Nếp nhà

Bố luôn dằn vặt bởi không thể cho con nhiều hơn

Thứ hai, 26/06/2023, 15:21 PM

Mới đây tôi vô tình được xem đoạn kết một bộ phim Trung Quốc chiếu trên VTV3 và tôi rất tâm đắc với câu nói của người mẹ đã ly dị chồng nói với con gái mình về cha cô rằng “Cha con là người yêu thương con nhất và tình yêu thì không quan trọng là cho gì, cho bao nhiêu mà là có bao nhiêu cho bấy nhiêu”. Còn bố tôi thì luôn luôn bị dằn vặt bởi không thể cho con cái nhiều hơn những gì ông có!

Bố tôi năm nay 68 tuổi. Tóc của ông bạc khá sớm, từ cách đây khoảng 16 năm. Nhìn mái tóc của bố, tôi hiểu rằng cuộc đời ông đã hy sinh, đã vất vả quá nhiều cho gia đình, cho vợ con và cho anh em ruột trong nhà. Tôi luôn có cảm giác rằng bao nhiêu đắng cay, bao nhiêu nỗi gian truân vất vả, những lo lắng suốt cả cuộc đời đều phủ lên mái tóc bố để mỗi khi nhìn vào mái đầu ấy tôi thực sự cảm thấy chạnh lòng và một nỗi yêu thương, cảm phục và kính trọng lại trào dâng lên trong lòng.

Từ khi chúng tôi biết cho đến bây giờ khi đứa nào cũng gia đình riêng cả rồi, bố chưa bao giờ nói với chúng tôi những lời yêu thương ngọt ngào; kiểu như yêu con. Cách duy nhất mà ông thể hiện đó là bằng những hành động cụ thể.

Bố và con gái du lịch tại Sapa tháng 5/2023. Ảnh: NVCC

Bố và con gái du lịch tại Sapa tháng 5/2023. Ảnh: NVCC

Mỗi bước đường chúng tôi đi đều có hình bóng của bố theo sau. Ngày tôi học lớp 5, phải học xa nhà gần hai chục cây số ở trường chuyên dưới thị trấn. Tôi ở trọ một tuần mới về một lần. Ngày đó, tôi chưa biết đi xe đạp nên suốt một năm trời bố đều đón tôi mỗi chiều thứ 7 và đưa đi vào sáng thứ 2. Đường sá ngày xưa đâu có được dải cát, sỏi như bây giờ, chiều dài gần 20 cây số toàn là đường đất. Ngày nắng thì không sao nhưng ngày mưa thì hôm nào hai bố con cũng phải đi từ 3 giờ sáng. Đường trơn và dính không thể nào đi nổi. Bố dắt xe còn tôi thì lẽo đẽo theo sau cho đến tận bến phà – qua đó là có đường đá hai bố con mới có thể đi xe được.

Còn sau này, khi tôi đã có thể đi xe đạp được nhưng vì tôi quá bé nên những ngày mưa hai bố con vẫn phải lặp lại hành trình đi như thế. Nhưng sang đến phà, tôi đi xe đến trường còn bố tôi lại bắt đầu đi bộ về nhà với quãng đường gần 20 cây số. Chuyện đưa đón như vậy chẳng phải là hiếm vì tuần nào tôi cũng về. Bố không bao giờ than vãn một lời nào cả. Ông cứ lặng lẽ dắt xe còn tôi cứ đi bên ông như vậy.

Năm tháng trôi đi, giờ tôi cũng đã lớn, đã tốt nghiệp đại học, đã đi làm, đã có gia đình riêng và đã có 2 con. Nhưng hình dáng vất vả của bố trong ký ức tuổi thơ tôi mãi in sâu trong lòng. Con đường tôi đi giờ còn nhiều gian truân nhưng sự hy sinh của bố chính là động lực lớn nhất giúp tôi có đủ nghị lực để quyết tâm đi theo con đường mà tôi đã chọn. Tôi học giỏi nên tốt nghiệp đại học tôi được tuyển thẳng vào học cao học nhưng thời đó ra trường tiếng Nga khó xin việc nên bố mẹ vẫn phải hỗ trợ thêm.

