Dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng mùa dịch COVID-19, tăng đề kháng cho cả gia đình

Thứ tư, 16/06/2021, 07:43 AM

Chế độ dinh dưỡng đống vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ. Nhất là khi dịch Covid-19 bùng phát, chế độ dinh dưỡng càng cần thiết để tăng để kháng cho tất cả mọi người.

Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng

che-do-2-13511360

Ảnh minh họa

Không một loại thực phẩm nào có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. Chính vì vậy, cách ăn uống thông minh nhất là phối hợp ăn nhiều loại thực phẩm và thường xuyên thay đổi món ăn để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng phức tạp của cơ thể. Mỗi ngày, mỗi người cần ăn tối thiểu 15 loại thực phẩm đại diện từ 4 nhóm:  chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.

Cung cấp rau xanh, trái cây tươi hàng ngày

Trong rau xanh và trái cây có nhiều vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Rau, quả gây thèm ăn, kích thích chức năng tiết dịch của các tuyến tiêu hóa (rau mùi, hành, tỏi...) chống táo bón và quét nhanh chất độc, cholesterol thừa ra khỏi ống tiêu hóa. Một số loại rau, nhất là rau gia vị còn có tác dụng chữa bệnh và là nguồn kháng sinh thực vật quý như hành, tỏi, tía tô...

Mức rau quả tiêu thụ cho người trưởng thành cần khoảng 300g/người/ngày, với trẻ em cần lượng từ 100 - 200g/trẻ/ngày.

Cung cấp lượng vitamin C vừa đủ tăng sức đề kháng cho cơ thể

Vitamin C, còn được gọi là axit ascorbic, là một chất dinh dưỡng hòa tan trong nước. Axit ascorbic rất quan trọng đối với các phản ứng miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Nó có đặc tính chống viêm, điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa, chống huyết khối, kháng vi-rút và đóng một vai trò thiết yếu trong việc sửa chữa mô.

Vitamin C có tác dụng đối với cảm lạnh thông thường, nó có thể giúp giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh. Việc tiêm vitamin C vào tĩnh mạch có thể làm giảm sự chuyển đổi ở bệnh nhân từ nhiễm trùng nhẹ sang giai đoạn quan trọng của COVID-19.

c-ccc-13513297

Ảnh minh họa

Nó điều chỉnh giảm nguy cơ xảy ra cơn bão cytokine của Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) xảy ra trong chu kỳ sau của bệnh COVID-19. Nó cũng bảo vệ nội mô (một màng mỏng lót bên trong tim và mạch máu) khỏi bị tổn thương do oxy hóa.

Một số nghiên cứu về vitamin C đang được tiến hành trên khắp thế giới để xác nhận vai trò của nó trong việc giảm thiểu COVID-19 và để hiểu rõ hơn về tiềm năng điều trị của nó. Người ta đã khuyến cáo rằng, những người thuộc nhóm nguy cơ cao về tử vong do COVID-19 nên được khuyến khích bổ sung Vitamin C hàng ngày.

Lựa chọn chế độ dinh dưỡng 3 bữa hoàn hảo

Để có một sức khỏe tốt bạn cần xây dựng một chế đồ ăn uống hợp lý. Thông thường một ngày khẩu phần ăn được chia làm 3 bữa sáng, trưa, tối, như vậy khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn được diễn ra tốt hơn.

che-do-1-13521141

Ảnh minh họa

Bữa sáng: Bữa sáng thường được coi là bữa ăn chính và quan trọng nhất trong ngày. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bữa sáng cần đảm bảo cung cấp đầy đủ bột mì (bánh mì, cơm, phở...), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa...), chất béo (bơ, dầu ăn...), vitamin và muối khoáng (rau, củ, quả...). Quan trọng nhất là bổ sung chất đạm, vì nó giúp cung cấp một lượng acid amin cần thiết, đặc biệt làm cho não bộ linh hoạt, mạnh khỏe.

Bữa trưa: Bữa trưa là bữa cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể nhất. Bữa trưa nên cung cấp đủ tinh bột, chất xơ, chất đạm. Bạn nên thường xuyên bổ sung cá vào khẩu phần ăn, bởi cá cung cấp nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể. Rau củ quả luôn là thực phẩm không thể thiếu.

Bữa tối: Bạn không nên ăn quá nhiều vào bữa tối, nên ăn đủ no và đúng giờ. Khi ăn bữa tối quá nhiều sẽ dẫn đến áp suất trong dạ dày tăng cao, dạ dày phải làm việc quá sức và năng lượng thừa rất dễ bị tích trữ lại, dẫn đến bệnh béo phì.

Ngoài ba bữa ăn chính trên bạn nên ăn thêm bữa phụ bằng cách uống 1 ly sinh tố mỗi ngày, sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Hoàng Ly T/H  
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ

Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ

Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.

Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư

Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư

Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.

Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm

Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm

Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.

5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ

5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ

Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.

5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa

5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa

Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.