Xưa - Nay

Bảo tồn nghề lụa huyền thoại Tân Châu - An Giang

Thứ sáu, 17/06/2022, 15:16 PM

Tỉnh An Giang có nhiều làng nghề truyền thống, nhưng vang danh khắp nơi thì phải nói đến làng lụa Tân Châu, đã hàng trăm năm tuổi với mặt hàng lụa lãnh Mỹ A nổi tiếng trong và ngoài nước.

Phơi lụa lãnh Mỹ A

Phơi lụa lãnh Mỹ A

Vang danh lụa lãnh Mỹ A

Thời lụa lãnh Mỹ A cực thịnh, người dân thị xã Tân Châu dù đi bất cứ tỉnh thành nào xưng danh Tân Châu, tỉnh An Giang thì ai cũng biết: à, đến từ xứ lụa. Các cựu lão vùng tơ lụa vẫn nhớ rõ, thời ấy có được bộ quần áo lãnh Mỹ A là quý lắm vì nó đắc tiền và mặc vào nhìn sang trọng, quí phái. Vậy nên, nhà nào dù khó khăn cũng ráng sắm vài bộ để mặc trong những ngày trọng đại như cưới hỏi cho con, chúc tết... Lụa lãnh Mỹ A có đặc điểm khác biệt với các lụa khác, đó là vào mùa nóng mặc mát lạnh, mùa đông lại ấm áp, chất liệu vải lụa dai bền không hút nước, để càng lâu màu lụa càng lên bóng đẹp...Thời xưa đi lại phương tiện còn thô sơ nên sở hữu được bộ quần áo bằng lụa lãnh Mỹ A là niềm ao ước của nhiều người, nhất là phụ nữ các tỉnh thành khác.

Nghề dệt lụa ở Tân Châu nổi tiếng khắp nơi

Nghề dệt lụa ở Tân Châu nổi tiếng khắp nơi

Ông Nguyễn Anh Phương, Phó Phòng Kinh tế thị xã Tân Châu thông tin, qua các tư liệu nghiên cứu, từ thế kỷ 19 vùng đất Tân Châu gắn liền với cây dâu, con tằm và nghề dệt lụa cũng rất phát triển. Vào khoảng những năm 1920, làng Long Hưng (nay là phường Long Châu), lúc đó dân cư còn thưa thớt nhưng hầu hết đều sống bằng nghề tơ lụa, hộ thì trồng dâu nuôi tằm, hộ thì ươm tơ dệt lụa, nhuộm... và thu nhập chính của người dân lúc đó là từ tơ lụa. Cho đến năm 1940, Tân Châu đã trở thành trung tâm tơ lụa lớn nhất Nam bộ lúc bấy giờ với những lò ươm tơ, dệt lụa và đã hình thành “con đường tơ lụa” đầy huyền thoại.

Bà Lê Thị Kiều Hạnh, 65 tuổi, chủ cơ sở dệt nhuộm Hồng Ngọc, là thế hệ thứ 3 gắn bó với nghề lụa Tân Châu cho biết, lúc đó lụa lãnh Mỹ A được tiêu thụ khắp miền Nam và xuất sang Lào, Campuchia… Bà Hạnh giải thích, gọi tên lụa lãnh Mỹ A vì Mỹ là đẹp và A là hàng loại nhất. Theo bà Hạnh, lụa lãnh Mỹ A mắc tiền vì làm ra tấm lụa rất cực so với các vải lụa khác. Theo bà, để làm được lụa lãnh Mỹ A thì phải dùng trái mặc nưa là loài cây thân gỗ mọc nhiều ở vùng Tân Châu. Nói nghe thì đơn giản nhưng khi làm thì rất công phu, tỉ mẫn. Lúc xưa, thợ nhuộm phải giã nát các trái mặc nưa để nghiền thành nước có màu vàng sánh nhưng sau đó nước ngã sang màu đen có mùi thơm tự nhiên. Tiếp đó, thợ đem tơ lụa trắng nhuộm sâu vào nước mặc nưa cho từng sới tơ ngấm nước rồi đem phơi nắng, rồi rạng sáng đem lụa ra sông xả. Công đoạn cứ lặp đi lặp lại đó dân trong nghề gọi là “da” và phải hơn “5 da” tương đương hơn 45 ngày với hàng trăm lần nhuộm, phơi nắng, xả liên tục thì lụa mới ngấm và lên màu đen huyền óng ánh.

