Văn hóa

Cha chưa hề nói… yêu tôi

Thứ hai, 01/05/2023, 12:43 PM

Cha tôi chưa bao giờ nói yêu tôi, hoặc họa chăng cha đã thì thầm lúc nào đấy mà tôi chưng từng nghe thấy. Nhưng tôi biết tình yêu mà cha dành cho tôi lớn hơn cả những mỹ từ kia.

Thuở bé, tôi đã từng ghét cha. Từ lúc học mẫu giáo, khi các bạn được cha mẹ đón đưa đến trường, cha tôi chỉ dẫn tôi đến trường một lần duy nhất, từ sau lần ấy cha muốn tôi tự đi đến trường bằng - chính - đôi - chân - của - mình. Đã bao lần tôi trượt té trong mưa, chân bùn đất lấm lem khi đến lớp.

Nhìn các bạn được ba mẹ đưa đón, tôi đã từng thấy tủi thân vô cùng. Mặc dù tối về, cha tỉ mẩn xoa thuốc đỏ vào những vết xước, nhưng tôi vẫn rất ghét cha.

Thuở bé, tôi đã từng rất ghét cha. Tuổi thơ tôi đã từng thèm muốn được cha mua cho các thiết bị điện tử để chơi thỏa thích như các bạn cùng trang lứa, được nằm dài hàng giờ trên ghế sofa êm ái để xem ti vi. Nhưng không, mặc dù mẹ đã từng thỏa hiệp với cha tôi để mua cho các anh em tôi, nhưng cha lại kiên quyết không chiều theo mong muốn của anh em chúng tôi.

Thay vào đó, những buổi chiều không đi học, cha dắt chúng tôi ra vườn cùng cha mẹ trồng đủ các loại rau. Cha tỉ mẩn dạy tôi cách gieo trồng, cách chăm bón... đến cách thu hoạch. Những buổi khác, buổi thì chăn trâu, thả diều... dường như cha ít khi nào để chúng tôi "rảnh" để mơ màng đến các trò chơi điện tử.

Thậm chí tôi là con gái nhưng cũng được nghịch nước... tắm sông. Tuổi thơ tôi khác các bạn nữ cùng lớp lắm. Tôi có làn da đen rám nắng thay vì trắng trẻo như các bạn. Nhiều lúc, tôi căm ghét cái nắng, ghét những buổi chiều phải lầm lì trên đồng, trên lưng trâu...

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Thuở bé, tôi cũng đã từng rất ghét cha. Bởi lẽ những lần phạt nghiêm khắc mà cha dành cho tôi. Tôi còn nhớ như in, một lần tôi nghịch dại theo lời rủ của các bạn chăn trâu khác đi nhổ củ mì nướng ăn. Các bạn thử tưởng tượng xem, chiều gió mát thổi nhè nhẹ, sau khi chơi chán chê các trò bắt dế, bắn súng mù u... bụng lại sôi ùng ục... bạn có thể cưỡng lại mùi thơm nhè nhẹ của củ mì gòn nướng than khói nghi ngút không?

Và... tôi là đứa con gái duy nhất tham gia vào đợt "trộm" khó cưỡng ấy. Và không hiểu sao cha tôi lại biết việc tôi đã làm. Tối hôm ấy, cha tôi đã bắt tôi úp mặt vào tường và tuốt tôi mấy roi rất đau, lại bắt tôi quỳ rất lâu về hành động mà cha tôi cho rằng "Đói phải cho sạch, rách phải cho thơm”.

Để rồi, sau này tôi mới hiểu được, cha không đưa đón tôi đi học hằng ngày đổi lại cho tôi - một đức tính tự lập từ bé. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn luôn tự tin đi bằng chính đôi chân của mình - từ những bước đi đầu tiên ấy. Và cũng sau này tôi mới hiểu, tôi may mắn biết nhường nào khi có một tuổi thơ đúng nghĩa.

