Nếp nhà

Cha cầu mong người đàn ông đó sẽ yêu thương con hơn cha

Thứ sáu, 19/04/2024, 14:08 PM

Ngày con rời vòng tay cha mẹ để sánh bước bên người khác, cha lặng lẽ giấu đi những giọt nước mắt trước vẻ bề ngoài cố tỏ ra mạnh mẽ để cầu mong người đàn ông đó sẽ yêu thương con hơn cha đã từng yêu con.

0a669bb8e4f819a640e9701

Đối với những cô gái, cha là người đàn ông đầu tiên họ tiếp xúc trong đời từ những ngày thơ dại. Làm sao có thể quên được khoảnh khắc bàn tay to lớn và đầy ấm áp của cha nắm trọn bàn tay nhỏ xíu của con gái hay nhấc bổng con lên cao, xoay tròn trong nắng gió.

Khi con gái lớn lên và tìm thấy bến đỗ cuộc đời, cha tạm lùi về phía sau để trao bàn tay bé nhỏ cho người thực sự yêu thương con. Vì thế, giây phút con gái chính thức bước vào cuộc sống hôn nhân trở thành dấu ấn cảm xúc thật đặc biệt trong cuộc đời cha và con.

Không chỉ mẹ mới khóc trong ngày con gái đi lấy chồng bởi "Mẹ thương con mẹ gọi mẹ khóc, cha nhớ con cha để trong lòng". Tình cảm cha dành cho con gái luôn là như vậy, không thể hiện, không ồn ào nhưng nó lại rất nồng ấm và dạt dào. Và chính con gái cũng nhìn thấy tình cảm chất chứa ấy trong giây phút xa rời vòng tay cha để bắt đầu cuộc sống hôn nhân của mình.

Từ Quảng Bình, tác giả Nguyễn Sông Lam gửi bài dự thi "Cha và con gái" bằng bức thư gửi con gái với tiêu đề “Lá thư gửi con gái trở về từ giông bão”.

Nói về hôn nhân của con gái, người cha Nguyễn Sông Lam đã trải qua không biết bao nhiêu cung bậc cảm xúc từ hy vọng “cha nghĩ rằng, con có con mắt tinh tường để chọn một người sáng nhất” trong những người theo đuổi con gái; đến niềm hạnh phúc “cha vui biết nhường nào” khi con gái kết hôn với người chồng giáo viên; nhưng sau đó lại là sự đau đớn khi con gái đổ vỡ trong hôn nhân. Dẫu vậy, tác giả luôn ủng hộ con gái vượt qua những tổn thương để tiếp tục hành trình tìm kiếm hạnh phúc của riêng mình.

“Con đã đủ dũng cảm đứng lên, cha ủng hộ mặc mẹ con do dự, lá đơn được gửi đến tòa, cha nghĩ rằng đó là ngày giải phóng cuộc đời con. Đó là hành động sáng suốt nhất của con, mặc cho cha có tan nát cõi lòng khi miệng đời dị nghị rằng nhà có con gái bỏ chồng. Kệ đi con, mình sống cho mình, người ta không sống thay cho mình đâu”.

Khi con gái tìm được hạnh phúc mới, người cha ấy lại một lần nữa vui sướng, một lần nữa gửi gắm hy vọng người đàn ông đó sẽ yêu con thương con hơn cha.

“Người chồng thứ hai của con không trẻ trung, không bóng bẩy, không khéo léo nhưng thật thà, chất phác, có trách nhiệm, biết yêu thương chiều chuộng con. Nghĩ đến con có cuộc sống hạnh phúc lòng cha vui lắm, cha không còn khó thở những ngày trái gió trở trời.

Con gái ạ! Vì cha mẹ, con phải sống thật hạnh phúc nhé, nhớ chăm sóc bản thân cho tốt, chăm sóc gia đình nhỏ thân yêu. Gia đình cũng như cái cây vậy, phải tưới nước, chăm bón, bắt sâu bọ nó mới phát triển tốt tươi được. Con đã vượt qua biết bao giông bão cuộc đời, cha mong những ngày tháng tới con luôn được bình yên”.

Không chỉ những người cha, với những người con gái, khi kết hôn sinh con cũng là lúc họ nhìn rõ hơn tấm lòng của cha dành cho mình.

