Nuôi con

Bố phát biểu về cậu con trai "đội sổ" khiến cả trường vỗ tay rần rần

Thứ bảy, 16/12/2023, 17:52 PM

Trong cuộc họp phụ huynh mới đây tại một trường tiểu học ở Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc, bài phát biểu của một ông bố có con trai "học dốt nhất lớp" đã nhận được cơn mưa lời khen từ các bậc phụ huynh.

Ông chấp nhận cái mác con trai mình là "học dốt nhất lớp", nhưng ông cũng tin chắc rằng dù thành tích học tập không đạt yêu cầu, con trai ông vẫn có thể trở thành người thành công.

Người cha thẳng thắn chia sẻ về tình hình học tập của con trai trong buổi họp phụ huynh. Ông không hề nản lòng trước thành tích học tập của con mà đối mặt với vấn đề với thái độ vô cùng lạc quan và tích cực.

Ông bố thừa nhận: "Học lực của con trai tôi rất kém. “Thành tích” đội sổ của con khiến thành tích của cả lớp bị kéo xuống nghiêm trọng".

Ông cũng gửi lời xin lỗi các giáo viên vì điểm số của con đã khiến điểm trung bình của lớp bị kéo tụt xuống.

"Tôi rất áy náy và xin lỗi vì điều này, nhưng thực sự, tôi vẫn tin rằng con trai sẽ có một tương lai tươi sáng" - Ông bố nói.

Dù con trai học kém nhất lớp nhưng người cha vẫn tin rằng con sẽ có một tương lai tươi sáng và giúp ích cho đất nước (Ảnh: Aboluowang)

Dù con trai học kém nhất lớp nhưng người cha vẫn tin rằng con sẽ có một tương lai tươi sáng và giúp ích cho đất nước (Ảnh: Aboluowang)

Ông nhấn mạnh rằng kết quả học tập không phải là tiêu chí duy nhất để đo lường giá trị của một đứa trẻ, mà quan trọng hơn là việc trau dồi nhân cách và năng lực của trẻ. Ông tin rằng con trai mình có đủ tiềm năng và khả năng để tạo dựng một tương lai tươi sáng, ngay cả khi thành tích học tập hiện tại của cậu không lý tưởng.

Người cha đã dùng một ẩn dụ rất sống động để giải thích quan điểm của mình. Ông nói: “Thành tích học tập giống như cành và lá của một cái cây lớn, tương lai của một người là cái gốc của cái cây này. Sự tươi tốt của cành lá không ảnh hưởng đến độ sâu và sức mạnh của rễ. Con trai tôi có thể không Là học sinh giỏi nhất nhưng cậu ấy có tính cách kiên trì và yêu đời. Tôi tin rằng chỉ cần cậu ấy có đủ thời gian và cơ hội, con tôi sẽ thành công”.

Qua quan sát, ông bố thấy con trai có tố chất tâm lý mạnh mẽ. Dù khả năng học tập kém nhưng cậu bé không hề lo lắng quá độ, không sợ hãi khi làm bài tập, không chán nản khi phải đến trường, vẫn có thể ăn, uống, ngủ, chơi rất khỏe, cũng biết sáng tạo trong một số lĩnh vực khác, nói chuyện khéo léo, EQ rất cao.

 "Tôi là chuyên gia tâm lý cao cấp. Con trai tôi không thừa hưởng năng lực học tập của tôi, không đạt điểm cao như các bạn cùng lớp nhưng tôi rất tự hào về thằng bé. Tôi ngưỡng mộ tố chất tâm lý của con trai, thậm chí còn cảm thấy ở một số thời điểm, thằng bé mạnh mẽ và bình tĩnh xử lý các vấn đề hơn cả tôi.

Trong tương lai khi bước vào xã hội, tâm lý vững vàng và trí tuệ cảm xúc cao là yếu tố rất quan trọng để thành công. Vì vậy tôi tin rằng, dù bây giờ con trai chỉ là kẻ đội sổ nhưng sau này thằng bé vẫn có thể làm nên chuyện, là trụ cột của gia đình, đóng góp cho đất nước" – Ông nói.

Bên cạnh đó, ông nhận thấy con trai đang dần tiến bộ trong học tập nhờ công thầy cô.

