Cần Thơ: Khai mạc triển lãm Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam
(NSMT) - Sáng ngày 7/4, tại Bảo tàng TP. Cần Thơ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND TP. Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức khai mạc triển lãm Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam. Triển lãm diễn ra từ ngày 7 – 11/4.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ “Liên hoan đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ III - Cần Thơ năm 2022”. Tham dự khai mạc triển lãm có ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo Tổng cục Du lịch, Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh và triển lãm, Cục Văn hóa cơ sở; lãnh đạo Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam; ông Nguyễn Thực Hiện, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm Nhạc cụ Truyền thống các Dân tộc Việt Nam.
Hoạt động được tổ chức nhằm giới thiệu với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế về sự phong phú, đa dạng, độc đáo của nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam; tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, động viên, khích lệ đồng bào trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị của âm nhạc Việt Nam. Qua đó, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Các đại biểu tham quan khu vực trưng bày nhạc cụ truyền thống các dân tộc.
Đây còn là dịp để các đơn vị gặp gỡ, giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, góp phần quảng bá tiềm năng văn hóa, du lịch cho TP. Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung.
![IMG_20220407_124404[1]](https://i.ex-cdn.com/mientay.giadinhonline.vn/files/content/2022/04/07/img_20220407_1244041-1307.jpg)

Trình diễn các nhạc cụ truyền thống.
Ông Bùi Kỳ Đà - Phó Giám đốc Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam cho biết, triển lãm trưng bày 100 hình ảnh và hơn 200 tài liệu hiện vật thể khối và tài liệu khoa học phụ phản ánh về đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc, vùng miền trong cả nước. Trong đó, nhấn mạnh đến loại hình nhạc cụ truyền thống đặc sắc tiêu biểu của các dân tộc Việt Nam, đặc biệt là các loại nhạc cụ đã được sử dụng trong loại hình Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận.
Điển hình, vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ giới thiệu các loại nhạc cụ như: sáo, đàn nhị, mõ, phách, trống, kèn loa, đàn bầu, đàn nguyệt... gắn với loại hình nghệ thuật rối nước, chèo, chầu văn, hát xẩm, quan họ, ca trù... Vùng thung lũng tiêu biểu là cây đàn tính sử dụng trong âm nhạc và các nghi lễ tôn giáo của người Tày, Nùng, Thái; trống tang sành của người Sán Chay; khèn bè của các tộc người Thái, Lào, Lự... Nhạc cụ các dân tộc vùng núi cao phía Bắc độc đáo và đặc sắc với chiếc khèn, sáo của người Mông; vùng Duyên hải miền Trung với trống Parnung, trống Ghi năng, kèn Saranai... Các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên có dàn nhạc cồng chiêng, trắng da voi, kèn sừng trâu, đàn T'rưng, khèn bầu, đàn đá, đàn ống tre, sáo dinh năm, lục lạc... Vùng đồng bằng Nam Bộ đặc sắc, tiêu biểu với dàn nhạc ngũ âm thường dùng trong các nghi lễ quan trọng, lễ hội tại các ngôi chùa của dân tộc Khmer; đàn kìm, 666 ghi ta, đàn bầu, đàn tam thập lục, đàn tranh, sáo, hồ, nhị... trong nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được trưng bày giới thiệu tới quý khách tham quan.
Bên cạnh đó, không gian trưng bày Triển lãm nhạc cụ truyền thống của các tỉnh, thành phố: Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đông Tháp, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu giới thiệu, trình diễn nhạc cụ dân tộc, dân ca dân vũ tiêu biểu của địa phương; giới thiệu nét đặc sắc về sinh hoạt cộng đồng, các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng sản phẩm thủ công truyền thống...
Chương trình giao lưu, trình diễn nghệ thuật truyền thống và dân gian đương đại cũng sẽ diễn ra hàng ngày tại khu triển lãm, tập trung giới thiệu các loại hình di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống như: trình diễn nhạc cụ dân tộc, đờn ca tài tử, cồng chiêng Tây Nguyên và các làn điệu dân ca, dân vũ tiêu biểu cho các vùng miền trên cả nước.
Chia tay ngày Valentine
Chia tay đã khó khăn, chia tay với ai đó ngay trước thềm Valentine càng khiến nhiều người cảm thấy nhẫn tâm và tội lỗi.
Vì sao có tới 3 ngày Valentine?
Bên cạnh ngày Lễ tình nhân mà phần lớn mọi người đều biết vào ngày 14/2 hay còn được gọi là Valentine đỏ, thế giới còn có nhiều ngày “Lễ tình yêu” vô cùng thú vị là Valentine Trắng và Valentine Đen.
Valentine 14/2 ai là người tặng quà?
Valentine 14/2 nam hay nữ là người tặng quà khi đây là dịp lễ đặc biệt để bày tỏ tình yêu của mình đến với nửa kia và các cặp đôi thường tặng quà cho nhau?
4 điều kiêng, 5 điều không nên cầu khi đi lễ chùa Rằm tháng Giêng
Đi chùa đầu năm, đặc biệt là lễ chùa ngày rằm tháng Giêng là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt, nhưng đi lễ thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.
Đầu năm đi lễ chùa cầu gì?
Mỗi người đi lễ chùa với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Các nước châu Á ăn rằm tháng Giêng như thế nào?
Không chỉ ở Việt Nam, ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu được coi là một ngày lễ lớn trong năm của một số nước châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,...
Bắt nhịp sau Tết
Sau những ngày Tết vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái, người lớn trở lại với công việc, trẻ em đến trường. Nhanh chóng lấy lại sức khỏe, cũng như rèn luyện con cái vào nền nếp, thích nghi với môi trường đi học là điều phụ huynh quan tâm. Để đầu năm được thuận lợi, suôn sẻ, các gia đình có sự chuẩn bị chu đáo, giữ tâm trạng vui vẻ, lan tỏa năng lượng tích cực, cùng nhau nỗ lực học tập, làm việc tốt hơn.