Cần Thơ: Ngôi trường vận hành bằng tình yêu thương của “cha mẹ hiền” cho những người con khiếm khuyết
(NSMT) - Tọa lạc tại số 106B đường Cách Mạng Tháng 8, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, ngôi trường giáo dục đặc biệt mang tên Trường Tương Lai đã âm thầm che chở cho hàng trăm trẻ đặc biệt tại TP Cần Thơ suốt gần 35 năm qua với mức học phí 0 đồng.
Trường Tương Lai là ngôi trường giảng dạy theo chương trình giáo dục đặc biệt cho các đối tượng học sinh từ 6 - 22 tuổi, mắc khuyết tật trí tuệ với các dạng bệnh: trở ngại vận động, hội chứng Down, động kinh, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn hành vi, bại não, di chứng viêm màng não,...

Trường Tương Lai sinh hoạt dưới cờ đầu tuần. Các bạn nhỏ được vui chơi, học tập, tuyên dương trong điều kiện như các học sinh các bậc khác.
Chính thức đi vào hoạt động từ năm 1988, đến nay Trường Tương Lai đang tiếp nhận giáo dục khoảng 170 học sinh chính thức theo học chương trình giáo dục đặc biệt cá nhân phù hợp các dạng bệnh của từng học sinh. Học sinh của trường là các trẻ em mắc bệnh thuộc trung tâm công tác xã hội, các mái ấm tình thương, trẻ mồ côi tại chùa,... Một số khác là các học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chính sách. Tất cả đều được học và trị liệu tại trường hoàn toàn miễn phí và được ngân sách nhà nước hỗ trợ các phần ăn bán trú.


Mỗi tháng trường sẽ vinh danh học sinh được bầu là học sinh xuất sắc nhất tháng của mỗi lớp và dán ảnh vinh danh lên bảng giữa trường mang đến động lực, tiếp thêm sự tự tin cho các học sinh đặc biệt vượt qua bệnh tật.
Chương trình giáo dục chung của toàn Trường Tương Lai tương đương trình độ lớp 1-2, gồm: lớp sơ học 1 trung bình thuộc mức độ bài giảng cơ bản sơ cấp tương ứng với độ tuổi lớp 1-2 của cấp bậc tiểu học cho trẻ từ 6-11 tuổi; lớp sơ học 2 trung bình tương ứng độ tuổi của học sinh bậc THCS từ 12-15 tuổi và lớp sơ trung tương đương độ tuổi của học sinh THPT từ 16 tuổi trở lên.
Các lớp học trên sẽ tập trung đến học sinh dạng khuyết tật trung bình trở lên nhằm rèn kỹ năng học đường cho trẻ ở các môn toán, tiếng việt, kỹ năng tự nhiên xã hội, đạo đức, kể chuyện và rèn luyện kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng phát triển ngôn ngữ và kỹ năng hội nhập cộng đồng. Đây là chương trình giáo dục rèn luyện kỹ năng, tìm ra các sở trường của mỗi học sinh và định hướng nghề nghiệp theo khả năng của trẻ mắc bệnh.




Mỗi lớp học sẽ được một giáo viên chuyên môn trực tiếp giảng dạy, bổ trợ và kiêm nhiệm vụ bảo mẫu cho khoảng hơn 10 học sinh mỗi ngày.
Sau khi hoàn thành các chương trình giáo dục theo cấp bậc của trường, các học sinh đặc biệt trên 18 tuổi, có độ khuyết tật từ nhẹ đến trung bình nhẹ và có khả năng học nghề sẽ được tham gia lớp hướng nghiệp. Hiện tại trường có phòng học hướng nghiệp về các sản phẩm may như: bợ nhấc nồi, khẩu trang, đế lót nồi cơm; hướng nghiệp nghề tiểu thủ công đan vòng đeo tay bằng hạt cườm và hướng nghiệp cắt tỉa cây cảnh.




Các thành phẩm thủ công hoàn thành tỉ mỉ được bày bán tại khuôn viên trường.
Song đó, trường còn có 2 lớp can thiệp sớm hỗ trợ can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ từ 3-5 tuổi, trước độ tuổi đến trường. Đây là phòng học chưa nằm trong danh sách chính thức của trường nhưng trường vẫn phối hợp, hỗ trợ và hướng dẫn các kiến thức cơ bản về phổ tự kỷ cho phụ huynh. Lớp vật lý trị liệu cho các học sinh bị trở ngại về vận động, bại não, di chứng viêm màng não, yếu hạ chi, bị lệch cột sống, yếu lực cơ tay,... Cả 2 lớp học trên đều do cán bộ y tế của trường đảm nhiệm song song với công tác y tế của trường. Ngoài ra, phòng học ứng dụng kỹ thuật số cũng vừa được trường hoàn thành trang thiết bị cơ bản giúp các học sinh đặc biệt về khiếm khuyết được tiếp xúc gần hơn với những dự án khoa học, kích thích tư duy với các bài học được thiết kế trên máy tính.




