Cha đã không biết yêu thương thế nào cho đúng
Không người cha nào không yêu thương con cái. Cha chỉ là không biết yêu thương con thế nào cho đúng mà thôi.
Những cơn đau
Cha tôi tính rất cọc. Cái cọc của ông không phải cái cọc lúc nào cũng cằn nhằn, lúc nào cũng mắng mỏ con cái. Các cọc của ông là những cơn tức giận tanh bành và những trận đòn roi.
Hồi bé, cái thời còn mầm non cho đến tiểu học, tôi ít khi bị ăn đòn. Nhưng nếu đã bị ăn đòn thì trận nào đau trận đấy. Bây giờ, ký ức về những trận đòn roi trong tôi gần như phai nhạt hết, chỉ còn lại ấn tượng. Nhưng tôi vẫn còn có thể nhớ rằng đã từng có một con bé với cái má sưng vù in hằn 5 ngón tay, phải chạy sang nhà hàng xóm xin ấm chè.
Đến khi lớn, sự trừng phạt từ hữu hình thành vô hình, đòn roi thay bằng lời nói. Cơn đau về mặt tinh thần nặng nề hơn vạn lần cơn đau về mặt thể chất.
Viết đến đây tôi mới nhận ra rằng. Ồ, tôi đã quên những lần bị đòn đau vì lý do gì hay cha đã từng mắng nhiếc tôi như thế nào. Cái còn lại trong tôi giờ là ấn tượng. Nhưng ấn tượng này cứ thế ngấm dần ngấm dần vào con người tôi, hình thành nên một phần thái độ có chút lúng túng của tôi đối với cha. Tôi muốn quan tâm ông, nhưng ấn tượng sợ hãi trong những trận đòn roi khiến tôi ngần ngừ. Tôi không biết phải làm sao.
Tôi từng ước cha không còn tồn tại
Tôi sợ cha, cái sợ ăn vào xương vào máu. Cái sợ này, thậm chí, có thể biến thành sự thù ghét, biến thành một suy nghĩ có thể coi là vô cùng bất hiếu. Cái suy nghĩ đáng sợ này bất chợt tràn qua đầu tôi trong quãng thời gian dài đằng đẵng học trực tuyến ở nhà trong đại dịch COVID-19. Bát đũa còn va chạm huống chi người cùng một nhà 24/24 chung đụng. Những sự không vừa ý biến thành những lời mắng nhiếc. Đối tượng là tôi, mẹ tôi, thậm chí là bà nội tôi.
Tôi sau khi đã tách khỏi gia đình được một thời gian thì bản sắc cá nhân đã manh nha hình thành. Vậy nên với tôi, những lời mắng nhiếc đó là những điều không thể chấp nhận được.
Nhưng tôi không thể phản kháng. Tôi không thể chỉ trích lại cha tôi. Vào cái khoảnh khắc sự uất ức lên đến đỉnh điểm, tôi đã ước ông không còn tồn tại nữa. Ông ấy không còn sống trên đời này nữa thì tất cả mọi đau khổ đều chấm dứt.
Một đứa con gái được gia đình, họ hàng, làng xóm công nhận là ngoan ngoãn đã từng có suy nghĩ như vậy.
Tôi cầu cho cha khỏe mạnh
Cái suy nghĩ đáng sợ đó đến một lần rồi thôi. Tôi cũng không muốn nó đến thêm lần thứ hai. Bởi sau tất cả, tôi vẫn thương cha tôi. Khi đi chùa trong ngày mùng một đầu năm với mẹ, hay thắp hương ngày Sóc, ngày Trăng, tôi cầu mong sức khỏe cho cả gia đình, đương nhiên tôi cũng cầu cho cha tôi.
Đương nhiên, tôi và cha cũng có những khoảnh khắc mà khi nhớ về là tràn đầy sự vui vẻ.
Có một mẩu ký ức đến giờ tôi vẫn còn nhớ nguyên vẹn. Trong những cái năm còn ở trong căn nhà “hễ mưa là dột”, có một năm mẹ tôi đi chợ xa. Một mình tôi ở với cha. Một bữa cơm nọ, cha bưng mâm cơm lên với vỏn vẹn một đĩa mướp xào nằm giữa mâm khiến tôi phải thốt lên hỏi ông “Có mỗi mướp xào thôi ạ!?”. Tôi không hề có một chút trí nhớ nào về những mâm cơm trước hay những mâm cơm sau đấy. Về sau, kỷ niệm nhỏ nhoi này giữa cha và tôi vẫn thỉnh thoảng được ông lấy ra đùa vui với tôi và gia đình.
Khi tôi đỗ đại học với số điểm cao, ông nói ông rất tự hào về tôi. Bởi ở làng tôi, không có mấy ai học lên cao. Cha mẹ tôi lại đều là lao động chân tay. Khi tôi vào đại học, cha bảo tôi là sẽ có những khoản chi tiêu cá nhân. Vì vậy, chỉ cần ông ấy có tiền, trước mỗi lần tôi lên Hà Nội, ông sẽ luôn cho tôi thêm một vài đồng mà mẹ không biết để tôi tiêu xài cho thoải mái. Có một vài điểm, tôi không ngờ ông ấy lại hiểu và để tâm đến như vậy.
