Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cách phòng tránh dịch bệnh khi trẻ tựu trường
(NSMT) - Các chuyên gia cho rằng, trẻ đi học tập trung trở lại nguy cơ lây bệnh sẽ cao hơn khi ở cùng gia đình. Vì vậy, vào thời điểm tựu trường, các bậc phụ huynh luôn cố gắng tìm các giải pháp phòng bệnh cho trẻ.
Trẻ em là đối tượng dễ dàng bị lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp do hệ miễn dịch còn non nớt. Môi trường đông người như cơ sở chăm sóc, giáo dục đều giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp. Đây cũng là nỗi lo lắng chung của nhiều phụ huynh.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Dinh - Nguyên giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng viêm đường hô hấp là những vi khuẩn như phế trực khuẩn, liên cầu, tụ cầu vàng.
Các chuyên gia cho biết nhiễm trùng đường hô hấp trên không biến chứng thường tự thuyên giảm và không cần dùng kháng sinh. Tuy nhiên, một số biến chứng do vi khuẩn có thể phát sinh, chẳng hạn như viêm tai giữa cấp tính, viêm xoang và viêm phế quản. Các biến chứng đều có thể ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe của trẻ và có thể dẫn đến các bệnh mãn tính sau này nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến sự nhiễm bệnh về đường hô hấp tăng cao ở trẻ em là do sự lây nhiễm từ người khác trong quá trình tiếp xúc với trẻ, yếu tố về môi trường và sự suy giảm hệ thống miễn dịch. Trong đó, xu hướng trẻ tái phát bệnh và có nguy cơ bệnh nặng hơn do một phần liên quan đến yếu tố gia đình với các đặc điểm về giải phẫu, sinh lý và miễn dịch học.
Do vậy, để bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ lây nhiễm bệnh về đường hô hấp, luôn cần sự phối hợp từ phía nhà trường và gia đình. Trường học phải đảm bảo khử khuẩn môi trường sạch sẽ, trang bị đầy đủ nước rửa tay, xà phòng,.... Đối với các bậc phụ huynh cần chú trọng đến các giải pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp phòng bệnh hiệu quả.
Để có hệ miễn dịch tốt phòng bệnh cho trẻ, TS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi TW thông tin, trẻ phải có sức khỏe tốt, bằng cách cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.
TS.BS Đỗ Thiện Hải lưu ý các bậc phụ huynh nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với đối tượng có nguy cơ mang mầm bệnh. "Những người làm việc, sinh hoạt ở nơi tập trung đông hay những người vào bệnh viện thăm nom người bệnh… Đó là những nguồn có thể mang mầm bệnh ra cộng đồng và lây bệnh cho trẻ"- TS.BS Đỗ Thiện Hải nói.
Theo các bác sĩ, trong bối cảnh dịch COVID-19 tồn tại và có dấu hiệu gia tăng, cùng với nhiều dịch khác như cúm, chân tay miệng… đang lưu hành, do đó để phòng chống dịch bệnh, người lớn và trẻ nhỏ nên đeo khẩu trang, khử khuẩn, rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mũi họng. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho con giữ khoảng cách, không tiếp xúc với người có dấu hiệu ho, sốt.
Các biện pháp này đồng thời cũng ngăn ngừa nhiều bệnh lây nhiễm khác. Người dân cũng cần chú ý thực hiện các biện pháp như sử dụng vaccine đường tiêm hay vaccine đường uống ly giải vi khuẩn có thể kích thích hệ miễn dịch cơ thể trẻ; bổ sung dinh dưỡng cho trẻ; bổ sung ly giải vi khuẩn và vitamin C được cho là có tác dụng hiệp đồng đem lại lợi ích trong việc phòng ngừa bệnh lý đường hô hấp hiệu quả.
Hành trình em bé sinh non chỉ nặng hơn 1kg: Từ lưỡi hái tử thần đến sự sống mãnh liệt
(NSMT) - Một câu chuyện đầy xúc động về hành trình hồi phục của bé Đ.A.T – một em bé sinh non chỉ nặng hơn 1.000 gram tại tuần thai 29 tuần 3 ngày, vượt qua vô vàn thử thách để trở về với gia đình trong niềm hạnh phúc ngập tràn của các bác sĩ Bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ.
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chính vì thế, nhiều chị em băn khoăn và lo lắng liệu lạc nội mạc tử cung có thai được không, cũng như các ảnh hưởng khác của bệnh.
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, "cản bước" hành trình làm mẹ
Làm mẹ là thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng chỉ vì căn bệnh này mà nhiều chị em vẫn chưa thể mang thai.
Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động
(NSMT) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.
Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO
(NSMT) - Ngày 04/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ), lọc máu liên tục, hồi sức nội khoa tích cực.
Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc
Bệnh viện phát hiện cậu bé bị teo thị giác, tình trạng tế bào thần kinh thị giác co lại do tổn thương lâu dài. Các bác sĩ lo ngại cậu bé phải đối mặt với tình trạng mù vĩnh viễn.
Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực
(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.