Văn hóa

Chi tiêu thời bão giá như thế nào để tiết kiệm?

Thứ bảy, 24/08/2024, 16:02 PM

(NSMT) - Tuy mức lương cơ bản được điều chỉnh tăng nhưng do ảnh hưởng tiêu cực hậu Covid-19 nền kinh tế chưa kịp hồi phục, một bộ phận không nhỏ người lao động bị mất việc, giãn việc… kéo theo nhiều hệ lụy xã hội. Việc duy trì chất lượng bữa cơm gia đình đặt ra một bài toán khó cho người nội trợ trong bối cảnh một mặt bằng giá mới đã được thiết lập.

Chị N.T.T.A (36 tuổi) công nhân một công ty may bao bì ở Khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ) than: "Trước đây công ty tôi làm không hết việc, phải tăng ca liên tục. Nay chỉ đủ việc cho công nhân làm khoảng hơn 10 ngày một tháng và đừng mơ đến chuyện tăng ca, thu nhập của người lao động vì thế cũng sụt giảm nghiêm trọng. Đó là còn may mắn, nhiều nơi người lao động phải nghỉ không lương chờ việc, mà không biết phải chờ đến bao giờ? ".

Đưa chai dầu ăn loại dung tích 1 lít đang cầm trong tay lên, chị A nói tiếp câu chuyện: "Giá cả bây giờ tăng chóng mặt. Như chai dầu ăn này trước đây giá khoảng 24 - 25 ngàn, giờ tăng lên 42 ngàn nhưng vẫn phải bấm bụng mua chứ biết làm sao bây giờ? Tụi em có 2 con, chồng em làm nhân viên sale cho một cửa hàng điện máy, hưởng lương theo doanh số, thời buổi khó khăn người ta ít mua sắm nên thu nhập của chồng em hiện tại cũng bấp bênh. Là phụ nữ, em cố gắng lắm mới duy trì được chất lượng bữa cơm gia đình trong chừng mực có thể".

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Theo chị A, khi thắt ngặt chỉ mới nhận ra rằng mình có thể tiết kiệm nhiều hơn so với lúc bình thường nếu biết thu vén khéo. Ví dụ như nồi thịt heo nếu thêm vài miếng đậu hủ vào kho chung thì vừa lạ miệng, đỡ ngán và tiết kiệm. Hay nước luộc rau muống có thể thay canh nếu nặn chút nước chanh tươi và thêm ít gia vị.

Còn đối với chị N.T.A.N (39 tuổi) - nhân viên một công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng phục vụ trẻ sơ sinh ở quận Ninh Kiều thì lại chọn phương thức tiết kiệm chi tiêu bằng cách "đi chợ giá sỉ". Theo chị N, cùng một mặt hàng ta có thể mua với giá rẻ hơn bằng cách mua với số lượng nhiều. Chính vì thế chị N thường xung phong "đi chợ giùm" cho các chị em chung cơ quan theo cách gần giống những người bán hàng online, chỉ khác  là N chỉ nhận đơn hàng của người thân, bạn bè, đồng nghiệp vì chị phải còn dành thời gian cho công việc chính.

"Hàng hóa em mua số lượng nhiều với giá sỉ, ai cần em chia lại với giá bán lẻ cộng thêm phí ship. Tuy hơi cực một chút nhưng thời buổi khó khăn, tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó. Số tiền tiết kiệm được sẽ được dành trọn để nâng cao chất lượng bữa cơm gia đình. Chồng em sợ em cực nhưng em lại cảm thấy hạnh phúc về điều đó" - Chị N chia sẻ.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Hay như chị L.T.H (42 tuổi) giáo viên ở quận Cái Răng, nếu tự nấu buổi điểm tâm sáng cho cả gia đình sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều việc ra hàng quán mà lại đủ chất hơn.
Chị H kể: "Sáng nào tôi cũng dậy sớm, đi chợ mua xương heo, thịt bò về nấu mì, hủ tiếu, nui…cho chồng con ăn điểm tâm. Phần nước dùng còn thừa thì tôi bỏ vảo tủ lạnh, trưa về hâm nóng bỏ thêm rau củ vào là có ngay nồi canh ngon ngọt. Để chồng con ngon miệng, tôi thường xuyên thay đổi món cho bữa điểm tâm như: xôi mặn, cơm rang, phở…

Theo tôi, ngoài việc an toàn, tiết kiệm thì việc ăn sáng trong không gian gia đình đầm ấm sẽ tạo thêm động lực trước khi bước vào một ngày làm việc mới".

