Xưa - Nay

Bảo tàng tỉnh Cà Mau bền bỉ lưu giữ dấu ấn thời gian

Thứ hai, 27/11/2023, 16:00 PM

(NSMT) - Trong năm 2023, Bảo tàng tỉnh Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong các hoạt động. Đây được xem là tiền đề cơ bản để năm 2024 tiếp tục những thành công mới trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương.

Sau một năm hoạt động, đơn vị phát động phong trào thi đua, 100% viên chức và người lao động đăng ký công tác thi đua năm 2023. Tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động đoàn thể, Chi đoàn, Công đoàn tổ chức, như: tham gia các hoạt động trong Chương trình sự kiện Hương Rừng U Minh; tham gia cuộc thi tiếng hát Karaoke; tham gia các hoạt động tổ chức ngày chào mừng Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho viên chức và người lao động đơn vị; đồng thời, tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Lãnh đạo TW dâng hương tưởng niệm Bác Hồ và chúc Tết Bảo Tàng tỉnh Cà Mau.

Lãnh đạo TW dâng hương tưởng niệm Bác Hồ và chúc Tết Bảo Tàng tỉnh Cà Mau.

Các em học sinh dâng hương tưởng niệm tại khuôn viên Bảo Tàng tỉnh (Ảnh: Thanh Mộng).

Các em học sinh dâng hương tưởng niệm tại khuôn viên Bảo Tàng tỉnh (Ảnh: Thanh Mộng).

Các em học sinh tham quan trưng bày Bác Hồ tại khuôn viên Bảo Tàng tỉnh (Ảnh: Thanh Mộng).

Các em học sinh tham quan trưng bày Bác Hồ tại khuôn viên Bảo Tàng tỉnh (Ảnh: Thanh Mộng).

Trong đó, công tác bảo tồn, bảo tàng đã tổ chức sưu tầm, trao đổi hiện vật theo chủ đề năm 2023 được 245 hiện vật. Với sự nỗ lực, bền bỉ trong việc sưu tầm tài liệu, hiện vật, công tác sưu tầm theo chủ đề “Nghĩa tình Cà Mau – Ninh Bình” 74 hiện vật (dự kiến đến ngày 31/12/2023 là 150 hình ảnh, hiện vật); chủ đề “Nghề Làm Tôm khô” 75 hiện vật; 37 hiện vật khác có liên quan đến chủ đề kháng chiến; đặc biệt, nhiệm vụ sưu tầm tiếp nhận hình ảnh, hiện vật liên quan đến chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là, kể từ khi phát động đến nay, Bảo tàng đã tích cực sưu tầm và tiếp nhận 60 tư liệu, hình ảnh, hiện vật (có 49 hiện vật đúng chủ đề và 20 hiện vật, tư liệu khác liên quan tới chủ đề kháng chiến).

Những tư liệu, hiện vật này góp phần quan trọng trong công tác phát huy giá trị di sản của tỉnh nhà, đặc biệt là đóng góp rất lớn vào công tác tổ chức lễ kỷ niệm, giới thiệu, tôn vinh chiến công vang dội của quân dân Cà Mau trong kháng chiến chống Mỹ…

Bên cạnh đó, Ban Giám đốc luôn nhắc nhở, kiểm kê, bảo quản, chỉnh lý hiện vật, công tác này luôn được quan tâm thực hiện, trong niên độ báo cáo đơn vị đã bổ sung, điều chỉnh 4.786 hồ sơ hiện vật, đồng thời, nhập liệu vào hệ thống quản lý hiện vật của Cục Di sản văn hóa 1.273 biểu ghi.

Các em học sinh xem và nghe thuyết minh về triển lãm trường sa và hoàng sa tại Thư viện tỉnh (Ảnh: Quốc Bình).

Các em học sinh xem và nghe thuyết minh về triển lãm trường sa và hoàng sa tại Thư viện tỉnh (Ảnh: Quốc Bình).

Đối với công tác trùng tu, tôn tạo các điểm di tích được quan tâm, tiêu biểu như: Tập trung hoàn thiện Phương án tu bổ, tôn tạo đối với di tích khu căn cứ Tỉnh ủy tại Xẻo Đước, di tích Bến Vàm Lũng và Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; di tích Đình Tân Hưng, di tích Bến Vàm Lũng, Nhà Chánh văn phòng Khu Căn cứ Tỉnh ủy tại Xẻo Đước, lắp đặt hệ thống chiếu sáng tại di tích Đền thờ 10 Anh hùng liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai. Song song đó, thực hiện tốt công tác quản lý cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường, bảo dưỡng, chăm sóc, cắt tỉa cành nhánh cây xanh tại các điểm di tích do đơn vị quản lý.

Vừa qua, Bảo tàng cũng đã hoàn thành hồ sơ trình xếp hạng đối với: 4 di tích cấp tỉnh; trình 2 hồ sơ đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Nghề làm Tôm khô và Lễ hội Vía bà Thủy Long. Phối hợp với các đơn vị có liên quan hoàn thành lập hồ sơ điều chỉnh vị trí khoanh vùng bảo vệ di tích Địa điểm tập kết ra Bắc phía bờ Nam Sông Đốc; điền dã, xác định bản đồ chấm điểm vị trí Khu căn cứ Tỉnh ủy giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ trên địa bàn tỉnh Cà Mau; phối hợp tổ chức thành lập Câu lạc bộ Bảo tàng và di tích các tỉnh ĐBSCL.

Cùng với đó, đơn vị đã triển khai thực hiện các phần việc thuộc Đề án “Bảo tồn và phát triển vườn chim trong khuôn viên Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh” năm 2023, giai đoạn 2021 – 2025, đạt 100% so với kế hoạch năm.