Đó là chưa kể đến các công đoạn vắt lụa, đập lụa đều đòi hỏi bàn tay khéo léo của thợ nhuộm để tạo ra tấm lụa xứng danh đệ nhất vùng đồng bằng. Ở Tân Châu nếu nhìn ai có bàn tay đen xì thì đó là thợ nhuộm lụa lãnh Mỹ A do nước mặc nưa bám vào khó tẩy hết. Hôm nào trời mưa thì không đem lụa phơi được nên thợ nhuộm giỏi biết phán đoán mưa hay nắng để vắt nước mặc nưa đủ dùng nhuộm lụa, không để phí phạm vì nước mặc nưa chỉ dùng được trong ngày.

Giữ nghề xưa

Các thợ nhuộm Tân Châu không ai rõ người thợ tài hoa nào đã dùng nước trái mặc nưa để tạo ra tơ lụa kiêu sa nhưng cho đến nay không có nguyên liệu nào thay được trái mặc nưa. Ngày nay việc làm lụa đã đỡ vất vã hơn trước như nghiền trái mặc mưa đã có máy nghiền, quay tơ dệt lụa đã có máy thay quay tay. Nhưng các công đoạn nhuộm, phơi và xả lụa vẫn cần đến bàn tay thủ công, không máy móc nào thay thế được cho nên lụa lãnh Mỹ A vẫn còn niềm kiêu hãnh. 

Hôm chúng tôi đến cơ sở dệt lụa Hồng Ngọc tình cờ bắt gặp đoàn du khách từ TP Hồ Chí Minh đến tham quan, mua sắm lụa lãnh Mỹ A. Nhiều phụ nữ trong đoàn đã thích thú choàng lên người tắm khăn lụa lãnh Mỹ A ngấm ngía. Chị Trịnh Nguyệt Ngọc nâng niu các sản phẩm lụa lãnh Mỹ A trầm trồ sao màu sắc quá mướt lộng lẫy. Nghe khách tấm tắc khen, bà Hạnh nở nụ cười tươi. Nhìn bà cười, chúng tôi hiểu niềm vui của du khách nâng niu lụa là động lực giúp những người như bà gắn bó với nghề. 

Theo bà Hạnh, lúc xưa vùng Tân Châu nhà nào cũng trồng cây mặc nưa nhưng theo thời gian cây bị đốn dần nên nguồn nguyên liệu làm lãnh Mỹ A cạn kiệt. Hiện nay 1kg mặc nưa giá 15.000 đồng đã tăng giá nhiều nhưng mua vẫn không có, trong khi đó, 90kg mặc nưa chỉ nhuộm được 21 mét vải lụa. Bà Hạnh cho biết: Ngày xưa Tân Châu nhiều người làm lụa lãnh Mỹ A nhưng bây giờ con số đếm trên đầu ngón tay. Các cơ sở thu hẹp do thiếu nguồn nguyên liệu và phần khác giá lụa lãnh Mỹ A đắc quá nên cũng khó tiêu thụ trong nước. Như cơ sở tôi nay làm ra chỉ bán cho nước ngoài là chủ yếu nhưng hai năm qua do dịch bệnh nên gần ngưng hoạt động.

Năm 2004, 2005, nhà tạo mẫu thiết kế thời trang Võ Việt Chung đã dựa trên chất liệu lụa lãnh Mỹ A làm nên các bộ thiết kế trang phục trình diễn tại tuần lễ thời trang quốc tế Malaysia ở Kuala Lumpur và bộ sưu tập Sự hồi sinh tại Tuần lễ thời trang châu Âu ở Berlin (Đức). Năm 2014, quốc tế đã chú ý đến lụa lãnh Mỹ A khi ông Võ Việt Chung đưa bộ thời trang làm bằng lãnh Mỹ A với tên gọi Huê khôi xứ Nam kỳ trình diễn tại Mỹ. Từ đó, nhiều du khách quốc tế khi đến thị xã Tân Châu đều đến các cơ sở dệt lụa lãnh Mỹ A để tìm hiểu loại lụa kỳ diệu này.