Tôi còn nhớ như in thuở bé, trong một buổi tụ tập với chúng bạn lớp thời còn cấp 1, tôi là người duy nhất biết tên và mùi vị của các loại rau - mà hầu như các bạn khác không hề biết đến - điều mà tôi quá quen thuộc trong khi các bạn lại thấy xa lạ. Từ hôm đó, tôi lại thấy biết ơn cha, biết ơn mảnh vườn nho nhỏ với "hoa cải li ti, đốm vàng óng ánh" rồi "hoa cà tim tím", "nõn nuột hoa bầu"...

Một lần khác, trong một tiết sinh học, tôi là người duy nhất thực hiện đúng yêu cầu của giáo viên khi mang đến lớp một bầu cây giống do chính tôi gieo trồng, chăm sóc trước con mắt đầy thán phục của các bạn. Tôi không được tiếp xúc với các trò chơi điện tử từ sớm để rồi đổi lại đôi kính dày cộm trên gương mặt như các bạn khác.

 Thay vào đó, tôi rất rành rọt các trò chơi dân gian. Có những trưa, cha không ngủ ngồi đẽo gọt ống tre làm cho anh em chúng tôi mỗi người một cái ống thụt rồi dắt chúng tôi đi tìm hái trái thì lời để... thụt, tuổi thơ tôi tràn ngập tiếng cười... nhờ có cha như vậy đấy.

Cha chưa hề nói yêu tôi, nhưng mỗi mùa trung thu đến lại tỉ mẩn ngồi làm cho chúng tôi chiếc lồng đèn ngôi sao bằng tre, dán giấy kính lấp lánh, chiếc lồng đèn ấy theo với kí ức chúng tôi đến tận bây giờ. Có những chiều nào vui hơn khi được cùng bạn bè thả diều trên cánh đồng xanh mát, cánh diều nâng cánh ước mơ được làm bằng những trang giấy học sinh và tàu lá dừa xanh do chính cha tôi làm...

Cha chưa hề nói yêu tôi nhưng mỗi giá trị mà tôi tạo ra ngày hôm nay, mỗi thành công mà tôi có được đều có cội nguồn từ bàn tay của cha. Sự nghiêm khắc của cha tạo nên tính kỉ luật trong tôi, sự bao dung của cha làm nên trong tôi tính sẻ chia, sự tỉ mẩn của cha là khởi nguồn cho đức tính cẩn thận, từ tốn trong tôi....

Bấy giờ khi đã trưởng thành và đã lập gia đình, mỗi lần về với cha, về với căn nhà có hàng dừa xanh mướt trước ngõ, cuộc sống bộn bề dường như bỏ lại phía sau, tôi đón nhận từng khoảnh khắc bình yên bên cha như thế... Mọi thứ đều đã nhuốm màu thời gian duy chỉ có tình yêu của cha dành cho tôi là trường tồn mãi mãi.

Hàng dừa xanh mát trước ngõ – khoảng trời bình yên của con gái cùng cha

Hàng dừa xanh mát trước ngõ – khoảng trời bình yên của con gái cùng cha

Cha tôi... chưa bao giờ nói yêu tôi, bởi lẽ từ “yêu” không thể diễn tả hết được tình cảm thiêng liêng mà cha dành cho tôi. Cha tôi... chưa bao giờ nói yêu tôi, nhưng tôi biết cha yêu con gái hơn cả bản thân mình.

Bài dự thi cuộc thi viết "Cha và con gái"

Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hà

Địa chỉ: Khoa Sư phạm Tự nhiên, trường Đại học Phạm Văn Đồng, 509 Phan Đình Phùng, phường Chánh Lộ, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Thông tin Cuộc thi viết chủ đề "Cha và con gái"

Yêu cầu

- Bài viết bằng tiếng Việt, dung lượng 1.000 - 1.500 từ được in trên giấy hoặc gửi qua email do Ban tổ chức cung cấp.

- Bài viết được thực hiện dưới dạng thư tâm tình cha dành cho con gái, con gái dành cho cha hoặc dưới dạng tản văn kể về kỷ niệm vui buồn giữa cha - con; nhật ký viết cho cha - con để lột tả về góc ký ức không quên…

Đối tượng dự thi

- Tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước đều có thể tham gia dự thi

- Mỗi tác giả được gửi tối đa ba (03) bài dự thi.

