Nếp nhà

Ba từng "lạc lối" nhưng tôi đã chọn thứ tha

Thứ tư, 10/05/2023, 08:10 AM

Ba từng "lạc lối" khi chạy theo người phụ nữ bán hoa tàn nát nhưng tôi đã chọn thứ tha cho ba dù chẳng dễ dàng gì.

Người miền Trung hiếm ai gọi bố. Quê tôi ít nghe tiếng cha. Tiếng ba là tiếng thương lòng. Một lần khẽ cất mênh mông vô bờ. Tiếng ba theo suốt mùa kí ức, hôm nay và mãi về sau vẫn thế.

Người ta hay bảo con gái gần gũi mẹ thì hơn. Dù gì, ba cũng là đàn ông. Vậy đó mà từ hồi ba tuổi tôi đã ở với ba nhiều hơn mẹ.

Công cuộc mưu sinh chưa bao giờ dễ thở với bất cứ ai. Thị thành cứ thế cuốn xô mẹ đi mải miết. Gia đình thiếu trống một chút tình thương và ba đã thay mẹ dùng cả trái tim yêu thương bao bọc, nuôi nấng tôi.

Thoáng nghĩ, ba sẽ vụng về trong cách nuôi nấng một đứa trẻ, ai hay ba làm tốt không kém gì người mẹ đủ đầy kinh nghiệm. Quần áo ba giặt sạch trơn. Tắm rửa rất là kỹ lưỡng. Món nào ba nấu cũng ngon. Giấc ngủ lo từng li từng tí, mùa hè bật quạt, mùa đông đắp chăn. Không nói bằng lời hay ý đẹp nhưng sâu thẳm trái tim ẩn giấu tình thương không gì đong đếm. Ba cưng cô công chúa nhỏ lắm, dù có lúc tôi lì lợm như con trai.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cái lì đôi lần khiến ba đâm bực, nổi giận. Mà những khi như thế ba chẳng biết cách nào cho tôi ngoan, ngoài việc cho vào mông mấy roi. Đánh con với ai đó là bạo lực. Nhưng bao nhiêu lằn trên mông tôi là y như bấy nhiêu cái quất ngược lòng ba vậy. Có lẽ, dùng roi là cách cuối cùng để dạy con khi mà những lời bằng miệng trở nên vô tác dụng.

Tôi khóc mếu máo, rống to thấy thương cả khuôn mặt. Em bé bồng bông cũng vẫn không sợ. Khóc rồi nín, nín lại lì. Và cứ thế lại được thưởng đòn no nê. Tuổi thơ mà, kể ra in dấu đỏ chót cũng vui. Có thế bây giờ mới có kỉ niệm để nhớ trong tâm tưởng đúng không nào bạn thân mến ?

Một thời đã xa, từ hồi tôi lên ba, lần đầu tiên đi học cũng chính là lần đầu tiên tôi rời vòng tay ba yêu dấu hòa mình vào môi trường mới lạ hoàn toàn. Trường mẫu giáo nơi có cô và bạn bè đồng trang lứa. Tưởng đi học là vui lắm hóa ra tôi sợ ghê luôn. Đôi mắt đo đỏ, rồi òa khóc nức nở. Tôi níu áo, giữ tay ba như nam châm hít cứng vậy. Tôi chỉ muốn ba bế về nhà thôi. Thực sự thử thách này không dễ với ba. Nếu không cứng rắn, quyết tâm dứt tình sẽ có thể không hoàn thành nhiệm vụ cho con đi học. Ba vội quay đi khi cô giáo ra bồng dỗ dành. Ngày đầu tiên đi học thế đó. Không có mẹ chỉ có ba.

Ngày hai buổi ba đón đưa đi về. Trước lạ rồi sau cũng quen, dần dần tôi yêu thích việc học hơn. Ở trường biết bao điều hay tôi lại về kể cho ba nghe. Cái miệng ríu rít huyên thuyên kể hoài không thôi. Ba nghe rồi cười. Những nụ cười rất tươi. Nhưng có lần ba lại khóc vì một chuyện ở trường xảy đến với tôi, không phải tôi kể mà ba chứng kiến.