Tác giả Phan Quế Hà (Quảng Nam) chia sẻ bản thân là con gái cả trong gia đình có 4 chị em gái. Bốn chị em lấy chồng mỗi đứa mỗi phương, chỉ còn gái út bám quê làm ruộng, lấy chồng sinh con.

Từ ngày 3 cô con gái lớn lấy chồng xa, cha luôn mang trong mình nỗi buồn, nỗi nhớ con da diết. Với người cha chất phác ấy, việc con gái gả chồng xa chẳng khác nào “mất con”, nhưng ông cũng chẳng thể ngăn cản bởi đó là hạnh phúc của các con.

Nhớ lại những lần 4 chị em dẫn người yêu về ra mắt hay khoảnh khắc con gái kết hôn, tác giả Phan Quế Hà không khỏi xúc động bởi những lời cha dành cho các con: “Đứa mô dẫn người yêu về nhà, cha đều mời con rể tương lai ly rượu, không biết cha nói gì mà chỉ thấy các chàng trai gật đầu, dạ thưa lễ phép. Ngày con gái về nhà chồng, đứa nào cha cũng dắt lại trao tay, căn dặn:

- Từ đây cha trao đứa con gái cho con, đứa nào cha cũng dạy con bằng đòn roi, nhưng đúng nghĩa “Thương cho roi, cho rọt”, nhưng khi con gái cha về với con, làm chồng không được vũ phu với vợ. Phải yêu thương con gái cha thật lòng.

Người ta coi rể như khách, nhưng cha thương yêu rể hơn con gái mình! Cha thường bảo, thương yêu rể thật lòng, nó mới yêu thương con mình.”

Có lẽ bởi sự tử tế, lòng bao dung của người cha mà chính những người con rể trong gia đình cũng dành tình yêu thương cho bố vợ của mình.

“Ngày cha đi, dịch bệnh Covid hoành hành chỉ có gia đình gái út ở bên cha, ba đứa con gái không về được “chia tay” cha - ba chàng rể lập bàn thờ, đập đầu khấn vái: Cha không đẻ, không nuôi, nhưng từ rất lâu chúng con coi cha như cha ruột – cha hãy yên lòng – thanh thản mà đi”, tác giả Phan Quế Hà chia sẻ trong tác phẩm “Chuyện từ những mảnh vỡ …”.

Trong dòng cảm xúc của con gái viết về cha trong giây phút đưa con về nhà chồng, tác phẩm “Cha giấu nỗi gì sau cánh cổng hoa” của tác giả Nguyễn Hồng (Nghệ An) gây ấn tượng bởi hình ảnh đôi mắt của người cha.

Nhắc đến giây phút trọng đại trong đời mình, khung cảnh hôn trường náo nhiệt, người ra kẻ vào tấp nập, tiếng cười, tiếng chúc phúc rộn ràng lại hiện lên trong tâm trí của tác giả Nguyễn Hồng. Thế nhưng giữa không gian ồn ã ấy có một khoảng lặng khắc sâu trong lòng tác giả, đó cảnh người cha lóng ngóng mừng vui đáp lễ nhà trai cùng đôi mắt rưng rưng của cha sau cánh cổng hoa.

“Ánh mắt sâu da diết. Ánh mắt rơi vào chiếc váy cưới quá nhiều chi tiết thừa, vào khóe mắt ươn ướt, vào mấy sợi tóc mai được cô thợ trang điểm dập khuôn tỉ mẩn... “Là đứa nào đây chứ đâu phải con gái cha, hả trời”. Cha chỉ muốn kêu lên thế nhưng sợ con khóc, đành cất đi ánh nhìn khắc khoải.”

0ad9285760179d49c406511

Giây phút được cha dắt tay về nhà chồng, những cô gái dường như đang đứng giữa hai người đàn ông quan trọng nhất của cuộc đời mình, một người đã chăm lo cho con từ những ngày còn bé và một người sẽ ở bên con từ giây phút này cho đến hết quãng đời… Vì thế mà cảm xúc trong mỗi cô gái khi nhìn cha và nghĩ về tương lai phía trước lại xôn xao đến khó tả.