Thấy bố mẹ vất vả quá, tôi đã có ý định bỏ học cao học. Lúc đó bố rất buồn. Bố không còn đón tôi trở về bằng nụ cười như những lần trước nữa. Ngồi một lúc bố tôi hỏi: “Tại sao con lại có ý định bỏ học?”. Tôi không nói được gì. Nước mắt chỉ trực trào ra. Bố lại nói tiếp: “Đây là giai đoạn khó khăn nhất với cả con và bố mẹ. Chúng ta cùng phải cố gắng vượt qua thôi con!”. Tôi không nói gì nữa…

 Sau lần đó, tôi đã không còn ý định bỏ học cao học nữa. Và tôi đã hoàn thành chương trình học cao học một cách xuất sắc, cùng với một công việc biên tập viên Tiếng Nga có đủ tiền để tự trang trải cuộc sống. Hẳn ông đã rất tự hào về tôi.

Bây giờ dù đã là mẹ của hai con nhưng tôi biết ông vẫn còn những trăn trở về cuộc sống của tôi. Có lần tôi đi thực hiện chương trình ở cách nhà khoảng 2 cây số nhưng không kịp về qua nhà, tôi chụp ảnh và gửi cho bố, nhắn rằng: Nay con vừa talk ở Liên đoàn Lao động tình Bắc Giang nhưng muộn quá không kịp về qua nhà. Bố tôi nhắn lại: Không phải con gái có kiếm được nhiều tiền không mà bố thấy vất vả quá! Thế là tôi lại rơi nước mắt, vừa thương mình lại thương bố.

Từ cuộc đời bố, tôi đã hiểu ra rằng không phải mình cứ sống tốt, sống nhân hậu, sống có trách nhiệm thì cuộc đời sẽ mang lại hạnh phúc cho người đó. Thậm chí lại là người chịu nhiều đắng cay và bất hạnh nhưng tôi luôn luôn và bao giờ cũng cố gắng sống như bố tôi đã và đang sống. Vì bố tôi đã luôn luôn sống đúng với lương tâm mình cho dù gặp nhiều thiệt thòi! Đó mới là điều quan trọng nhất!?

Trong ba người con, ai cũng bảo tôi giống bố nhất và tôi được bố thương nhất. Đúng như các cụ vẫn bảo: giàu con út, khó con út. Vài năm nay, năm nào chúng tôi cũng được đi du lịch cùng bố ít nhất một lần. Nhìn thấy bố còn muốn đi chơi, vẫn còn leo núi được chúng tôi rất vui và hạnh phúc. Lần nào đi, tôi cũng phải chụp với bố một kiểu ảnh thật đẹp làm kỷ niệm. Duy có điều tôi vẫn chưa làm được chính là tôi rất muốn hỏi ông: Đến bây giờ bố có thấy hạnh phúc khi sống với mẹ và chúng con không? Và được ông trả lời một cách trung thực nhất… và tôi cũng rất muốn nói với ông rằng: Con cảm ơn cuộc đời đã cho con làm con của bố…

Bài dự thi cuộc thi viết "Cha và con gái"

Tác giả: Trần Thị Yến

Địa chỉ: CH912A, CT6, Khu đô thị Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.

Ban Tổ Chức  
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.

Về nhà - về với yêu thương

Về nhà - về với yêu thương

Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.

Tâm thư gửi vợ ngày 20/10

Tâm thư gửi vợ ngày 20/10

Hạnh phúc là 365 ngày biết hài lòng chứ không phải chỉ một hai ngày hoan hỷ. Nếu không phải đánh đông dẹp bắc, anh cũng sẽ sẵn sàng ẵm con, nhặt rau để em lắp bóng đèn, sửa đường ống nước.