để vào bệnh viện Chợ Rẫy cùng chị. Đến nơi, nhìn mặt mày chị nát bươm chân gãy, mái tóc vẫn còn dính máu, ba lúc này như không còn sự mạnh mẽ nào cả. Ba òa khóc lên như một đứa trẻ. Ba ôm chị vào lòng thỏ thẻ: “Con ơi, có sao không?”.
Rồi những ngày sau đó ba túc trực bên chị, đổ bô lau mình, ngồi chờ ngoài phòng phẫu thuật đợi chờ tin chị. Những ngày đó ba không khóc nhưng dường như ba kiệt sức. Ba ra hành lang bệnh viện châm điếu thuốc cho tỉnh ngủ. Khói thuốc bay bay cay xè trong đôi mắt ba lần nữa. Hơn 1 tháng nuôi chị trong bệnh viện, ba đã gầy lại càng gầy hơn.
Người con gái thứ ba
Ca mổ sinh con lần 2 của chị có trục trặc, cũng vì thế nên chị phải làm thủ thuật triệt sản luôn. Ba ngồi ngoài băng ghế bệnh viện buồn rầu, cảm thán: “Tuổi nó còn quá trẻ, triệt sản như vậy sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh”.
Và rồi ba thay phiên cùng mẹ túc trực nuôi chị và cháu. Dường như, ba đã quá quen thuộc với công việc này đến độ ba làm thành thục như mẹ. Ngày ba đón chị từ bệnh viện về, ba dặn mẹ từ nay hạn chế nói hay làm những điều ảnh hưởng đến tâm lý của chị. Đừng để chị căng thẳng vì chị vừa trải qua giai đoạn hiểm nguy.
Người con gái thứ hai
Lúc ngồi trên xe hay ngồi ở quán café đợi, ba tỏ ra bình tĩnh. Ba xếp mấy tờ tiền lại tính khi nào gặp chị rồi cho. Ba để sẵn căn cước công dân và tờ đơn để trình với cán bộ. Ba còn cầm theo hộp bánh từ nhà trải qua 400 cây số định vào cho chị. Vậy mà vừa thấy dáng chị, ba òa khóc nức nở. Lần này ba khóc còn nhiều hơn lần ba gặp chị tư lúc bị tai nạn. Ba lấy cái mũ lưỡi trai xuống, tay cầm ống nghe rồi cứ ngồi khóc tu tu. Ba không nói được lời nào.
Chị hai bị bắt vì tội vận chuyển thuốc lá lậu. Chị bị tạm giam chờ điều tra xét xử. Ba vào thăm chị là lúc chị đã bị tạm giam gần 1 năm. Đời ba, từng nổi tiếng là người đàn ông gia trưởng, mạnh mẽ, cương nghị… nhưng trong hoàn cảnh này, ba trở nên yếu đuối. Ba khóc nhiều như lần tiễn bà nội về nơi an nghỉ cuối cùng. Ba khóc nhiều đến mức tay ba run lên, nước mũi chảy dài cùng nước mắt. Ba đâu ngờ có ngày ba gặp con gái lớn của ba trong hoàn cảnh như thế này.
Ba tôi ít nói. Ai cũng nói ba nghiêm nghị, cộc cằn và khó tính. Nhưng, với một bầy con gái của ba, đứa nào ba cũng yêu thương hết mực.
Bài dự thi cuộc thi viết "Cha và con gái"
Tác giả: Kim Linh Chi
Thông tin Cuộc thi viết chủ đề "Cha và con gái"
Yêu cầu
- Bài viết bằng tiếng Việt, dung lượng 1.000 - 1.500 từ được in trên giấy hoặc gửi qua email do Ban tổ chức cung cấp.
- Bài viết được thực hiện dưới dạng thư tâm tình cha dành cho con gái, con gái dành cho cha hoặc dưới dạng tản văn kể về kỷ niệm vui buồn giữa cha - con; nhật ký viết cho cha - con để lột tả về góc ký ức không quên…
- Ưu tiên những bài dự thi có ảnh nhân vật kèm theo
Đối tượng dự thi
- Tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước đều có thể tham gia dự thi
- Mỗi tác giả được gửi tối đa ba (03) bài dự thi.
- Tác phẩm được chọn đăng báo sẽ được trả nhuận bút theo quy định của tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam.
Thời gian nhận bài thi
- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 19/04/2023 đến ngày 19/06/2023 tính theo dấu bưu điện.
- Lễ tổng kết và Gala Trao giải diễn ra vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/06/2023.
Địa chỉ nhận bài thi
- Bài dự thi online gửi qua email: [email protected].
- Bài dự thi viết tay hoặc đánh máy gửi về Tòa soạn Gia đình Việt Nam (Địa chỉ: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội).
Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi "Cha và con gái" kèm thông tin tác giả, địa chỉ, số điện thoại. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ tham dự cuộc thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện
Thông tin liên hệ
Tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Điện thoại: 0903.344571 (Nhà báo Đông Hường) hoặc 0973957126 (Đồng chí Bùi Hải Én).
Lưu ý: Tòa soạn chọn bài có nội dung phù hợp, biên tập sơ bộ (không làm thay đổi nội dung) để đăng báo. Bài chọn đăng được nhận nhuận bút theo quy định
Để biết thông tin chi tiết về cuộc thi mời quý độc giả xem tại đây!
Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ
(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.
Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?
(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer
(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói
Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…
Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương
(NSMT) - Tối 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ khai mạc Festival Gạch Gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 tại Làng nghề sản xuất gạch, gốm kênh Thầy Cai (xã Nhơn Phú-huyện Mang Thít). Ông Hồ Đức Phớc - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Vĩnh Long: Khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh
(NSMT) – Sáng 16/11, tại khu dân cư T&T Phước Thọ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp cùng Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh – Du lịch xanh”.