Phong cách sống

Câu chuyện kỳ lạ về hai gia tộc có chung một “trái tim hồng”

Thứ bảy, 16/09/2023, 13:16 PM

(NSMT) - Câu chuyện về hai gia tộc “Lê - Ngô” rủ nhau đi làm từ thiện chăm lo cho bà con nghèo tại huyện Cái Bè khiến nhiều người vừa ngưỡng mộ vừa hoài nghi về câu chuyện.

Câu chuyện bắt đầu từ mối lương duyên giữa anh thợ bạc và cô gái đến từ Tiền Giang

Câu chuyện bắt đầu từ mối lương duyên giữa anh thợ bạc Lê Văn Lâu sánh duyên cùng chị Ngô Thị Thanh Trúc - cô gái duyên dáng và giỏi giang tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Sau đám cưới, anh chị Lâu – Trúc lên Sài Gòn với ý định lập nghiệp kiếm tiền để lo cho ba mẹ và các em ăn học. Anh Lê Văn Lâu là một thợ bạc giỏi và khéo tay trong điêu khắc, chế tác hoa văn trang sức đồng thời anh hiểu được thị hiếu thị trường nên các mẫu anh làm ra đều nhận được đơn đặt hàng của nhiều tiệm vàng lớn nhỏ các nơi.

Chân dung anh Lâu - chị Trúc.

Chân dung anh Lâu - chị Trúc.

Ít năm sau, Công ty Vàng bạc đá quý Thanh Trúc (TTJ) của vợ chồng anh Lê Văn Lâu và chị Ngô Thị Thanh Trúc được thành lập và nhanh chóng tìm được chỗ đứng vững chắc tại thị trường kinh doanh vàng lớn, bên cạnh đó xây dựng được cho riêng mình tệp khách hàng tiềm năng trong và ngoài nước, tạo dựng thành công và thay đổi lớn cho gia đình.

Tiệm vàng Thanh Trúc (chợ An Đông).

Tiệm vàng Thanh Trúc (chợ An Đông).

Những năm sau đó, nhiều anh chị em trong gia đình hai họ Lê – Ngô “phất lên” nhanh chóng từ nghề kim hoàn mà anh chị truyền lại. Trong đó Công ty CPĐT Kim Tài Phúc (tiệm vàng Kim Tài Phúc) ra đời do Anh Lê Quốc Bảo (con trai anh chị Văn Lâu – Thanh Trúc) đứng tên cũng chiếm được tình cảm của nhiều khách hàng bằng những sản phẩm độc lạ phù hợp thị trường cao cấp.

Lễ khai trương tiệm vàng Kim Tài Phúc.

Lễ khai trương tiệm vàng Kim Tài Phúc.

Trách nhiệm với gia đình gần như đã ổn nhưng trách nhiệm với xã hội thì sao?

Không như những người làm thiện nguyện khác, anh chị suy nghĩ đơn giản và chọn hướng đi “phát tâm từ thiện chứ không phát danh từ thiện” nghĩa là làm từ thiện phải tự nguyện làm từ tâm và xuất phát từ lòng nhân ái thì việc làm này mới có ý nghĩa và giá trị trao đi mới hiệu quả.

Ban đầu anh chị làm từ thiện bằng những việc đơn giản và thiết thực như: phát cơm hàng tháng cho những người vô gia cư tại TPHCM, hay tặng thuốc cho những người bệnh nghèo….trong mùa dịch Covid-19. Anh chị Lê Văn Lâu và Ngô Thị Thanh Trúc đã không ngại nguy hiểm phát tâm từ thiện bằng cách phát thuốc cho nhưng người nhiễm bệnh, hỗ trợ rau củ quả gạo cho những vùng bị ngăn cách, tặng xe cứu thương cho trung tâm y tế Q.08, hỗ trợ tiền cho những gia đình khó khăn…

Có lẽ vì cách làm từ thiện từ tâm nên đã “thu phục” được nhiều người cùng làm theo và đa phần là tất cả anh chị em trong gia đình Lê - Ngô cùng tham gia đóng góp bằng nhiều hình thức.

Anh chị em trong gia đình Thanh Trúc trao tiền hỗ trợ bệnh nhân tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Anh chị em trong gia đình Thanh Trúc trao tiền hỗ trợ bệnh nhân tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Mới đây, hai gia tộc Lê - Ngô đã đóng góp cùng quỹ “vì người nghèo” của Mặt trận tổ quốc (MTTQ) huyện Cái Bè phát động hỗ trợ tặng quà cho bà con nghèo tại địa phương với tổng kinh phí 301 triệu chia đều cho 9 chùa tại 6 xã trong đó dành tặng 12 chiếc xe đạp tặng cho 12 em học sinh nghèo hiếu học với mục đích giúp các em vượt qua khó khăn, yên tâm học hành.

Anh Lâu - chị Trúc và các thành viên trong gia đình dành tặng 12 chiếc xe đạp tặng cho 12 em học sinh nghèo hiếu học.

Anh Lâu - chị Trúc và các thành viên trong gia đình dành tặng 12 chiếc xe đạp tặng cho 12 em học sinh nghèo hiếu học.

Có thể nói, việc mà anh Lê Văn Lâu và chị Ngô Thị Thanh Trúc đang làm không chỉ giúp cho nhiều bà con có hoàn cảnh khó khăn được “ấm lòng” mà còn là bài học xã hội thiết thực mang đậm tình người, làm gương sáng cho những thế hệ sau này học tập, xây dựng một văn hóa từ thiện từ tâm và tất cả có chung “một trái tim hồng”.

Đình Phú  
Một lần vào bệnh viện

Một lần vào bệnh viện

Đối với những bệnh nhân trong bệnh viện, họ không bao giờ hỏi ý nghĩa cuộc sống là gì, bởi được sống như những người bình thường là niềm hạnh phúc lớn nhất.

Đi du lịch để... sống ảo và

Đi du lịch để... sống ảo và "cúng" Face

Đi du lịch 4 ngày 3 đêm mà chị mang tới 2 chiếc valy cỡ lớn chỉ để đựng váy và giày. Hôm đến bãi đá, vì diện giày cao gót mải mê chụp ảnh mà chị suýt ngã sấp mặt nếu anh không đỡ kịp. Đi du lịch nước ngoài chị chỉ chăm chú chụp thật nhiều ảnh, về nhà gom lại thành một kho dữ liệu để sống ảo, cúng face dần.

“Chữa lành” hay đu trend để

“Chữa lành” hay đu trend để "rách nát" hơn?

Chữa lành hiện nay như là một trào lưu sống được các bạn trẻ, người đi làm tìm tới để thanh lọc tâm hồn, xoa dịu cơ thể. Thế nhưng, chữa lành không đúng lại có thể gây hại.

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

(NSMT) - Ngày 14/4 (nhằm 06/3 âm lịch), Phân ban Ni giới Phật giáo TP.Cần Thơ đã tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền).

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Việc cho người khác một con cá có thể nuôi sống họ trong một ngày, nhưng dạy họ kỹ năng bắt cá có thể nuôi sống họ suốt đời.

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

(NSMT) - Theo thông tin từ gia đình, Nhà giáo Nhân dân Lâm És, Nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng, Nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng đã từ trần vào lúc 14 giờ ngày 05/4/2024, hưởng thọ 84 tuổi. Nhà giáo Lâm És (sinh năm 1940) sinh ra trong một gia đình nông dân Khmer, ở ấp Trà Tép, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng).

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Sống một mình ngày càng trở thành xu hướng nhưng làm thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống mà không gây nhàm chán, tốn nhiều chi phí?