Hôm ấy, tôi bị đau bụng, cô giáo lấy nhầm thuốc xổ sán. Tôi uống vào mặt mày tái mặt, co giật trợn tráo mắt. Ai nấy đều hốt hoảng. Điện thoại báo về, ba cuống cuồng chạy lên, mặt ba xanh tái gấp trăm lần tôi, vội vàng đưa đi bác sĩ cứu gấp liền. Tôi biết ba như muốn bật khóc ngay khoảnh khắc thấy con gái thân người mềm nhũn như cọng bún. Chỉ khi tôi ổn ba mới nhẹ nhõm thở phào. Thế đấy, ba lo cho con gái biết chừng nào. Con gái như là một phần cuộc đời ba vậy.

Rồi tôi lớn dần lên theo quy luật tự nhiên cũng là sự ghi nhận xứng đáng cuộc đời dành cho đôi bàn tay cần lao dưỡng dục con cái mà ba phải đảm nhận chức phận bất đắc dĩ "gà trống nuôi con" khi mẹ vắng nhà.

Ba còn được thưởng xứng đáng bằng những lời khen mà cô thầy hay nói về tôi mỗi khi họp phụ huynh. Hạnh phúc và hãnh diện gì hơn khi con cái học hành chăm ngoan. Tôi thấy mình không phụ ba khi gắng giữ thành tích nằm trong tốp đầu của lớp. Động lực cho ba phấn đấu trong cuộc sống chính là lúc nhìn vào học lực của tôi trong sổ liên lạc, những con số be bé chứa ý nghĩa lớn lao, chúng như là món quà giá trị nhất tôi dành cho ba.

Còn ba, thương tôi bằng những buổi đi xem nhạc hài, lô tô biểu diễn. Ba tôi là vậy đó, nghiêm ngắn mà trách nhiệm, đứng đắn mà tình cảm. Trong mắt tôi, ba là gương mẫu tuyệt vời nhất đời.

 Nhưng nào biết vạn nỗi cuộc đời, những lúc bất thình lình bão tố xô tấp khiến hình tượng vững như đồng chao nghiêng, đổ sập một cách phũ phàng.

Một ngày kia ba gieo nỗi buồn vào đời tôi bằng việc tự mình hủy hoại nhân cách, đập tan hình tượng cao đẹp. Một mối quan hệ ngoài luống bất chính. Một người phụ nữ bán hoa tàn nát. Thực cảnh trớ trêu, tồi tệ nhẽ ra không nên xảy ra và tồn tại. Tôi xấu hổ với bạn bè. Tôi giận trách ba. Nhưng hận không thì thật khó nói.

Chuyện không mấy tốt đẹp đó ghé thăm gia đình lúc tôi học lớp mười. Có những ngày trời vẫn rực nắng đẹp nhưng căn phòng riêng trở nên chật chội. Không khí quánh đặc, ngột ngạt và mệt mỏi. Cửa luôn đóng. Người luôn câm lặng. Thế giới ngoài kia trở nên vô cảm với tôi. Tôi thấy khoảng cách giữa ba và mình cứ như mỗi lúc một thêm xa cách vời vợi dù ở chung nhà.

Bữa cơm chẳng còn ngon nữa. Chủ yếu tôi ăn lặng lẽ trong phòng. Mà có họa hoằn ngồi cùng ba cũng chẳng ý vị gì. Im lặng và ăn. Nhanh và gấp. Đứng dậy. Xong bữa. Có lẽ không còn gì nhạt nhẽo và nặng nề hơn thế đâu. Tôi đợi chờ sự thay đổi cuộc đời.

Thời gian ngày ấy lê thê bước trên con đường loang lổ vết thương chảy tràn vào tâm hồn vỡ ra một khối nông nỗi uẩn ức. Tôi không hiểu vì sao và điều gì đã biến đổi ba thành con người khác đến mức ngỡ ngàng không nhận ra. Dư tiền hay thiếu tình? Vật chất kéo con người ta vào những cuộc đê mê lạc lối đến nỗi sa chân vũng bùn như thế sao? Hơi thở của mẹ thưa vắng quá ba muốn tìm một ai đó để khỏa lấp khoảng trống? Nhưng dù lý do gì không thể nào chấp nhận sự việc này được.