Còn anh T.N.K (38 tuổi) ở quận Ninh Kiều thì tâm sự: "Trước đây, tôi cho rằng đàn ông chỉ việc kiếm tiền là đã đủ trách nhiệm đối với gia đình. Nhiều khi tôi bỏ bữa cơm chiều ở gia đình gần cả tuần vì bận tiếp bạn bè, đối tác. Thời buổi kinh tế khó khăn, tiền bạc eo hẹp lại thêm chỉ thị cấm rượu bia khi tham gia giao thông nên tôi buộc phải bỏ dần thói quen này. Có thời gian dành cho gia đình nhiều hơn, tôi mới thấu hiểu nỗi lo toan, nhọc nhằn trong công việc nội trợ mà vợ tôi đang gánh vác. Sau này dù đời sống kinh tế có khấm khá hơn tôi vẫn muốn duy trì lối sống này vì suy cho cùng, gia đình mới là điều quí giá nhất trong cuộc đời của mỗi con người".

Khi nền kinh tế vượt qua khó khăn hậu Covid-19, bắt đầu hồi phục và phát triển bền vững, người ta cũng sẽ thích nghi dần với mặt bằng giá mới. Điều đọng lại sẽ là kỹ năng nhìn nhận lại bản thân, tự điều chỉnh hành vi, lối sống để phù hợp với hoàn cảnh thực tại của mỗi con người, mỗi gia đình.

Thuỵ Vũ  
Yêu thương bản thân để sống vui, sống khỏe

Yêu thương bản thân để sống vui, sống khỏe

(NSMT) - Dẫu bận rộn, nhiều phụ nữ vẫn cố gắng sắp xếp, cân bằng giữa công việc, gia đình và nghỉ ngơi, thư giãn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Các chị thể hiện tình yêu bản thân bằng sự quan tâm đến cảm xúc cá nhân, nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn, xây dựng lối sống lành mạnh. Những thói quen tốt giúp các chị tái tạo năng lượng tích cực, vui vẻ, lạc quan, khỏe đẹp hơn…

Hơn 150 vận động viên tranh tài sôi nổi tại Giải đua vỏ Composite TP Cần Thơ mở rộng

Hơn 150 vận động viên tranh tài sôi nổi tại Giải đua vỏ Composite TP Cần Thơ mở rộng

(NSMT) - Ngày 30/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ tổ chức Giải đua vỏ Composite TP. Cần Thơ mở rộng năm 2024. Tham gia giải có 164 vận động viên thuộc 9 tỉnh, thành phố.

Tất cả đã sẵn sàng cho đêm chung kết Hội thi Nét đẹp Áo bà ba Xưa và Nay năm 2024

Tất cả đã sẵn sàng cho đêm chung kết Hội thi Nét đẹp Áo bà ba Xưa và Nay năm 2024

(NSMT) - Sau 3 tháng tạm hoãn, vòng chung kết Hội thi Nét đẹp Áo bà ba Xưa và Nay lần II năm 2024 đã trở lại, hứa hẹn với nhiều phần thi đầy hấp dẫn.

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.

Những “bông hoa khuyết”  tỏa sáng trên đường chạy

Những “bông hoa khuyết” tỏa sáng trên đường chạy

(NSMT) - “Những đoá hoa khuyết” phá rào cản, vượt qua giới hạn bản thân để tỏa sáng trên đường chạy “Bước chân hòa nhập 2024” – Mùa 2 do Hội Người khuyết tật TP. Cần Thơ (CAPD) tổ chức.

Giải trí ảo, hậu quả thật

Giải trí ảo, hậu quả thật

Hiện nay, sử dụng mạng xã hội là hình thức giải trí phổ biến, nhất là đối với chị em phụ nữ. Các chị lên mạng cập nhật kiến thức, mở rộng quan hệ, kết giao bạn bè, nhiều chị đầu tư viết nội dung, xây dựng hình ảnh trên trang cá nhân thật lung linh để có like… Và rồi không ít trường hợp bị các thiết bị công nghệ cùng thế giới ảo chi phối quá mức, xao nhãng trách nhiệm đối với người thân, gây bao hệ lụy…

Đôi chân từng chạy loạt sự kiện lớn, bất ngờ sau 6 tháng phải sống nhờ... chống nạng

Đôi chân từng chạy loạt sự kiện lớn, bất ngờ sau 6 tháng phải sống nhờ... chống nạng

(NSMT) - Sống một mình trong căn trọ nhỏ cặp khu dân cư Bình Nhựt, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ, chàng trai Dương Hữu Nghĩa (32 tuổi, ngụ tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) từng là đôi chân chạy hàng loạt các sự kiện lớn nhỏ ở miền Tây, bất ngờ gặp "bạo bệnh" với di chứng "Viêm hoại tử chỏm xương đùi", khiến việc đi lại với anh giờ đây trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.