"Thỉnh thoảng bài kiểm tra của thằng bé đạt điểm 60/100. Vì vậy, tôi nghĩ cháu có cơ hội trở thành một người phi thường trong tương lai" – Ông bố tự tin nói.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bài phát biểu của ông bố khiến cả phụ huynh và giáo viên vỗ tay nồng nhiệt. Lòng dũng cảm và sự tự tin của ông đã lan tỏa đến mọi người có mặt, khiến mọi người có thể nhìn thấy một người cha khác thường. Ông không bị ràng buộc bởi thành tích học tập của con trai mà tin tưởng vào tiềm năng và tương lai của con.

Ông bố này đã cho chúng ta thấy rằng kết quả học tập không phải là tiêu chí duy nhất để đo lường giá trị của một đứa trẻ mà quan trọng hơn là việc trau dồi nhân cách và năng lực của trẻ. Lời của ông khiến chúng ta một lần nữa nhận ra rằng với tư cách là cha mẹ, chúng ta nên nhìn thấy những điểm sáng và tiềm năng của con mình và dành cho chúng sự hỗ trợ, động viên thỏa đáng.

Mọi đứa trẻ đều mong muốn được cha mẹ công nhận và hỗ trợ. Nếu bạn không chấp nhận những khuyết điểm của con thì làm sao con bạn có thể đối mặt với những thử thách trong xã hội?

T. Linh  
Quan tâm giáo dục, bảo vệ con

Quan tâm giáo dục, bảo vệ con

Mấy tháng nay, từ khi mua cho con gái đang học lớp 8 chiếc điện thoại thông minh, chị Ngọc Mai ở quận Cái Răng thấy con hay lo ra, chểnh mảng học hành. Tình cờ kiểm tra điện thoại, chị Mai tá hỏa khi thấy con lên mạng xã hội nhận lời kết bạn, trò chuyện với nhiều người lạ; đặc biệt thường xuyên trò chuyện với bạn nam cùng trường, nội dung yêu đương không phù hợp lứa tuổi, xưng là “chồng - vợ”, còn hẹn có dịp gặp riêng tâm sự… Trong số ảnh con lưu, có nhiều hình ảnh nhân vật ăn mặc thiếu vải. Chị Mai gặng hỏi, con nói là bạn nam này gởi cho coi.

Trekking - Trải nghiệm thú vị với trẻ em

Trekking - Trải nghiệm thú vị với trẻ em

Trong thời đại công nghệ hiện đại, trải nghiệm trực tiếp với thiên nhiên đang trở nên xa lạ đối với nhiều trẻ em. Tuy nhiên, trekking - hoạt động thám hiểm tự nhiên qua các địa hình đa dạng, đã đem lại cơ hội tuyệt vời để trẻ tiếp xúc và khám phá vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.

Đàn ông trầm cảm sau khi vợ sinh con

Đàn ông trầm cảm sau khi vợ sinh con

Trước nay nhiều người thường cho rằng chỉ ở các bà mẹ mới bị trầm cảm sau sinh nhưng trên thực tế, ngay cả các ông bố cũng dễ rơi vào trạng thái trầm cảm cùng lúc với vợ mình.

Trẻ nhốt mình trong phòng cả ngày: Biết 6 nguyên nhân để đưa ra 3 cách xử lý

Trẻ nhốt mình trong phòng cả ngày: Biết 6 nguyên nhân để đưa ra 3 cách xử lý

Trẻ em dành quá nhiều thời gian trong phòng là vấn đề phổ biến trong nhiều gia đình hiện đại. Mặc dù con trẻ cần không gian riêng và sự yên tĩnh, nhưng việc liên tục nhốt mình trong phòng suốt cả ngày khiến nhiều phụ huynh băn khoăn liệu con có phải đang gặp các vấn đề về tâm lý.

Nghệ thuật phê bình con

Nghệ thuật phê bình con

Trong giáo dục gia đình, phê bình là một phần tất yếu, nhưng phê bình thế nào lại là một nghệ thuật. Những phương pháp phê bình khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến trẻ.

"Sống chung" với con tuổi teen nổi loạn

Bước vào lứa tuổi dậy thì, trẻ thường có một số dấu hiệu nổi loạn, việc nuôi dạy con trở nên vô cùng khó khăn đối với cha mẹ.

Làm gì khi phát hiện con bị quấy rối qua mạng ?

Làm gì khi phát hiện con bị quấy rối qua mạng ?

(NSMT) - Thời đại 4.0 đã đưa trẻ em tiếp cận sớm hơn với internet. Đây là cơ hội những cũng là thách thức cho phụ huynh trong việc dạy trẻ an toàn trên không gian mạng.