Bánh xèo nhân củ hủ chuối mang hương vị của quê hương
Cái vị béo của vỏ bánh, vị thơm ngọt của nhân với vị cay của nước mắm tỏi ớt,… tất cả hòa quyện lại thành một thứ mùi vị mà dù có đi đâu, về đâu, cha mẹ tôi và nhiều thế hệ con cháu sau này chắc sẽ không thể nào quên được: mùi vị của quê hương.
Mẹ kể, hồi đó, quê mình mịt mù khói lửa chiến tranh. Từ khi các cậu tham gia lực lượng du kích xã, khu vườn của ngoại trở thành nơi chở che cán bộ. Nhà ngoại nghèo lắm! Mười hai đứa con có thể ăn cơm độn canh rau qua bữa, chứ mấy chú, mấy cậu ở sau vườn nhất định phải ăn cơm.

Củ hủ chuối xắt sợi.
Cơm độn khoai riết rồi cũng ngán, ngoại xay bột làm bánh đổi bữa cho con. Mẹ với mấy dì lớn lên, đồng nghĩa với danh sách các món bánh cũng ngày một dày. Nào là bánh canh, bánh tằm, bánh lá, bánh xèo, bánh khọt,… dù nguyên liệu chế biến hết sức giản đơn, nhưng chất chứa trong đó là những giọt mồ hôi của ngoại với tình yêu thương con vô bờ bến.
Ngoại đặc biệt thích bánh xèo, nên cứ dăm bữa nửa tháng, ngoại lại “mần bánh xèo cho tụi bây ăn”. Lúc đầu, nhân bánh xèo của ngoại được làm bằng củ hủ của mấy cây dừa bị đuông ăn. Lâu dần, để dưỡng vườn dừa, ông ngoại nghĩ ra vật thế thân cho củ hủ dừa, đó là củ hủ chuối. Kể ra thì sức sống của cây chuối mới thật mãnh liệt làm sao! Chặt cây này, nó liền lên cây khác, nhất là chuối hột, cây nào cây nấy to bằng cái cột đình.

Bánh xèo nhân củ hủ chuối.
Nhà ngoại trồng nhiều chuối hột, một phần cũng vì lí do đó. Mỗi lần bà ngoại nói làm bánh xèo, ông ngoại lẳng lặng vác dao ra vườn, lựa cây chuối thật to chưa trổ buồng mà chặt, rồi vác về cho bà ngoại xào nhân. Cây chuối đó, bà ngoại bắt đầu lột từng lớp áo của nó ra, đến khi chỉ còn cái lõi non, đụng vào là gãy, gọi đó là củ hủ chuối. Ngoại chặt củ hủ đó thành từng khúc chừng mười phân, xắt xuôi theo chiều dài, xếp thành từng lớp sợi trắng nõn nhìn rất đẹp mắt.
Hồi đó nhà nghèo, gà vịt nuôi trong vườn chỉ để dành cho tết và đám giỗ, hay có con nào trúng gió chết mới được ăn. Nhân bánh xèo của ngoại thường được làm từ thịt ếch, chuột cống nhum, chim, cò,… mà các cậu bắt được trên đường đi liên lạc. Thịt được ngoại làm sạch, bằm nhuyễn, ướp gia vị rồi bắc lên bếp xào chín, nêm nếm lại cho vừa ăn, sau đó cho củ hủ chuối vào đảo đều đến vừa chín tới thì nhắc xuống. Cái mùi thơm ngọt đó len lỏi khắp nơi trong nhà, xộc vào mũi đám trẻ con đang chơi đồ hàng với mấy tàu lá chuối. Khướu giác bị tấn công, dạ dày bị liên lụy. Nuốt nước dãi ừng ực, mẹ với mấy dì cứ hít hà xin ngoại nước xào nhân để chan cơm, ăn lót dạ chờ đến khi bánh chín.

