Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Theo tư liệu, những ngày chuyển quân, nhiều sự kiện xúc động đã diễn ra, tiêu biểu là sự kiện nhân dân gửi tặng Bác Hồ cây vú sữa miền Nam. Má Lê Thị Sảnh còn gọi là má Tư Tố ở Ranh Hạt, ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau (lúc đó má làm Hội Trưởng Phụ nữ cứu quốc xã Trí Phải) đã kêu con gái là Lê Thị Bảy (có một số giấy tờ tùy thân trước đây lấy tên Đỗ Thị Bảy) đi xin cây vú sữa từ vườn nhà ông Nguyễn Văn Đương (cách đó 2 km). Cây vú sữa cao 20cm được mang về ươm trồng trong một cái bình tích.
Trong buổi lễ đưa tiễn bộ đội tập kết ra Bắc tại thị trấn Cà Mau, sau khi nghe đại diện đơn vị 370 (nằm trong đội hình chiến đấu của Quân chủng Phòng không – Không quân) phát biểu từ giã đồng bào thì má Lê Thị Sảnh bước lên khán đài trao cho đồng chí Nguyễn Trung Kiên, Đại đội trưởng Đại đội Pháo binh 370 Tiểu đoàn 307 cây vú sữa và nhờ đồng chí gửi đến Bác Hồ. Má nói: "Nhân dân xin tặng Bác Hồ cây vú sữa như lời hứa hẹn với Bác rằng: Đồng bào miền Nam, Nhân dân xã Trí Phải luôn luôn giữ vẹn lòng chung thủy son sắt với sự nghiệp cách mạng do Bác lãnh đạo và nguyện vượt mọi khó khăn để bảo vệ và xây dựng đất nước".
Ngày 26/1/1955 (mùng Ba Tết Nguyên đán năm Ất Mùi), đồng chí Lê Đức Thọ - Trưởng ban Thống nhất Trung ương, cùng đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh, Bí thư Khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn (người phụ trách đoàn) đã mang cây vú sữa, thay mặt đồng bào miền Nam kính tặng Bác Hồ. Bác vô cùng xúc động khi biết đây là cây vú sữa của đồng bào vùng tận cùng Tổ quốc gửi tặng người. Cây vú sữa đã được Bác Hồ trồng ngay bên cạnh Nhà 54 nơi Bác ở 4 năm đầu tiên trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội)
Hàng ngày, mặc dù bận nhiều công việc, nhưng trước giờ làm việc buổi sáng hay sau giờ làm việc buổi chiều, Bác đều dành thời gian tự tay chăm sóc, vun tưới cho cây vú sữa.
Tháng 5/1958, Bác Hồ chuyển sang sống và làm việc tại ngôi nhà sàn. Cuối năm đó, Bác đã đề nghị chuyển cây vú sữa về trồng ở phía sau nhà sàn để Bác chăm sóc được thuận tiện hơn, dường như Bác muốn cây vú sữa miền Nam luôn ở gần bên Bác. Hàng ngày, làm việc tại nhà sàn, Bác vẫn nhìn thấy cây vú sữa để hình ảnh miền Nam luôn trong trái tim người. Bác căn dặn những người làm vườn rút kinh nghiệm để chăm sóc cây vú sữa ngày càng tốt hơn.
Đến những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, Bác cũng mong muốn được một lần vào thăm đồng bào miền Nam, nhưng do tình hình chiến sự ác liệt và sức khoẻ người đã giảm sút nhiều, nên ước nguyện đó của Bác không thực hiện được. Có lẽ bởi thế nên sau những chuyến đi công tác xa lâu ngày trở về, Bác thường ra đứng ngắm cây vú sữa. Tình thương, nỗi nhớ của Bác đối với miền Nam tha thiết.
Thời gian tới, tỉnh Cà Mau giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Thới Bình thực hiện quyền quản lý Nhà nước đối với di tích cấp tỉnh theo quy định.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế
(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.
Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"
(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).