Xin hãy hiểu cho cha
Cha tôi cái gì cũng biết, có điều do ông ấy lười và từ bỏ đấu tranh trước những điều bất mãn trong cuộc sống nên ông không có sự nghiệp, chỉ là một người làm thuê. Nhưng người làm thuê này biết đối nhân xử thế, biết ai tốt với mình, biết ai chỉ là lời nói đầu môi.
Một trong những điều khiến cha tôi bất mãn nhất, là sự bất mãn từ tuổi thơ đến lúc về già của ông ấy đến từ gia đình. Đó là cha ông ấy, ông nội tôi.
Ông nội tôi có hai người vợ, bốn người con. Cha tôi là con cả. Mọi người trong nhà vẫn thường bảo tính cha tôi giống ông nội như đúc, vậy nên hai người mới khắc nhau. Mối quan hệ của cha tôi với ông nội là tệ nhất trong số bốn người con. Có lẽ ông không được nhận tình yêu và sự quan tâm đầy đủ từ người cha của mình nên đôi khi, ông ấy không biết trao tình thương của ông đến tôi như thế nào cho đúng.
Khi cha biết tôi bị cận, ông ấy mắng tôi. Tôi nhìn ra được sự quan tâm đằng sau những lời mắng đó. Bản chất là ông ấy thương tôi, nhưng cái tôi cảm nhận được lúc đó không phải là sự hạnh phúc mà là sự khó chịu và uất ức.
Nếu tôi không lớn như ngày hôm nay, có lẽ tôi sẽ không thể hiểu được cha tôi thương chúng tôi như thế nào. Ông ấy sao lại không muốn con cái mình được hạnh phúc, không thiếu thốn điều gì, không thua kém bạn bè điều gì. Chỉ có điều ông ấy không biết cách thể hiện mà thôi. Cha tôi rất thương tôi. Đây là điều tôi có thể khẳng định. Tôi mong sao tôi của hiện tại và tương lai sẽ luôn nhớ kỹ tình thương này để tự bảo vệ mình khỏi những hành động không trong lúc nóng giận của ông ấy, cũng như bảo vệ ông ấy khỏi những phản ứng thiếu suy nghĩ của tôi.
Nếu con là lần đầu tiên làm con thì cha cũng là lần đầu tiên làm cha. Vì vậy, mong cha con mình có thể hiểu cho nhau hơn nhé!
* Tiêu đề bài viết do tòa soạn biên tập
Bài dự thi cuộc thi viết "Cha và con gái"
Tác giả: Phạm Thu Thảo
Địa chỉ: Ngõ 342, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Thông tin Cuộc thi viết chủ đề "Cha và con gái"
Yêu cầu
- Bài viết bằng tiếng Việt, dung lượng 1.000 - 1.500 từ được in trên giấy hoặc gửi qua email do Ban tổ chức cung cấp.
- Bài viết được thực hiện dưới dạng thư tâm tình cha dành cho con gái, con gái dành cho cha hoặc dưới dạng tản văn kể về kỷ niệm vui buồn giữa cha - con; nhật ký viết cho cha - con để lột tả về góc ký ức không quên…
Đối tượng dự thi
- Tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước đều có thể tham gia dự thi
- Mỗi tác giả được gửi tối đa ba (03) bài dự thi.
- Tác phẩm được chọn đăng báo sẽ được trả nhuận bút theo quy định của tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam.
Thời gian nhận bài thi
- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 19/04/2023 đến ngày 19/06/2023 tính theo dấu bưu điện.
- Lễ tổng kết và Gala Trao giải diễn ra vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/06/2023.
Địa chỉ nhận bài thi
- Bài dự thi online gửi qua email: [email protected].
- Bài dự thi viết tay hoặc đánh máy gửi về Tòa soạn Gia đình Việt Nam (Địa chỉ: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội).
Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi "Cha và con gái" kèm thông tin tác giả, địa chỉ, số điện thoại. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ tham dự cuộc thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện.
Thông tin liên hệ
Tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Điện thoại: 0903.344571 (Nhà báo Đông Hường) hoặc 0973957126 (Đồng chí Bùi Hải Én).
Lưu ý: Tòa soạn sẽ chọn bài có nội dung phù hợp, biên tập sơ bộ (không làm thay đổi nội dung) để đăng báo. Bài chọn đăng được nhận nhuận bút theo quy định.
Để biết thông tin chi tiết về cuộc thi mời quý độc giả xem tại đây!
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc
Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.
Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách
Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?
Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?
Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.
Về nhà - về với yêu thương
Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.
Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?
Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.
Tâm thư gửi vợ ngày 20/10
Hạnh phúc là 365 ngày biết hài lòng chứ không phải chỉ một hai ngày hoan hỷ. Nếu không phải đánh đông dẹp bắc, anh cũng sẽ sẵn sàng ẵm con, nhặt rau để em lắp bóng đèn, sửa đường ống nước.