Nuôi con

Bắt con học bài nhưng 90% bố mẹ mắc lỗi cơ bản khiến con chống đối

Thứ năm, 06/04/2023, 10:22 AM

Một số bậc cha mẹ không tự mình làm gương cho con mà luôn đưa ra đủ thứ yêu cầu khắt khe. Đi làm về chỉ cầm điện thoại chơi game, lướt facebook nhưng lại yêu cầu con tắt TV học bài.

Tolstoy từng nói: "Tất cả sự giáo dục hoặc 99% đều quy về tấm gương, sự ngay thẳng của cha mẹ và sự hoàn thiện của bản thân họ”.

Bố mẹ mải lướt điện thoại nhưng ép con học bài

Một người mẹ chia sẻ lên diễn đàn nuôi con về cuộc sống của gia đình mình. Chồng cô ngay khi về đến nhà là nằm trên ghế sofa nghịch điện thoại di động. Cô đã nhiều lần nói với chồng rằng không được để bọn trẻ nghịch điện thoại, nhưng người chồng hoàn toàn không nghe.

Một lần, cậu con trai chạy vào phòng lấy điện thoại di động của bố khi bố đang ngủ trưa rồi ngồi trên ghế sô pha ở phòng khách chơi.

Người bố tỉnh dậy thấy vậy liền tức giận giật lấy chiếc điện thoại, bắt con vào phòng làm bài tập về nhà.

Người bố nói: "Hôm nay con không được phép đi đâu cả, bố sẽ trông con học”.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Thật bất ngờ, người bố nằm trên giường của con trai mình và bắt đầu nghịch điện thoại di động, chơi trò chơi.

Cậu con trai lúc này mới vừa khóc vừa nói: "Con không muốn học. Tại sao bố lại nghịch điện thoại bên cạnh con. Sao bố không đọc sách”.

Người bố bối rối trước những gì con trai nói song cũng không biết phải nói gì, đành đi ra khỏi phòng.

Giáo sư Li Meijin cho rằng gốc rễ của con cái nằm ở cha mẹ, vấn đề của con cái thực chất là vấn đề của gia đình.

Chúng ta thường phàn nàn rằng con cái không thích học, ham vui mà quên mất khuyết điểm của con thực chất chỉ là sự phản ánh vấn đề của bố mẹ. Suy nghĩ, lời nói và việc làm của bố mẹ đều ảnh hưởng một cách tinh tế đến sự trưởng thành của con cái trong mọi thời điểm.

Con bạn sẽ không lớn lên như những gì bạn mong đợi, nhưng sẽ lớn lên như chính bạn 

Một cậu bé hồi nhỏ cùng mẹ đi chợ, thường thấy mẹ ngồi lựa trước quầy hàng, khi chủ sạp bận tiếp khách, thỉnh thoảng mẹ cậu lại bỏ một thứ gì đó vào giỏ, một vài loại rau nhỏ, đôi khi là một quả táo, quả cam.

Dần dần, cậu bé cũng học theo. Một lần cậu hái trộm được chùm nho, mẹ cậu cười và xoa đầu cậu.

Khi còn học tiểu học, cậu nhìn thấy từ "phần thưởng" trên cuốn sách mà giáo viên trao cho những học sinh xuất sắc, cậu ghen tị đến mức lẻn vào văn phòng và lấy trộm một cuốn khi không có ai ở đó.

Lên cấp 2, những sự việc mất tiền trong ký túc xá đều liên quan đến cậu. Vào đại học, cậu bắt đầu ăn cắp những vật có giá trị như điện thoại di động và máy tính. Cuối cùng, trước khi tốt nghiệp, cậu đã bị đuổi học. Chính người mẹ đã hủy hoại cuộc đời cậu. Nếu mẹ cậu cư xử tốt, cậu sẽ sống khác đi.

Chuyên gia Sun Jingxiu nói rằng đôi mắt của một đứa trẻ giống như một chiếc máy ảnh, có thể ghi lại tất cả các hành vi và lời nói của bố mẹ, lấy nó làm tiêu chí và tấm gương sống, đồng thời bắt chước và kế thừa nó trong tiềm thức.