Ông Lê Minh Sơn - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cà Mau tiếp nhận hình ảnh, hiện vật liên quan đến chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là.

Ông Lê Minh Sơn - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cà Mau tiếp nhận hình ảnh, hiện vật liên quan đến chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là.

Ông Lê Minh Sơn - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cà Mau cho biết: “Về công tác tuyên truyền giáo dục, thường xuyên với nhiều hình thức thiết thực, linh hoạt phù hợp với từng thời điểm, đối tượng; góp phần tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; nâng cao hiệu quả giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của tỉnh Cà Mau. Các hoạt động chào mừng các ngày lễ trong năm như: Kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và đón tết Nguyên đán (Quý Mão 2023); tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân; Giỗ Tổ Hùng Vương; Kỷ niệm 48 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; Kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ; Kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chương trình sự kiện “Cà Mau – Điểm đến 2023”.

Giỗ tổ Hùng Vương tại Đền Vua Hùng, xã Tân Phú, huyện Thới Bình (Ảnh: Thanh Mộng).

Giỗ tổ Hùng Vương tại Đền Vua Hùng, xã Tân Phú, huyện Thới Bình (Ảnh: Thanh Mộng).

“Trong năm qua, đơn vị tổ chức 9 cuộc triển lãm, trưng bày trong và ngoài tỉnh (5 cuộc trưng bày trong tỉnh; 3 cuộc trưng bày phối hợp giao lưu văn hóa tại Cà Mau; 1 cuộc triển lãm, trưng bày ngoài tỉnh) thu hút 40.070 lượt khách tham quan. Trưng bày cố định tại Bảo tàng 4 di sản văn hóa phi vật thể (Gác kèo ong, muối Ba khía, Lễ hội Nghinh ông và Nhạc trống lớn). Các trưng bày, triển lãm chuyên đề không chỉ phong phú về nội dung mà còn thường xuyên được đổi mới về hình thức thể hiện, giải pháp trưng bày để những câu chuyện, tài liệu, hiện vật có liên quan ngày càng đến gần hơn với công chúng, góp phần quan trọng trong việc giới thiệu và tuyên truyền về di sản văn hoá của tỉnh Cà Mau. Ngoài ra, trong năm, đơn vị đã phối hợp phục vụ thành công các ngày lễ, các sự kiện quan trọng của tỉnh như: Lễ Tri ân Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đất Mũi; Giỗ Tổ Hùng Vương tại huyện Thới Bình; Lễ Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là; Hội nghị Di sản toàn quốc được tổ chức tại Cà Mau” - Ông Lê Minh Sơn cho biết thêm.

Lễ kỷ niệm chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là (Ảnh: Tấn Lực).

Lễ kỷ niệm chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là (Ảnh: Tấn Lực).

Lễ giỗ tổ Lạc Long Quân tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Ảnh: Huỳnh Lâm).

Lễ giỗ tổ Lạc Long Quân tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Ảnh: Huỳnh Lâm).

Đặc biệt, một trong những dấu ấn tiêu biểu của Bảo tàng tỉnh Cà Mau trong năm 2023 chính là đưa thêm những luồng gió mới vào công tác tổ chức ngoại khoá, góp phần tích cực để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Từ đầu năm đến nay, các chương trình hoạt động ngoại khóa của Bảo tàng đã được nâng chất, gắn với việc giới thiệu những sự kiện, nhân vật nổi bật của tỉnh và ngày càng mở rộng về quy mô, đơn vị đã tổ chức 35 cuộc ngoại khóa tại Khu Tưởng niệm và các điểm di tích với sự tham gia của 3.545 học sinh, sinh viên của các trường học trên địa bàn tỉnh. Đón tiếp phục vụ hơn 61.329 lượt khách tham quan tại Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các điểm di tích; tổ chức và phục vụ 128 đoàn dâng hương tại Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các điểm di tích.

Ngoài ra, thông qua trang fanpage Di sản văn hóa Cà Mau, Bảo tàng còn tự lực, chủ động quay hình, chụp ảnh, sản xuất nhiều clip truyền thông gắn tới các hoạt động của đơn vị, của ngành. Sau khi đăng tải, đã được nhiều lượt xem, thích và chia sẻ góp phần giữ gìn bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa…

Hoạt động ngoại khóa tại huyện Cái Nước (Ảnh: Thanh Mộng).

Hoạt động ngoại khóa tại huyện Cái Nước (Ảnh: Thanh Mộng).

Bảo tàng cũng đã hoàn thành kế hoạch đề ra và vượt so với chỉ tiêu, đang phối hợp các huyện nhân rộng mô hình ngoại khóa nhằm tăng cường phát huy giá trị di tích. Có thể nói, các hoạt động giáo dục, tuyên truyền với hình thức tổ chức ngoại khóa mà Bảo tàng tổ chức trong thời gian qua có sự đầu tư, đổi mới, nâng chất về cả nội dung và phương pháp, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận thức của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản của tỉnh Cà Mau.

Hoạt động ngoại khóa tại huyện U Minh (Ảnh: Tấn Lực).

Hoạt động ngoại khóa tại huyện U Minh (Ảnh: Tấn Lực).

Với những thay đổi cả về chất và lượng của Bảo tàng cùng các hoạt động nổi bật vừa qua của năm 2023, hy vọng trong những năm tới, Bảo tàng Cà Mau sẽ tiếp tục cố gắng nỗ lực vươn lên hoàn thành tốt xuất sắc nhiệm vụ là nơi bảo tồn, phát huy văn hoá địa phương, điểm đến nghiên cứu, học tập và lan toả những giá trị tinh thần tiêu biểu của con người và vùng đất Cà Mau.

Việt Hoàng  
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.

Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn

Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"

(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).