Bánh xèo nhân củ hủ chuối ăn với rau rừng.
Bột bánh xèo ngày xưa chỉ là gạo ngâm mềm rồi xay nhuyễn cùng với nghệ tươi, không phải bột pha sẵn tiện dụng như bây giờ. Mỗi lần ngoại xay bột làm bánh, mẹ với mấy dì được phân công đi đào củ nghệ, nhổ hành lá, vắt nước cốt dừa, rồi nhặt trứng của con gà mái mập. Không biết có phải nhờ những nguyên liệu ngon tươi lành sạch hay không, mà vỏ bánh xèo của ngoại luôn có màu vàng óng, mỏng tang, giòn rụm và béo ngậy.
Trong lúc mấy dì còn đang mải miết trầm trồ từng cái bánh mới ra lò, thì ông ngoại bơi về một xuồng đầy rau trái. Rau ăn kèm bánh xèo của ngoại chỉ là lá xoài, lá điều (đào lộn hột), lá vừng, hoa ngũ sắc (hoa cứt lợn), lá cát lồi (mía dò), đúng mùa nước còn có thêm năng bộp,… tất cả đều còn non trong, mơn mởn. Mẹ với mấy dì sẽ chạy xuống bến hò reo, không phải vì xuồng lá non của ngoại, mà vì túi áo ngoại căng đầy trái thù lù chín mọng, trên xuồng thì có vài cây mía, mấy trái thơm tròn chín vàng rực với buồng chuối cau chín bói mấy nải liền.
Khi mọi thứ được chuẩn bị xong xuôi, ông ngoại cho mọi thứ lên xuồng, xuôi theo mấy mương liếp mang bánh xèo ra vườn cho mấy chú. Trong lúc dì Tư, dì Sáu còn phụ ngoại dọn dẹp cho gọn gàng, mẹ với mấy đứa em đã được chia phần, xúm xít mang ra cái chõng tre bên chái nhà hít hà thưởng thức.
Hôm nay mẹ lại làm bánh xèo củ hủ chuối. Tôi biết mẹ đang nhớ ngoại. Nhờ món bánh xèo nhà quê của mẹ mà cả nhà có dịp quây quần, chuyện trò rôm rả, xa cách cũng hóa gần, hờn giận hóa yêu thương. Cái vị béo của vỏ bánh, vị thơm ngọt của nhân, vị chan chát của lá xoài non, ngòn ngọt của lá cát lồi, mùi thơm nồng của hoa ngũ sắc và lá gừng non cùng với vị cay của nước mắm tỏi ớt,… tất cả hòa quyện lại thành một thứ mùi vị mà dù có đi đâu, về đâu, cha mẹ tôi và nhiều thế hệ con cháu sau này chắc sẽ không thể nào quên được: mùi vị của quê hương.
Cần Thơ: Phường Thới Bình tổ chức Họp mặt kỷ niệm 12 năm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3
(NSMT) - Uỷ ban nhân dân phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ vừa tổ chức Họp mặt kỷ niệm 12 năm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3; Tọa đàm “Chìa khóa gìn giữ hạnh phúc gia đình” và Tuyên dương các Gia đình văn hóa tiêu biểu.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là một viên ngọc quý trong kho tàng di sản
(NSMT) - Tối 19/3 (nhằm 20/2 âm lịch), tại Khu du lịch quốc gia Núi Sam (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh An Giang, Ủy ban quốc gia UNESCO tại Việt Nam đồng chủ trì tổ chức Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai hội Vía Bà năm 2025.
Biển người nô nức dự khai mạc Tuần lễ hoa kèn hồng đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
Tối 15/3, tại huyện Châu Thành, Sở VH-TT&DL tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND huyện Châu Thành tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ hoa kèn hồng lần thứ nhất với chủ đề "Châu Thành - Khát vọng vươn mình".
Hành trình “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại
(NSMT) - Vào 20 giờ tối nay (ngày 19/3), tại Khu du lịch quốc gia Núi Sam (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc) sẽ diễn ra Lễ đón bằng công nhận của UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025. Chương trình được tổ chức với quy mô hơn 2.000 đại biểu tham dự.
Cần Thơ: Tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị năm 2025 với Cộng hòa Ấn Độ
Ngày 17/03 tại Công viên Sông Hậu đã long trọng diễn ra Lễ trồng cây hữu nghị năm 2025. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ chiến dịch Plant4Mother do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Cần Thơ phối hợp cùng Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
An Giang chuẩn bị đón bằng công nhận của UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam”
(NSMT) - Ngày 14/3, tại TP. Châu Đốc, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã tổ chức họp báo về sự kiện Lễ đón bằng công nhận của UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025. Chương trình được tổ chức với quy mô khoảng 2.000 đại biểu, diễn ra vào lúc 20 giờ, ngày 19/3, tại Khu du lịch quốc gia Núi Sam (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc).
Cuộc thi viết “Cha và con gái”: Tìm về mạch nguồn cuộc sống
(NSMT) - Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân đánh giá cuộc thi viết “Cha và con gái” rất có ý nghĩa trong việc gìn giữ, nâng niu, bồi đắp tình cảm gia đình, tình cảm vô cùng thiêng liêng của người Việt.