Bố mẹ không chỉ là hình mẫu trong cuộc sống của con cái, mà còn gánh vác trách nhiệm nặng nề là người thầy đầu tiên của con. Vì vậy, trước mặt con cái, tính cách và thói quen của cha mẹ đặc biệt quan trọng.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Sự hỗ trợ tốt nhất mà bố mẹ có thể dành cho con cái là chăm chỉ tu dưỡng bản thân

Trong thời đại điểm số là “thượng đế”, bố mẹ không ép con phải trở nên xuất sắc mà hướng dẫn con bằng hành động, phương pháp này thuyết phục hơn bất cứ lời rao giảng nào, chỉ cần con không bỏ cuộc là được. Bố mẹ tốt sẽ lấy ví dụ của chính họ để hỗ trợ cuộc sống của con cái họ.

Nhà văn Liu Na từng nói: "Cái gọi là kỷ luật trước hết là quản lý bản thân, sau đó mới quản lý người khác. Giáo dục không thể được rút lại và bắt đầu lại. Nếu hôm nay bạn cảm thấy phiền phức và muốn lười biếng thì ngày mai bạn cũng sẽ nhận lại chính đứa trẻ lười biếng và thiếu động lực. Muốn nuôi con khôn lớn hãy bắt đầu ngay từ khi bước chân vào nhà: Tắt điện thoại, cầm sách lên, đồng hành với con bằng cả trái tim".

Đừng đợi đến khi già yếu, con cái vô dụng rồi mới hối hận vì thiên chức mình chưa làm tốt trong đời, đó là làm cha mẹ.

Thùy Linh  
Quan tâm giáo dục, bảo vệ con

Quan tâm giáo dục, bảo vệ con

Mấy tháng nay, từ khi mua cho con gái đang học lớp 8 chiếc điện thoại thông minh, chị Ngọc Mai ở quận Cái Răng thấy con hay lo ra, chểnh mảng học hành. Tình cờ kiểm tra điện thoại, chị Mai tá hỏa khi thấy con lên mạng xã hội nhận lời kết bạn, trò chuyện với nhiều người lạ; đặc biệt thường xuyên trò chuyện với bạn nam cùng trường, nội dung yêu đương không phù hợp lứa tuổi, xưng là “chồng - vợ”, còn hẹn có dịp gặp riêng tâm sự… Trong số ảnh con lưu, có nhiều hình ảnh nhân vật ăn mặc thiếu vải. Chị Mai gặng hỏi, con nói là bạn nam này gởi cho coi.

Trekking - Trải nghiệm thú vị với trẻ em

Trekking - Trải nghiệm thú vị với trẻ em

Trong thời đại công nghệ hiện đại, trải nghiệm trực tiếp với thiên nhiên đang trở nên xa lạ đối với nhiều trẻ em. Tuy nhiên, trekking - hoạt động thám hiểm tự nhiên qua các địa hình đa dạng, đã đem lại cơ hội tuyệt vời để trẻ tiếp xúc và khám phá vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.

Đàn ông trầm cảm sau khi vợ sinh con

Đàn ông trầm cảm sau khi vợ sinh con

Trước nay nhiều người thường cho rằng chỉ ở các bà mẹ mới bị trầm cảm sau sinh nhưng trên thực tế, ngay cả các ông bố cũng dễ rơi vào trạng thái trầm cảm cùng lúc với vợ mình.

Trẻ nhốt mình trong phòng cả ngày: Biết 6 nguyên nhân để đưa ra 3 cách xử lý

Trẻ nhốt mình trong phòng cả ngày: Biết 6 nguyên nhân để đưa ra 3 cách xử lý

Trẻ em dành quá nhiều thời gian trong phòng là vấn đề phổ biến trong nhiều gia đình hiện đại. Mặc dù con trẻ cần không gian riêng và sự yên tĩnh, nhưng việc liên tục nhốt mình trong phòng suốt cả ngày khiến nhiều phụ huynh băn khoăn liệu con có phải đang gặp các vấn đề về tâm lý.

Nghệ thuật phê bình con

Nghệ thuật phê bình con

Trong giáo dục gia đình, phê bình là một phần tất yếu, nhưng phê bình thế nào lại là một nghệ thuật. Những phương pháp phê bình khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến trẻ.

"Sống chung" với con tuổi teen nổi loạn

Bước vào lứa tuổi dậy thì, trẻ thường có một số dấu hiệu nổi loạn, việc nuôi dạy con trở nên vô cùng khó khăn đối với cha mẹ.

Làm gì khi phát hiện con bị quấy rối qua mạng ?

Làm gì khi phát hiện con bị quấy rối qua mạng ?

(NSMT) - Thời đại 4.0 đã đưa trẻ em tiếp cận sớm hơn với internet. Đây là cơ hội những cũng là thách thức cho phụ huynh trong việc dạy trẻ an toàn trên không gian mạng.