Rồi, một phút giây nào đó tôi chợt hiểu rằng cái gì không thể thay đổi thì phải đối diện. Ngày mới nắng lên sưởi ấm tâm hồn cô quạnh, gió lùa thổi cuốn nỗi niềm trả lại cho tôi bầu không khí mát dịu, êm đềm, hạnh phúc từng có.

Tôi và ba lại ngồi ăn và chuyện cùng nhau như thuở nào. Đâu đó còn chút ngại ngùng rồi dần dần tự nhiên hơn. Nụ cười chợt hé mở cho tôi chút cảm giác ấm áp sao bao ngày lạnh lẽo, trống rỗng.

Và tôi cũng tập quên đi quá khứ, tập thứ tha cho ba, dù khó nhưng không còn cách nào khác. Vả lại khi lòng mở bao dung không gì là không thể xóa nhòa. Huống hồ ba đã phần nào hối lỗi. Huống hồ ba là người sinh tôi ra cho tôi cuộc đời này, tuổi trẻ và cả tương lai nữa.

Suốt cuộc đời sự biết ơn và niềm thương kính sâu sắc tôi vẫn luôn dành riêng tặng ba - người mà theo năm tháng chịu sự bào mòn tàn nhẫn của thời gian sẽ trở nên bạc tóc, sạm da, lưng còng nhưng vẫn nóng rực tình cảm thương đứa con gái độc nhất trên đời.

* Tiêu đề bài viết do tòa soạn đặt

Bài dự thi cuộc thi viết "Cha và con gái"

Tác giả: Ngô Thị Mỹ Vân

Địa chỉ : xã Tịnh Khê, tp. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Thông tin Cuộc thi viết chủ đề "Cha và con gái"

Yêu cầu

- Bài viết bằng tiếng Việt, dung lượng 1.000 - 1.500 từ được in trên giấy hoặc gửi qua email do Ban tổ chức cung cấp.

- Bài viết được thực hiện dưới dạng thư tâm tình cha dành cho con gái, con gái dành cho cha hoặc dưới dạng tản văn kể về kỷ niệm vui buồn giữa cha - con; nhật ký viết cho cha - con để lột tả về góc ký ức không quên…

Đối tượng dự thi

- Tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước đều có thể tham gia dự thi

- Mỗi tác giả được gửi tối đa ba (03) bài dự thi.

- Tác phẩm được chọn đăng báo sẽ được trả nhuận bút theo quy định của tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam.

Thời gian nhận bài thi

- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 19/04/2023 đến ngày 19/06/2023 tính theo dấu bưu điện.

- Lễ tổng kết và Gala Trao giải diễn ra vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/06/2023.

Địa chỉ nhận bài thi

- Bài dự thi online gửi qua email: [email protected].

- Bài dự thi viết tay hoặc đánh máy gửi về Tòa soạn Gia đình Việt Nam (Địa chỉ: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội).

Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi "Cha và con gái" kèm thông tin tác giả, địa chỉ, số điện thoại. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ tham dự cuộc thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện.

Thông tin liên hệ

Tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.

Điện thoại: 0903.344571 (Nhà báo Đông Hường) hoặc 0973957126 (Đồng chí Bùi Hải Én).

Lưu ý: Tòa soạn sẽ chọn bài có nội dung phù hợp, biên tập sơ bộ (không làm thay đổi nội dung) để đăng báo. Bài chọn đăng được nhận nhuận bút theo quy định

Để biết thông tin chi tiết về cuộc thi mời quý độc giả xem tại đây!

Ban tổ chức  
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.

Về nhà - về với yêu thương

Về nhà - về với yêu thương

Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.

Tâm thư gửi vợ ngày 20/10

Tâm thư gửi vợ ngày 20/10

Hạnh phúc là 365 ngày biết hài lòng chứ không phải chỉ một hai ngày hoan hỷ. Nếu không phải đánh đông dẹp bắc, anh cũng sẽ sẵn sàng ẵm con, nhặt rau để em lắp bóng đèn, sửa đường ống nước.