Xưa - Nay

Âm vang đàn đá mừng Xuân

Thứ năm, 13/01/2022, 10:51 AM

Trong không khí hân hoan hướng đến kỷ niệm 62 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi (17-1-1960 - 17-1-2022) với nhiều hoạt động sôi nổi. Trong đó, có lễ công bố xác lập kỷ lục “Công viên Bến Tre - Công viên địa phương trưng bày các bộ đàn đá đa kích thước với số lượng nhiều nhất tại Việt Nam (13 bộ)”.

Bộ đàn đá không chỉ góp phần tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho thành phố xứ Dừa mà còn là không gian văn hóa lành mạnh, vui tươi cho mọi tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, tại buổi lễ có phần trình diễn hòa tấu nhạc cụ bằng dừa và đàn đá với bài “Dáng đứng Bến Tre”.

Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh ghi hình buổi diễn hòa tấu nhạc cụ bằng dừa và đàn đá.

Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh ghi hình buổi diễn hòa tấu nhạc cụ bằng dừa và đàn đá.

Để chuẩn bị tốt cho buổi biểu diễn trong lễ công bố xác lập kỷ lục (dự kiến diễn ra lúc 19 giờ ngày 16-1-2022, tại Công viên Bến Tre), cũng như xây dựng chương trình phát trực tuyến trên Fanpage, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh đã tổ chức ghi hình buổi biểu diễn phục vụ công chúng bản hòa tấu nhạc cụ bằng dừa và đàn đá với bài “Dáng đứng Bến Tre” nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Ngọc - Đội Tuyên truyền lưu động thuộc Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh chia sẻ: Đàn đá là nhạc cụ độc đáo của núi rừng Tây Nguyên. Biểu diễn đàn đá là loại hình mang đậm nét văn hóa đặc trưng của vùng cao. Việc hòa âm phối khí, diễn tấu các làn điệu dân ca Bến Tre, các bài hát về Bến Tre bằng đàn đá phối hợp với các nhạc cụ làm từ dừa được Đội Tuyên truyền lưu động nghiên cứu và tập luyện các tác phẩm hòa tấu để âm thanh của sông nước xứ Dừa được hòa quyện với âm thanh đá rắn rỏi của vùng Tây Nguyên. Qua đó, tạo nên “món ăn tinh thần” đậm chất dân tộc và văn hóa bản địa, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập.

Buổi trình diễn gồm nhiều nhạc cụ. Bên cạnh âm vang đàn đá, còn có bộ nhạc cụ bằng dừa như: đàn cò, đàn bầu, đàn tranh, đàn ghi ta, bộ trống… Giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm rất quen thuộc, với câu hát “Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió, có phải người còn đó là con gái của Bến Tre…”. Hòa với âm thanh trầm bổng, du dương của bộ đàn đá và bộ nhạc cụ bằng dừa, tạo nên một bản nhạc đặc sắc “vừa quen vừa mới”. Nhiều cảm xúc theo bài hát quê hương.

Chị Trần Thị Anh Thư - diễn viên Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, là người trình diễn đàn đá trong bản hòa tấu nêu trên. Chị là một trong những thành viên đầu tiên được nghệ nhân Trương Đình Chiếu chỉ dạy ngay từ những ngày đầu bộ đàn đá được khánh thành và đưa vào sử dụng. Theo chị Anh Thư, đàn đá không khó để tiếp cận và tập luyện, chỉ cần luyện tập vài lần theo hướng dẫn là có thể đàn được. Khi hòa với bài Dáng đứng Bến Tre thì tạo nên một bản nhạc rất đặc biệt. Chị đã bày tỏ niềm vui và vinh dự khi được chọn trình diễn cho buổi lễ quan trọng sắp tới.

  Với 13 bộ đàn đá do nghệ nhân Trương Đình Chiếu lắp đặt, được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 16-1-2021. Công trình chào mừng Đại hội XIII của Đảng và kỷ niệm 61 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi. Mỗi bộ đàn đá nặng khoảng 5 tấn, gồm 20 cây đá tương ứng 20 nốt nhạc/bộ đàn. Nghệ nhân Trương Đình Chiếu gốc TP. Hồ Chí Minh, là người đam mê với âm nhạc. Ông có thể chơi được 100 loại nhạc cụ và phối khí cùng lúc 10 loại nhạc cụ khác nhau.

Nghệ nhân Trương Đình Chiếu  từng chia sẻ: “Bộ đàn đá là tất cả tâm huyết, tình cảm của tôi dành cho quê hương xứ Dừa. Tôi đã dành sự đầu tư lớn hỗ trợ cho công trình này với mong muốn không chỉ là bảo tồn mà còn phát triển các giá trị văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để cộng đồng, quần chúng nhân dân tiếp cận, thụ hưởng và tiếp tục làm cho văn hóa dân tộc Việt Nam phát triển”.

Qua hơn 1 năm đưa vào sử dụng, bộ đàn đá đã thu hút các tầng lớp nhân dân và du khách đến tham quan, tìm hiểu, góp phần tạo điều kiện để nhân dân trên địa bàn, trong đó có đoàn viên, thanh niên và học sinh thành phố được tiếp cận với loại hình văn hóa độc đáo, đặc trưng của núi rừng hòa quyện cùng âm điệu đờn ca tài tử của vùng đất Nam Bộ, cùng các điệu hò, lý của vùng đất xứ Dừa làm phong phú hoạt động văn hóa tại địa phương.

Giữa thời khắc giao mùa, đất trời chuyển mình mừng xuân, trăm hoa đua nở, không khí rộn ràng đón xuân sang, âm vang đàn đá và bộ nhạc cụ dừa ngân lên làm thổn thức lòng người. Đi qua một năm nhiều gian khó, tình đất, tình người càng thêm gắn bó, cùng chung lòng vượt khó đi lên.

Bài, ảnh: Ánh Nguyệt

Link bài gốc tại Báo Đồng Khởi Online

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.

Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn

Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"

(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).