“Con gái không theo cha về nữa, con gái ở lại nhà chồng. Hai chữ “nhà chồng” rộng mênh mông. Rộng hơn cái kiềng vàng mẹ chồng cài vô cổ. Con gái nhìn mắt cha ươn ướt mà xót. Cha ơi, con gái cha lớn rồi mà. Cha nghĩ ngợi chi nhiều mà thần người xa xăm”, tác giả Nguyễn Hồng viết.

Ngày cưới, dù biết con sẽ rời vòng tay cha mẹ để sánh bước bên người đàn ông con yêu thương nhưng không phải người cha nào cũng dễ dàng cất lên những tiếng yêu thương con. Họ gói gọn tình yêu trong ánh mắt, trong cái nắm tay hay những cái ôm. Cha sẽ không thể đủ sức để đi cùng con đến hết cuộc đời nhưng cha luôn ở bên cạnh con, luôn ở đây, bất kể khi nào con cần đến... Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ khiến người con khắc khoải mãi không quên.

Thể lệ cuộc thi viết chủ đề "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024

Yêu cầu đối với bài dự thi

- Bài dự thi phải là những bài viết chưa đăng phát trên bất kỳ phương tiện truyền thông báo, đài hay mạng xã hội và chưa tham gia dự thi ở các cuộc thi khác. Viết về những câu chuyện có thật do tác giả là nhân vật hoặc người chứng kiến, những kỷ niệm, lời tâm tình, tự sự của cha dành cho con gái và ngược lại được thể hiện dưới dạng bài ghi chép, phóng sự, phỏng vấn, tản văn, nhật ký… Ban tổ chức khuyến khích các tác giả sử dụng hình ảnh thật của các nhân vật trong bài dự thi.

- Bài viết thể hiện bằng tiếng Việt, dung lượng 1.000 - 1.500 từ được in trên giấy hoặc gửi qua email do Ban tổ chức cung cấp.

- Mỗi tác giả được gửi tối đa ba (03) bài dự thi và phải chịu trách nhiệm về độ chân thực, tính chính xác về nội dung. Cấm sao chép, đạo văn của người khác dưới mọi hình thức.

- Bài dự thi được chọn đăng trên Tạp chí Gia đình Việt Nam sẽ được trả nhuận bút theo quy định và thuộc sở hữu của tòa soạn; tác giả không có quyền khiếu nại về bản quyền.

Đối tượng dự thi: Tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước trừ những người là nhân sự của Ban Tổ chức, Ban giám khảo, các đơn vị tài trợ, đồng hành cùng cuộc thi.

Thời gian và địa chỉ nhận bài dự thi

- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 27/03/2024 đến ngày 10/06/2024 tính theo dấu bưu điện và thời gian nhận mail. Lễ tổng kết và Gala Trao giải diễn ra vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/06/2024.

- Bài dự thi viết tay hoặc đánh máy gửi về Tòa soạn Gia đình Việt Nam. Địa chỉ: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.

Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi "Cha và con gái" kèm thông tin tác giả, địa chỉ, số điện thoại. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ tham dự cuộc thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện.

- Bài dự thi online gửi qua email: [email protected]

Giải thưởng

Cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 2 năm 2024 có cơ cấu giải thưởng gồm: 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba, 05 giải khuyến khích và 05 giải phụ.

Ngoài giải thưởng tiền mặt, các tác giả đạt giải còn được nhận giấy chứng nhận của Ban Tổ chức, được tặng 01 quyển sách có đăng các bài dự thi cùng quà (nếu có) của nhà tài trợ.

Ban Giám khảo cuộc thi

- Nhà thơ Hồng Thanh Quang - Trưởng ban giám khảo

- Nhà thơ Trần Hữu Việt - Vụ trưởng, Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ Báo Nhân Dân

- Nhà văn Nguyễn Một

- Nhà văn, nhà báo Võ Hồng Thu - Báo Tiền phong

Thông tin chi tiết về cuộc thi xin liên hệ

- Tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

+ Nhà báo Phan Khánh An - Tổng TKTS, Thành viên Ban tổ chức. Số điện thoại: 0975.470.476

+ Ms Bùi Thị Hải Én - Cán bộ toà soạn. Số điện thoại: 0973.957.126

- Email: [email protected].

Phương Anh  
Khi mẹ là cô giáo

Khi mẹ là cô giáo

Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.

Về nhà - về với yêu thương

Về nhà - về với yêu thương

Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.