“Bảo dưỡng” sức khỏe tuổi 56: Giữ tốt 2 chỗ, hạn chế 3 điều
So với thân thể cường tráng thời tuổi trẻ, sức khỏe tuổi 56 gặp nhiều vấn đề khi hầu hết các bộ phận đã lão hóa, lúc này thân thể cần bước sang giai đoạn “bảo dưỡng”.
Sau độ tuổi này, tất cả các chức năng của cơ thể, bao gồm khả năng miễn dịch và khả năng chống lại bệnh tật khác sẽ suy giảm theo, cùng với việc cơ thể bị mất sức ở giai đoạn đầu, các bệnh lý lớn rất dễ xảy ra.
Tuy nhiên trong giai đoạn này, nếu bạn có thể bảo dưỡng thân thể được tốt, không chỉ đề cao tố chất thân thể mà còn có thể giảm thiểu bệnh tật, tạo nền tảng tốt cho sức khỏe về sau này.
Sau 56 tuổi, thân thể bước vào “giai đoạn bảo dưỡng”, hãy giữ gìn tốt 2 vị trí này:
Bảo vệ đôi chân
Đôi chân có thể gọi là “trái tim thứ hai” của thân thể, là “trụ cột” giúp cơ thể đứng vững suốt mấy chục năm. Nếu chân xảy ra vấn đề, chất lượng cuộc sống sẽ giảm sút rất nhiều, thường xuyên ngồi lâu một chỗ. Đây là lối sống không lành mạnh với người già, vì vậy chúng ta phải cố gắng chăm sóc tốt cho đôi chân của mình.
Trước hết, chúng ta nên đảm bảo cung cấp đủ canxi và protein chất lượng cao, có thể giữ cho xương và cơ luôn chắc khỏe.
Thứ hai, thường xuyên tập thể dục vừa phải có thể củng cố xương và duy trì khối lượng cơ bắp chân. Tập thể dục có thể giúp duy trì trọng lượng phù hợp, giảm gánh nặng cho chi dưới, khớp chân dễ dàng hơn.
Đặc biệt chú ý vận động không được quá nhiều hay quá mạnh, nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như tản bộ, tập Thái Cực Quyền, tốt nhất là các hoạt động dưỡng sinh ngoài trời.
Ngâm chân cũng là một biện pháp tuyệt vời để bảo vệ đôi chân. Ngâm chân bằng nước nóng có thể làm giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu ở chân, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chân.
Theo quan điểm của Trung y, trên bàn chân có rất nhiều huyệt đạo và được kết nối chặt chẽ với các cơ quan khác nhau của cơ thể. Nếu bạn ngâm chân bằng nước nóng trong thời gian dài có thể kích thích các vùng phản xạ và huyệt đạo của bàn chân, đả thông kinh mạch, giúp toàn thân khỏe mạnh.
Bảo vệ mạch máu
Mạch máu là những thông đạo vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng trong thân thể. Chỉ khi mạch máu lưu thông thông suốt mới có thể đảm bảo sức khỏe cho các bộ phận và cơ quan khác nhau của cơ thể. Mạch máu khỏe hay yếu thậm chí còn liên quan mật thiết đến sự dài ngắn của tuổi thọ.
Nhiều người khi còn trẻ chưa bao giờ quan tâm đến sức khỏe của mạch máu, thêm vào đó là thói quen sinh hoạt của họ không khoa học, thích ăn đồ chiên rán, đồ ăn nhiều calo, đồ chua, những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia. Những hành vi này sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa mạch máu, thậm chí gây tắc nghẽn mạch máu.
Có một cách đơn giản để bảo vệ mạch máu - uống nhiều nước đun sôi. Nước đun sôi để nguội không có calo, không có tạp chất, là môi trường rất quan trọng cho quá trình trao đổi chất của con người. Đối với mạch máu, uống nhiều nước đun sôi có thể làm giảm độ đặc của máu và ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch hiệu quả.
Tránh làm 3 điều này khi bước sang tuổi 56
Không ngồi quá lâu
Ngồi lâu không tốt cho sức khỏe, nó sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể, tuần hoàn máu cũng kém đi, dẫn đến tích tụ nhiều chất độc, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Không hút thuốc, uống rượu
Sau 56 tuổi, dù trước đây bạn có thích thuốc lá, rượu bia đến đâu cũng nên nhanh chóng bỏ thuốc lá, cũng là để giữ lại chút sức lực cho quãng đời còn lại của mình.
Không thức khuya ngủ muộn
Đối với nhiều người trong xã hội hiện đại, thức khuya là một thói quen phổ biến trong cuộc sống. Lúc trẻ có thể không sao, nhưng càng lớn tuổi, bệnh càng trở nên nguy hiểm hơn. Những người thức khuya, ngủ lâu tinh thần kém, da lão hóa, nội tiết rất dễ gặp vấn đề, chức năng của các cơ quan nội tạng khác nhau cũng sẽ suy giảm.
Nhìn chung, bản thân người cao tuổi chất lượng giấc ngủ đã không tốt, lại thêm việc ngủ muộn sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, người cao tuổi phải nghỉ ngơi sớm, trong trường hợp bình thường nên đi ngủ lúc 9 giờ tối, duy trì nếp sinh hoạt điều độ, lâu dài.
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.
Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm
Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.
5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ
Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.
Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?
Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.
Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?
Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.
5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa
Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.