Startup

Chàng trai 8X tại Kiên Giang khởi nghiệp từ điêu khắc gỗ

Thứ tư, 16/03/2022, 16:02 PM

Qua bàn tay khéo léo, tài hoa và trí tưởng tượng phong phú của anh Đinh Văn Thi (sinh năm 1983), ngụ ấp Suối Mây, xã Dương Tơ, TP. Phú Quốc (Kiên Giang), những gốc cây, khúc gỗ vô tri như được “thổi hồn” và trở thành sản phẩm độc đáo, mang giá trị nghệ thuật cao. Những sản phẩm này từng bước có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Anh Đinh Văn Thi quê ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Anh sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề mộc và điêu khắc. Sau khi tốt nghiệp đại học mỹ thuật, đi làm ở nhiều công ty khác nhau, anh học được nhiều điều, tiếp xúc với nhiều thợ giỏi, từ đó giúp anh nâng cao tay nghề và có kinh nghiệm. Với quyết tâm theo đuổi nghề, năm 2015, anh Thi ra Phú Quốc lập nghiệp, với khát khao mở được một cơ sở điêu khắc gỗ riêng cho mình.

Các sản phẩm điêu khắc gỗ nghệ thuật do anh Thi sáng tạo có hình ảnh thân thuộc, gần gũi với đời sống con người Việt Nam như tượng Phật, tượng phúc - lộc -thọ, tượng 12 con giáp, tranh đồng quê... Mỗi tác phẩm giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng tùy từng loại gỗ, kích thước, sự cầu kỳ, công phu. Sau nhiều năm gắn bó với nghề, cơ sở điêu khắc mỹ nghệ của anh Đinh Văn Thi bước đầu thành công với nhiều sản phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật được khách hàng yêu thích. Mỗi tháng cơ sở nhận thực hiện từ 10-20 đơn hàng cho khách trong và ngoài tỉnh.

Theo anh Thi, để sáng tạo ra một tác phẩm điêu khắc phải trải qua nhiều công đoạn, quan trọng nhất là ý tưởng. Nghề điêu khắc đòi hỏi người thợ phải có tính kiên trì và thực sự đam mê với nghề. Khi học nghề, ngoài các kỹ thuật cơ bản, người thợ phải học vẽ để biết cách tạo dáng, biết phác thảo những đường nét lớn cũng như từng họa tiết nhỏ trên mỗi tác phẩm. Hầu hết các công đoạn đều làm thủ công, do đó với sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của người thợ lành nghề, những khúc gỗ, gốc cây như được “thổi hồn” để trở thành những tác phẩm nghệ thuật.

Anh Đinh Văn Thi, ngụ ấp Suối Mây, xã Dương Tơ (TP. Phú Quốc) thực hiện quy trình để sáng tạo ra một tác phẩm điêu khắc.

Anh Đinh Văn Thi, ngụ ấp Suối Mây, xã Dương Tơ (TP. Phú Quốc) thực hiện quy trình để sáng tạo ra một tác phẩm điêu khắc.

Không những vậy, cơ sở điêu khắc gỗ của anh Thi còn dạy nghề và truyền đạt kinh nghiệm cho nhiều thanh niên trên địa bàn TP. Phú Quốc, đồng thời tạo việc làm ổn định cho 3-5 lao động làm việc tại cơ sở với mức lương từ 8-15 triệu đồng/người/tháng. Thời gian tới, anh Thi tiếp tục mở rộng cơ sở điêu khắc mỹ nghệ để phát triển nghề hơn nữa, đồng thời tiếp tục đào tạo và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương có niềm đam mê với nghề.

Với khát vọng khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm của anh Đinh Văn Thi, tin rằng cơ sở điêu khắc mỹ nghệ do anh Thi làm chủ sẽ không ngừng phát triển, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương và chế tác ra nhiều sản phẩm làm đẹp cho đời.

Bài và ảnh: BÍCH LIÊN

LInk bài gốc tại Báo Kiên Giang Online

CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng

CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng

(NSMT) - Để Grab trở thành siêu ứng dụng 2 tỷ đô như ngày hôm nay, CEO Anthony Tan đã làm việc 20 giờ/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á để thuyết phục tài xế dùng thử ứng dụng grab.

Về quê khởi nghiệp

Về quê khởi nghiệp

"Từng trải qua hơn 15 năm tha hương mưu sinh, tôi thấu hiểu nỗi niềm không đâu bằng quê nhà. Vì vậy, khi có điều kiện, tôi vận dụng kinh nghiệm nghề nghiệp, mở cơ sở may gia công để tạo việc làm, thu nhập tại chỗ cho người lao động". Anh Võ Trầm Hương, 36 tuổi, chủ cơ sở may gia công, ấp Thới Bình A2, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, bộc bạch về "cơ duyên” với nghề".

Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp

Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp

(NSMT) - Để thu hút thanh niên tham gia tổ chức Đoàn ở địa phương, lãnh đạo BCH Đoàn thanh niên xã An Hiệp (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), bằng nhiều nguồn vốn, đã hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp bằng nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả.

Tự học để khởi nghiệp

Tự học để khởi nghiệp

Khởi nghiệp là hành trình đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của mỗi bạn trẻ, vì vậy việc tự học, tự tích lũy thêm kinh nghiệm rất hữu ích, giúp bạn trẻ tự tin lập nghiệp, khởi nghiệp. Đồng hành cùng sinh viên (SV) khởi nghiệp, tổ chức Đoàn - Hội các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ chú trọng tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, tập huấn kỹ năng mềm, cùng các chương trình thực tập, tham quan doanh nghiệp, mô hình khởi nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức thực tế và hun đúc tinh thần khởi nghiệp cho người trẻ.

Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024

Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024

(NSMT) - Ban Thường vụ Thành đoàn Cần Thơ, Hội Doanh nhân Trẻ TP Cần Thơ và Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo FUNDGO vừa có buổi trao đổi thông tin về việc tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp năm 2024 dành cho thanh niên ĐBSCL.

Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất

Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất

Khu vườn trồng dứa Nam Mỹ và cây không khí của anh Nguyễn Phạm Minh Châu, 26 tuổi, ở Lộ Ngã Bát, đường Trương Vĩnh Nguyên, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thu hút khách tham quan bởi màu sắc rực rỡ, tuyệt đẹp. Là kỹ sư xây dựng nhưng anh Châu lại chọn khởi nghiệp với những loài cây không lớn lên nhờ đất.

Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy

Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy

(NSMT) - Trước thực trạng đã có nhiều người thiệt mạng trong các vụ cháy ở các khu chung cư, một nhóm học sinh Sóc Trăng đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong các vụ cháy chung cư.