Trường trang bị đầy đủ các trang thiết bị, cơ sở vật chất cơ bản phục vụ cho việc trị liệu và tiếp cận công nghệ thông tin cho các trẻ em đặc biệt.
Theo cô Trần Thị Phương Ánh - Hiệu trưởng Trường Tương Lai chia sẻ: “Tôi đã gắn bó cùng trường từ những ngày đầu hoạt động, đến nay điều khó khăn và áp lực lớn nhất có lẽ là về vấn đề nhân sự. Hiện tại mỗi lớp có khoảng từ 14 - 17 học sinh đều mắc các dạng bệnh nhưng chỉ có 1 giáo viên chịu trách nhiệm giảng dạy chuyên môn kiêm luôn nhiệm vụ bảo mẫu, đây thật sự là một khó khăn đối với lớp học bán trú thông thường tại các trường chứ đừng kể là lớp học có hoàn toàn học sinh đặc biệt như trường”.

Cô Trần Thị Phương Ánh - Hiệu trưởng Trường Tương Lai, cô Trương Thị Xuân Hà và cô Huỳnh Thị Hằng Em - Phó Hiệu trưởng (từ phải sang trái) là những cán bộ gắn bó hàng thập kỷ với ngôi trường giáo dục đặc biệt tại TP Cần Thơ.
Quả thật, sự vất vả và áp lực của từng giáo viên đang công tác tại Trường Tương Lai là một điều đáng ngưỡng mộ của nghề nhà giáo. Toàn trường có tổng 26 cán bộ giáo viên, nhân viên, trong đó có 12 giáo viên thực hiện công việc chuyên môn chính kiêm bảo mẫu và 2 viên chức là y tế của trường cùng quản lý 17 lớp giáo dục đặc biệt. Mỗi giáo viên tại trường như một người cha, người mẹ chăm lo tinh thần cho các đứa con yếu thế của mình. Mỗi hành động đều phải nhẹ nhàng, âu yếm, mỗi lời nói đều tình cảm và đầy kiên nhẫn hướng dẫn việc học cũng như sinh hoạt cho các đối tượng “thích mới - mau chán - nhanh quên”.





Tuy nhiệm vụ công tác vất vả và có phần khó khăn nhưng mỗi giáo viên tại Trường Tương Lai luôn mang tâm thế của người cha, người mẹ chăm sóc từng đứa con nhỏ từ giảng đường đến nhà ăn hay cả những sinh hoạt cá nhân cơ bản.
Hiện tại, Trường Tương Lai hoạt động bởi nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động chi trả lương giáo viên, hoạt động thường xuyên và bữa ăn bán trú của học sinh. Ngoài ra, để có thể tích cực hơn trong công tác hỗ trợ chăm sóc, rèn luyện và cải thiện những tập bệnh của các học sinh nhà trường cũng cần phát triển thêm nhân lực bảo mẫu của nhà trường từ sự chung tay góp sức từ phía xã hội. Thời gian sắp tới, nếu vận động thêm được các quỹ hỗ trợ ngoài việc tuyển dụng thêm đội ngũ cán bộ hỗ trợ chăm sóc trẻ, trường sẽ đầu tư và trang thiết bị cơ sở vật chất và tổ chức những buổi ngoại khóa chăm sóc sức khỏe tinh thần để các em học sinh kém may mắn có cơ hội hòa nhập cộng đồng và khắc phục các tình trạng về tinh thần.
Kiên Giang hoàn thành giao nhận quân năm 2025
Sáng 13/2, đồng loạt các huyện, thành phố trong tỉnh Kiên Giang đã tổ chức lễ giao quân năm 2025. Với sự chuẩn bị chu đáo, tích cực trong không khí vui tươi phấn khởi, các địa phương trong toàn tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành tốt chỉ tiêu giao, nhận quân năm 2025.
Những khoảnh khắc tiễn tân binh lên đường nhập ngũ tại Cà Mau
(NSMT) - Sáng 13/2, thanh niên tỉnh Cà Mau nô nức hòa mình vào không khí sôi nổi của ngày hội tòng quân trên khắp cả nước. Tại huyện Phú Tân đã tổ chức lễ tuyển quân, tiễn đưa các tân binh lên đường nhập ngũ trong bầu không khí phấn khởi và đầy tự hào.
Tiễn bước thanh niên: Niềm tự hào và khí thế mới trong ngày nhập ngũ
Sau dịp Tết Nguyên đán năm 2025, khắp các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt tại thành phố Cần Thơ, người dân hân hoan tiễn đưa những thanh niên lên đường nhập ngũ.
Thanh niên Sóc Trăng nô nức lên đường nhập ngũ
Sáng 13/2, các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng đã đồng loạt tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong đó, có 1.650 quân cho các đơn vị thuộc lực lượng Quốc phòng và 275 tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân.
Cần Thơ: Phát huy hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ) là một trong những hoạt động của Công an TP Cần Thơ (CATP) trên lĩnh vực đấu tranh, phòng chống tội phạm. Trong năm 2024, CATP tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực trong thực hiện phong trào. Qua đó, ý thức tự phòng, tự quản, tự bảo vệ trong nhân dân được phát huy, tích cực tham gia cùng cơ quan chức năng giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).
Công an TP Cần Thơ đấu tranh, kiềm chế hiệu quả tội phạm giết người
Theo Công an TP Cần Thơ (CATP), trong năm thứ 4 thực hiện Công văn 1676/TTg-NC ngày 30-11-2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người, tình hình tội phạm giết người trên địa bàn thành phố tiếp tục được kiềm chế. CATP phối hợp thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) từ cơ sở.
Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang làm Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang được Ban Bí thư điều động, chỉ định giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ, nhiệm kỳ 2020-2025.