Sống khỏe

Bộ Y tế thông báo thu hồi 4 loại thuốc điều trị tăng mỡ máu

Thứ tư, 20/04/2022, 11:41 AM

(NSMT) - Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế yêu cầu cơ sở đăng ký, nhập khẩu thuốc phối hợp với cơ sở sản xuất, bán buôn, bán lẻ... tiến hành thu hồi toàn bộ các thuốc chứa hoạt chất rosuvastatin 40 mg- điều trị tăng mỡ máu và nguy cơ cao về tim mạch. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 19/4/2022.

Nguyên nhân thu hồi do thuốc có chống chỉ định cho người châu Á. Cục Quản lý Dược yêu cầu cơ sở đăng ký, nhập khẩu thuốc phối hợp với cơ sở sản xuất gửi thông báo thu hồi tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng thuốc, tiến hành thu hồi toàn bộ các thuốc chứa hoạt chất nêu trên, gửi báo cáo thu hồi về Cục Quản lý Dược trước ngày 1/5.

Cục Quản lý Dược thu hồi 4 loại thuốc điều trị tăng mỡ máu chống chỉ định với người châu Á Ảnh minh hoạ

Cục Quản lý Dược thu hồi 4 loại thuốc điều trị tăng mỡ máu chống chỉ định với người châu Á Ảnh minh hoạ

Sở Y tế các tỉnh thành phố, y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc, thu hồi thuốc nêu trên, công bố thông tin về quyết định thu hồi thuốc trên Trang thông tin điện tử của Sở, kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiện quyết định này; xử lý những đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành; báo cáo về Cục Quản lý Dược và các cơ quan chức năng có liên quan.

Được biết, thuốc chứa hoạt chất rosuvastatin 40mg sử dụng cho bệnh nhân tăng cholesterol máu nặng và có nguy cơ cao về tim mạch. Tại Việt Nam hiện có 4 thuốc chứa hoạt chất rosuvastatin hàm lượng 40mg gồm:

1. Rofast 40 (hoạt chất, hàm lượng Rosuvastatin dưới dạng Rosuvastatin calci) 40mg; Viên nén bao phim; SĐK: VN-22058-19.

2. Lipidorox 40mg (hoạt chất, hàm lượng Rosuvastatin 40 mg); Viên nén bao phim; SĐK: VD-1507-06.

3. Crestor (hoạt chất, hàm lượng Rosuvastatin calcium 40mg Rosuvastatin); Viên nén bao phim; SĐK: VN-8438-09.

4. Avitop 40 (hoạt chất, hàm lượng Rosuvastatin dưới dạng Rosuvastatin calci 40mg); Viên nén bao phim; SĐK: VN-19620-16./.

Ngọc Phạm (t/h)  
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?

Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?

Thời tiết nắng nóng, cơ thể dễ ra mồ hôi khiến nhiều người có thói quen tắm liên tục để giải nhiệt. Thói quen này liệu có tốt?

4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả

4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả

Say nắng là hiện tượng thường xuyên xảy ra trong những ngày hè, xuất hiện các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt... thậm chí tử vong nếu không có biện pháp phòng ngừa đúng cách.

Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?

Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?

Buổi tối là "thời điểm vàng" để ăn tỏi, bởi lúc này tỏi sẽ phát huy tác dụng tốt nhất giúp tăng sức đề kháng và đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

7 bí quyết giúp bạn trẻ hơn tuổi thật mà không cần phẫu thuật thẩm mỹ

7 bí quyết giúp bạn trẻ hơn tuổi thật mà không cần phẫu thuật thẩm mỹ

Mọi dấu hiệu của sự lão hóa đều là vết tích của thời gian. Tuổi tác sẽ không còn là vấn đề nếu bạn biết được 7 bí quyết trẻ đẹp dưới đây.

Nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khi nào?

Nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khi nào?

(NSMT) - Nắng nóng đang xảy ra trên diện rộng cả nước, gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?

Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?

Vào những ngày nắng nóng, áo chống nắng trở thành vật bất ly thân của nhiều người khi di chuyển ngoài trời. Vì thế, cần lựa chọn áo phù hợp và chống tia UV hiệu quả.

Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ

Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ

Vào những ngày thời tiết nóng bức, quạt điện trở thành vật dụng không thể thiếu trong các gia đình. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn đang sử dụng quạt sai cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe như dị ứng, cảm lạnh, thậm chí đột quỵ.