- Tác phẩm được chọn đăng báo sẽ được trả nhuận bút theo quy định của tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam.

Thời gian nhận bài thi

- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 19/04/2023 đến ngày 19/06/2023 tính theo dấu bưu điện.

- Lễ tổng kết và Gala Trao giải diễn ra vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/06/2023.

Địa chỉ nhận bài thi

- Bài dự thi online gửi qua email: [email protected].

- Bài dự thi viết tay hoặc đánh máy gửi về Tòa soạn Gia đình Việt Nam (Địa chỉ: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội).

Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi "Cha và con gái" kèm thông tin tác giả, địa chỉ, số điện thoại. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ tham dự cuộc thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện.

Thông tin liên hệ

Tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.

Điện thoại: 0903.344571 (Nhà báo Đông Hường) hoặc 0973957126 (Đồng chí Bùi Hải Én).

Lưu ý: Tòa soạn sẽ chọn bài có nội dung phù hợp, biên tập sơ bộ (không làm thay đổi nội dung) để đăng báo. Bài chọn đăng được nhận nhuận bút theo quy định.

Để biết thông tin chi tiết về cuộc thi mời quý độc giả xem tại đây!

Ban Tổ Chức  
Tâm sự của cha ngày con tròn 18

Tâm sự của cha ngày con tròn 18

Tuổi 18, chỉ mong con gái của cha vẫn đủ bản lĩnh, tự tin khi bước vào môi trường mới và vẫn luôn có chí hướng, có tinh thần cầu tiến. Đó là những tâm sự, mong mỏi của một người làm cha gửi con gái yêu.

Thư gửi con gái ngày sinh nhật

Thư gửi con gái ngày sinh nhật

Ngạn ngữ có câu "không ai hiểu con bằng cha”. Hơn ai hết ba hiểu con gái mình. Dù xuất giá theo chồng, toàn tâm toàn ý chăm lo cho trọn chữ "dâu hiền" nhưng trong mắt con vẫn ánh lên niềm hạnh phúc mỗi khi ai đó gọi Nga Nghi. Chỉ vậy thôi với ba đó cũng là niềm hạnh phúc vô bờ con à.

Bệnh tiểu đường và các nguy cơ khôn lường với sức khoẻ

Bệnh tiểu đường và các nguy cơ khôn lường với sức khoẻ

(NSMT) - Vừa qua, Hội LHPN quận Ninh Kiều phối hợp Công ty bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình sức khỏe và hạnh phúc" cho gần 120 cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn quận Ninh Kiều.

"Thủ lĩnh" Misa: "Cha dạy tôi đừng bao giờ giúp đỡ người khác mà trông chờ trả ơn"

“Con giúp người này thì người khác sẽ giúp con, đừng bao giờ giúp đỡ ai mà trông chờ người đó phải trả ơn con” – Đó là bài học của cha đã theo chị Đinh Thị Thúy - Tổng giám đốc công ty phần mềm MISA suốt chặng đường thành công của mình.

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Trở thành cha mẹ luôn là hành trình thật thiêng liêng, hạnh phúc nhưng cũng đầy gian nan. Khoảnh khắc con đến thế gian, niềm hy vọng lớn nhất của cha mẹ là con cái thật khỏe mạnh, bình an. Thế nhưng với nhiều bậc làm cha mẹ, điều đó lại trở thành mong ước không hề đơn giản.

“Nữ tướng” trong mắt bố

“Nữ tướng” trong mắt bố

Niềm vui và tự hào trào dâng trong lòng tôi khi nghĩ về hai con gái Thuý và Vân. Các con đã không chỉ thành đạt trong sự nghiệp mà còn giữ tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ.

Cổ nhân khuyên gì từ câu nói “nghèo củi, giàu bể nước”?

Cổ nhân khuyên gì từ câu nói “nghèo củi, giàu bể nước”?

Cổ nhân dạy “Nghèo củi, giàu bể nước”. Ý nghĩa câu nói này có thể giúp chúng ta khám phá ra cách tích lũy tài lộc trong gia đình.