Du khách rất hài lòng khi choàng lên người chiếc khăn lụa lãnh Mỹ A

Du khách rất hài lòng khi choàng lên người chiếc khăn lụa lãnh Mỹ A

Theo bà Hạnh, 1 mét lụa lãnh Mỹ A giá 1 triệu đồng, 1 cái áo làm bằng lụa lãnh Mỹ A giá 1,5 triệu đồng và 1 chiếc khăn choàng bằng lụa lãnh Mỹ A giá 1 triệu đồng. Bà Hạnh cho biết, đúng chuẩn lãnh Mỹ A thì màu đen tuyền gồm đen trơn và đen bông và hiện nay nhiều khách hàng ở Hồng Kông đang đặt số lượng lớn lụa lãnh Mỹ A nhưng bà chưa dám nhận lời gì thiếu nguồn mặc nưa. Cây mặc nưa chỉ cho trái vào các tháng 5 và 6 âm lịch nên phải chờ nguyên liệu. Bà Hạnh lạc quan, lụa lãnh Mỹ A vẫn tiếp tục hấp dẫn du khách vì chỉ riêng vùng Tân Châu mới có thợ kinh nghiệm lưu giữ những công thức riêng làm ra lụa đẹp. Bà cho biết :“Thợ làm nghề lụa lãnh Mỹ A phải có đam mê để tạo ra những tấm lụa truyền thống đẹp mới không phụ lòng người sử dụng. Mai này tôi già yếu thì con trai là Trần Minh Trung sẽ tiếp tục nghề”.

Ông Nguyễn Anh Phương thông tin, Làng nghề Tơ lụa Tân Châu được thành lập theo quyết định số 2548/QĐ-UBND, ngày 20/12/2006 của UBND tỉnh An Giang với tổng số 938 hộ, trong đó có 243 hộ có người tham gia làm nghề. Sản phẩm chính của làng nghề là tơ se, nylon, gấm và lụa lãnh Mỹ A, thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước chủ yếu xuất tiểu ngạch như Campuchia, Lào, Thái Lan, các nước EU…. Về lao động trước đây có 392 lao động nhưng nay còn khoảng 190 lao động. Các cơ sở có hoạt động phục vụ khách du lịch nước ngoài như cơ sở dệt lụa Hồng Ngọc, Tám Lăng...Ước sản lượng năm 2020 lãnh Mỹ A 3.500 m; lụa màu 2.000m... Ông Phương cho biết, nghề lụa truyền thống Tân Châu là một vốn quý văn hóa cần được bảo tồn, phát huy. 

Theo Phương Nam / CTTĐTAG  
Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.

Đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết tại Cà Mau

Đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết tại Cà Mau

(NSMT) - Tầm ngày 20 tháng Chạp, người dân Cà Mau bắt đầu tát đìa ăn Tết Nguyên đán. Tát cạn đìa, bắt cá xong là mọi người ngồi lại với nhau, lựa những con cá to nướng với rơm, lai rai với vài xị rượu đế, cả xóm rộn ràng.

Những bông hoa tài năng nở rộ trong vườn hoa nghệ thuật tài tử - cải lương Cà Mau

Những bông hoa tài năng nở rộ trong vườn hoa nghệ thuật tài tử - cải lương Cà Mau

(NSMT) – Vừa qua, tại Trung văn hóa tỉnh Cà Mau đã diễn ra vòng thi chung kết Tài năng tài tử - cải lương tỉnh năm 2023. Các thí sinh thi diễn truyền lửa hết mình vì đam mê nghệ thuật không bao giờ tắt, vì bộ môn nghệ thuật mang đậm hồn cốt của dân tộc.